Phương hướng xử lývi tronglĩnh vựchàng không dân dụngở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở việt nam hiên nay (Trang 87 - 93)

2.2.2 .Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

3.1. Phương hướng xử lývi tronglĩnh vựchàng không dân dụngở Việt Nam

3.1. Phương hướng xử lý vi trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở Việt Nam Việt Nam

Trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt điều chỉnh thì mục tiêu chính đến năm 2030, thị trường vận tải hàng không Việt Nam đứng trong nhóm bốn quốc gia hàng đầu ASEAN về sản lượng vận chuyển. Sau chín năm triển khai, vị trí, vai trò của ngành hàng không được củng cố và phát triển. Điều này đóng góp quan trọng cho sự phát kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước.

Quy hoạch mới tập trung giải quyết những vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh về quan điểm, chỉ tiêu phát triển; mạng đường bay; đội tàu bay; mạng cảng hàng không; quản lý, bảo đảm hoạt động bay; doanh nghiệp hàng không; nguồn nhân lực và cơ sở đào tạo; công nghiệp hàng không; bảo vệ môi trường. Quy hoạch mới sẽ tạo nên khung pháp lý cao hơn và có ảnh hưởng tích cực, tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới, hội nhập toàn diện, phát triển bền vững. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo dựng hình ảnh của ngành hàng không Việt Nam trên trường quốc tế. Qua đó, mang lại hiệu quả phát triển chính trị-kinh tế-xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh của đất nước, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn phát triển mới.Ngoài ra, điều chỉnh một số chỉ tiêu phát triển của các lĩnh vực vận tải hàng không, cảng hàng không và quản lý bảo đảm hoạt động bay; bổ sung một số mục tiêu để phù hợp với định hướng phát triển.

Quy hoạch mới cũng điều chỉnh về số lượng cảng hàng không và thời gian đưa vào khai thác hợp lý hơn để nâng cao hiệu lực, hiệu quả khai thác; cải thiện giao thông kết nối liên vùng và quốc tế, quốc nội; hỗ trợ phát triển

các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch. Cụ thể, đến năm 2020 từ 26 cảng hàng không (theo quy hoạch cũ) còn 23 cảng hàng không (theo quy hoạch điều chỉnh); trong đó, duy trì số lượng 10 cảng hàng không quốc tế. Đến năm 2030 từ 26 cảng hàng không (theo quy hoạch cũ) tăng lên 28 cảng hàng không (theo quy hoạch mới); trong đó, số lượng cảng hàng không quốc tế tăng từ 10 lên 13. Bổ sung các cảng hàng không (Phan Thiết, Quảng Trị, Thọ Xuân, Lai Châu) vào quy hoạch mạng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không tới các địa phương có cảng hàng không được dự báo sẽ tăng mạnh; thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với tăng cường tiềm lực quân sự quốc phòng, tăng cường hiệu quả công tác khẩn nguy, cứu nạn, đường bay nội vùng liên vùng trong hệ thống mạng cảng

Việc điều chỉnh quy hoạch đội tàu bay dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam, mạng đường bay, định hướng tần suất khai thác, mục tiêu tăng trưởng thị trường, nhu cầu khai thác thị trường và đảm bảo khả năng đáp ứng của kết cấu hạ tầng hàng không; kế hoạch phát triển và năng lực thông qua các cảng hàng không; tiêu chuẩn, năng lực và kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng hàng không

Thời gian qua, ngành hàng không phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Chỉ tính riêng giai đoạn 2010-2017, thị trường vận tải hàng không Việt Nam đạt 16,64%/năm về hành khách, 14%/năm về hàng hoá. Tổng sản lượng thông qua các cảng hàng không đạt 16,91%/năm về hành khách, 13%/năm về hàng hóa. Sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt 17,3%/năm về hành khách, 8%/năm về hàng hóa. Sản lượng điều hành bay đạt 12%/năm.

Với kế hoạch và mục tiêu phát triển của ngành HKDD Việt Nam, dự báo trong thời gian tới ngành HKDD Việt Nam sẽ có nhiều phát triển, đi kèm với những thách thức không chỉ về hạ tầng mà còn về số lượng khách hàng, tính chất, mức độ tham gia quan hệ HKDD và VPHC.Lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không ngày càng tăng, đa dạng nhiều thành phần, đặc biệt

là tốc độ phát triển nhanh của các hãng hàng không giá rẻ, đa số đối tượng hành khách ít đi tàu bay, trình độ nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về HKDD còn hạn chế; hàng nghìn phương tiện, trang thiết bị mặt đất, đội ngũ lao động lớn làm việc 24/24h.

