Hoàn thiện phápluật vềxử phạt hành chính lĩnh vựchàng không dân dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở việt nam hiên nay (Trang 93 - 94)

2.2.2 .Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lývi phạm hành chínhtrong

3.2.1. Hoàn thiện phápluật vềxử phạt hành chính lĩnh vựchàng không dân dụng

chính trong lĩnh vựchàng không dân dụng

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về xử phạt hành chính lĩnh vực hàng không dân dụng không dân dụng

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thời gian qua vấn đề xử lýVPHC trong lĩnh vực HKDD Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ trong công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các VPHC ở nước ta, giữ vững ổn định, trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, ngành HKDD nói riêng.Với vai trò Hàng không dân dụng là một ngành quan trọng, đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển của đất nước, thúc đẩy giao thương và du lịch, sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. HKDD cũng là hoạt động đặc thù có tầm quan trọng đặc biệt do ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng bởi vậy việc tuân thủ nghiêm đến quy tắc quản lý là yêu cầu chặt chẽ trước tiên với ngành HKDD Việt Nam . Xử lý vi phạm hành chính trong HKDD ko chỉ tác động đến giao thông, phát triển kinh tế mà trực tiếp bảo vệ an ninh, an toàn tính mạng và tài sản con người bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật uy tín của nhà nước.

Xuất phát từ những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật cũng như từ thực tiễn hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao. Việc hoàn thiện pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD cũng như tổ chức thực hiện là một yêu cầu tất yếu khách quan và cấp bách trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Trước hết, khẩn trương, kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Xử lý VPHC; tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật còn bất cập để kịp thời sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp tình hình thực tiễn ngoài ra các vấn đề bất cập được kiến nghị cụ thể như sau:

- Bổ sung quy chế phối hợp giữa Cục Hàng không Việt Nam và Cục Quản lý xuất nhập cảnh về: quản lý, giám sát đối với các đối tượng đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; chế tài đối với đối tượng người nước ngoài không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đã xuất cảnh về nước. (trên cơ sở Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014).

- Tại Điều 75 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thi hành quyết định xử phạt VPHC trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản cần: Xây dựng chế tài chi tiết, cụ thể đối với trường hợp người nước ngoài VPHC trong phạm vi điều chỉnh của Luật Xử lý VPHC năm 2012 chưa thi hành quyết định xử phạt mà đã xuất cảnh (đối với những đối tượng đã vi phạm và có thể nhập cảnh trở lại Việt Nam).

- Đối với Nghị định số 162/2018/NĐ-CP ngày 30/11/2018 của Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực HKDD cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, khái niệm giải thích hành vi, bao quát điều chỉnh đầy đủ hành vi sát với thực tiễn.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở việt nam hiên nay (Trang 93 - 94)