Thực tế cho thấy cùng với sự phát triển của HKDD Việt Nam, số lượng các VPHC cũng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, các Cảng hàng không, sân bay là môi trường rất dễ phát sinh các hành vi VPHC. Các loại hành vi vi phạm phổ biến: hành hung nhân viên hàng không, hành khách, người khác tại cảng hàng không sân bay; trộm cắp trong cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay…

Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngành, nhất là trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng. Do đó, các chính sách, pháp luật của Việt Nam cũng cần tính đến giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực HKDD, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành HKDD Việt Nam

Chất lượng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD được hiểu là việc xử lý được kịp thời, thông suốt và bảo đảm được trật tự an ninh, an toàn hàng không ....như vậy sẽ phụ thuộc vào nguồn lực, năng lực của chủ thể có thẩm quyền xử lý để đảm bảo cho pháp luật được triển khai tốt, phát huy hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật xử lý VPHC đồng bộ, có chất lượng, nâng cao dân trí, bảo đảm sự tôn trong luật lệ, ứng xử văn minh nơi công cộng và đầu tư phù h ợp về cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD. Nhà nước chủ trương hội nhập, phát triển, nhất là hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, ngành HKDD có sự tham gia của các tập đoàn tư nhân, các hãng hàng không đang phát triển mạnh. Theo đó ngành kinh tế vận tải hàng không mở thêm nhiều tuyến bay, đến với nhiều quốc gia, nhiều thị trường trên thế giới...đó là lý do tất yếu sự gia tăng các hành vi vi phạm pháp luật khi tham gia quan hệ HKDD của các chủ thể. Các vấn đề về quốc tịch máy bay, môi trường, an ninh hàng khôngđặt

ra nhiều thách thức đòi hỏi phải nâng cao chất lượng xử lý VPHC để đáp ứng yêu cầu phát triển của HKDD trong tình hình mới.

Trước yêu cầu đó, để bảo đảm chất lượng xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD trong thời gian tới, Theo tác giả cần phải theo những định hướng sau:

Thứ nhất, phòng ngừa vi phạm luôn đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đắc lực của luật pháp và chỉ có trên cơ sở quy định của luật pháp mới có thể xác định đúng đắn được hành vi ứng xử của mình. Luật HKDD được thông qua từ ngày 29/6/200-6, nhưng phải một năm sau chúng ta mới có Nghị định 91/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực HKDD. Tuy nhiên, văn bản này vừa ra đời đã bộc lộ những hạn chế nhất định, nếu như không muốn nói rằng văn bản vừa ra đời đã lạc hậu, thiếu tính kịp thời, đồng bộ gây lúng túng trong xử lý các VPHC trong lĩnh vực HKDD vốn đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi phạm. Sau khi có Nghị định số 162/2018/NĐ-CPngày 30/10/2018 Quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực HKDD, chưa bao quát điều chỉnh đầy đủ hành vi, hành vi điều chỉnh chưa sát với thực tiễn. Việc xác định hành vi VPHC thường không chú trọng yếu tố căn cứ cấu thành hành vi VPHC nên việc xác định hành vi VPHC trong lĩnh vực HKDD dễ mang tính cảm tính và bất đồng quan điểm giữa các lực lượng chức năng tham gia công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực HKDD

Thứ hai:Phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm quy định về mức phạt cho phù hợp với yêu cầu phát triển cũng như yêu cầu về an ninh, an toàn hàng không.

Hiện nay mức xử phạt đối với các hành vi VPHC theo quy định hiện hành còn thấp so với yêu cầu phòng ngừa và sự phát triển kinh tế, xã hội, các biện pháp xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả trong nhiều trường hợp không thực hiện được. Theo quy định mức xử phạt đối với hành vi VPHC về HKDD hiện nay cao nhất là 100 triệu đồng thì đối với những doanh nghiệp thì số tiền phạt đó không đáng là bao, doanh nghiệp thà chịu xử phạt còn hơn là

ngừng hoạt động và như vậy họ sẽ chọn phương pháp vẫn tiếp tục vi phạm để duy trì hoạt động.

Thứ ba, cải cách thủ tục xử phạt vi phạm hành chính sao cho đơn giản, rõ ràng, hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân nhưng không làm bó tay các cơ quan có thẩm quyền xử phạt VPHC; bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, cơ quan, đơn vị, tổ chức. Xác lập cơ chế giám sát, kiểm tra chặt chẽ nhằm ngăn chặn kịp thời và phòng ngừa các vi phạm từ phía các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước thi hành công vụ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực HKDD.

Hoạt động thanh tra về HKDD thường được tổ chức theo đợt (định kỳ) và chỉ là một nội dung trong thanh tra, kiểm tra (cùng với các nội dung khác như: an toàn lao động, chế độ tiền lương...) nên hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị vi phạm thường chuẩn bị kế hoạch đối phó, nội dung thanh tra về HKDD không được bao quát và đầy đủ. Do vậy, kết quả thanh tra và xử lý vi phạm thường phản ánh không hết tình hình vi phạm pháp luật HKDD trên thực tế.

Thứ tư, phối hợp chặt chẽ công tác giải quyết các VPHC giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, giữa các cơ quan quản lý nhà nước và Thanh tra chuyên ngành về HKDD. Thẩm quyền xử phạt VPHC đã quá rõ ràng tuy nhiên đại đa số các quyết định xử phạt đều do thanh tra lao động, nhưng lực lượng này quá ít ỏi. Do vậy, các cuộc thanh tra về lĩnh vực HKDD còn rất hạn chế, việc theo dõi, đôn đốc thực hiện quyết định xử phạt hầu như “bỏ ngỏ”. Các kiến nghị của cơ quan HKDD sau kiểm tra thường chậm được thực hiện do phải chờ ý kiến của các ngành chức, nhiều khi chờ đợi quá lâu, không có ý kiến phản hồi làm cho việc giải quyết các vi phạm chậm theo, thậm chí ách tắc làm tăng mức độ phức tạp của vụ việc.

Thứ năm, quy định cơ chế truy cứu trách nhiệm cá nhân trong trường hợp xử lý VPHC các đơn vị, tổ chức. Hiện nay, mức độ vi phạm Luật HKDD của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong việc đóng HKDD ngày càng lớn

với các hành vi tái phạm nhiều lần, làm ảnh hưởng trực tiếp tới ngành HKDD. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không quy định trách nhiệm hành chính đối với những hành vi của các cá nhân trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm đó. Nhiều quy định vẫn chung chung khó áp dụng chế tài trên thực tế: “Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ

luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Thêm nữa cho đến nay Việt Nam chưa

có quy định trách nhiệm cá nhân trong pháp nhân VPHC trong lĩnh vực HKDD. Do vậy, trong trường hợp xử lý VPHC đối với các pháp nhân, cần phải quy định cụ thể về việc truy cứu trách nhiệm hành chính những cá nhân trong pháp nhân có lỗi khi để xảy ra vi phạm. Sau khi có quyết định xử lý đối với pháp nhân cần tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan để có hình thức xử lý thích hợp. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc cứ mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần vì hành vi và lỗi của pháp nhân chính là lỗi tổng hợp bao hàm hành vi và lỗi của nhiều cá nhân. Trong đó, có những cá nhân có hành vi và lỗi rõ ràng có thể cấu thành hành vi và lỗi độc lập nên có thể xử lý VPHC đối với những cá nhân đó.

Thứ sáu, xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ trong xử lý VPHC trong công tác đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm nói chung và lĩnh vực HKDD nói riêng, nhằm giảm thiểu những tác động xấu do hành vi VPHC về HKDD gây ra, để bảo đảm sự phát triển, bảo đảm an ninh, an toàn của ngành HKDD; trong khi áp dụng các biện pháp xử lý VPHC không mang lại hiệu quả cao như mong muốn cần thiết phải có cơ chế để ngành HKDD tiến hành việc khởi kiện các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm về HKDD ra toà án dân sự.

Như vậy, mặc dù đã có quy định của pháp luật về xử phạt VPHC đối với những hành vi VPHC về HKDD nhưng qua phân tích thực trạng về VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD cho thấy còn nhiều bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật. Điều này dẫn đến hiệu quả của công tác đấu tranh phòng

ngừa vi phạm pháp luật HKDD không cao. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về VPHC và xử phạt VPHC lĩnh vực HKDD.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vựchàng không dân dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở việt nam hiên nay (Trang 87 - 93)