Nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở việt nam hiên nay (Trang 94 - 98)

2.2.2 .Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lývi phạm hành chínhtrong

3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực

Những quy định về hành vi vi phạm hành chính và các chế tài xử lý VPHC về HKDD đã đóng vai trò tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về HKDD. Thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật HKDD, cơ quan có thẩm quyền đã kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi VPHC về HKDD, đồng thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm có thể xảy ra trong tương lai. Việc áp dụng các chế tài hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm đã tác động phần nào đến ý thức chấp hành pháp luật về HKDD của các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên trong thực tế, pháp luật VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD hiện hành cũng như hoạt động tổ chức thực hiện còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập sau:

Sau gần 10 năm thực hiện Pháp luật xử lý vi phạm hành chính mặc dù được nghiên cứu, hoàn thiện và sửa đổi nhiều lần vẫn bộc lộ những hạn chế cần được nghiên cứu, khắc phục như sau: Một số hành vi VPHC còn quy định chung chung, mang tính định tính nên khó xác định và áp dụng trong thực tế. Hình thức xử phạt chưa phong phú, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc đấu tranh phòng, chống VPHC trong tình hình mới. Việc quy định cụ thể mức phạt tiền tối đa đối với từng lĩnh vực tuy rõ ràng và dễ áp dụng, nhưng lại dễ bị lạc hậu khi mà nền kinh tế - xã hội luôn luôn phát triển. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính còn thiếu các quy định để đảm bảo tính dân chủ, chính xác, khách quan trong quá trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc xử phạt… Chính vì vậy, việc xây dựng và ban hành một văn bản luật về xử lý VPHC có tính chất là “luật khung”, quy định những vấn đề cơ bản, cụ thể về xác định các hành vi vi phạm và xử lý VPHC như nguyên tắc xử phạt, thẩm quyền xử phạt, hình thức xử phạt, thủ tục xử phạt… là nhu cầu cần thiết. Trên cơ sở những thay đổi của “luật khung” đó, pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD cũng cần phải được hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp.

Qua nghiên cứu thực trạng, diễn biến của vi phạm pháp luật trong lĩnh vực HKDD cho thấy, các hành vi xâm hại quan hệ HKDD là một trong những hành vi xảy ra phổ biến và hiện đang là vấn đề được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta hiện nay, các thiệt hại do các hành vi đó gây ra có chiều hướng ngày càng gia tăng và nghiêm trọng. Là nguy cơ gây bất ổn cho xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân lao động vào chính sách HKDD của Đảng và Nhà nước. Trong khi đó, hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD hầu hết (nếu không nói là tuyệt đại đa số) đều được tiến hành trên cơ sở các cuộc thanh tra về HKDD nhưng hoạt động thanh tra về HKDD hiện nay chưa bao quát được hết mọi khía cạnh, chất lượng thanh tra chưa đảm bảo, hoạt động thanh tra không được tiến hành thường xuyên. Do đó, không thể tránh khỏi rất nhiều trường hợp VPHC về HKDD trên thực tế không bị phát hiện và xử lý. Mức xử phạt thấp, biện pháp khắc phục hậu quả,

hình thái bổ sung còn nhiều bất cập không đủ sức răn đe, làm giảm vai trò của chính sách pháp luật. Đây là những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra cho việc xem xét, hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử VPHC trong lĩnh vực HKDD trong thời gian tới.Chịu ảnh hưởng từ những quy định của Pháp lệnh xử phạt VPHC, nội dung các quy định hiện hành của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD cũng có những hạn chế, bất cập tương tự đó là: Quy định hành vi VPHC về HKDD chưa cụ thể, mức xử phạt thấp; phân cấp thẩm quyền xử phạt giữa các chức danh trong lĩnh vực HKDD chưa hợp lý dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất; quy định các hình thức xử phạt chính vẫn chưa đủ đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về HKDD trong giai đoạn hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu nói trên cần thiết phải tiến hành các vấn đề sau:

Thứ nhất, xác định lại tính chất và cách áp dụng hình thức phạt cảnh cáo. Một yêu cầu đặt ra là cần phải giải thích và quy định rõ ràng về điều kiện áp dụng để thuận lợi cho việc áp dụng đối với hình thức cảnh cáo. Để xác định vi phạm lần đầu hay không, cơ quan có thẩm quyền phải thiết lập cơ sở dữ liệu một cách công khai, minh bạch về những trường hợp VPHC trong lĩnh vực HKDD. Căn cứ vào đó, người có thẩm quyền có thể xử phạt chính xác, khách quan.

Nếu phạt cảnh cáo được áp dụng thật nghiêm túc và theo đúng quy định pháp luật thì nó không chỉ có tính giáo dục cao mà còn đạt mục đích phòng ngừa đối với người vi phạm và những người xung quanh. Người có thẩm quyền khi áp dụng hình thức này cần giải thích rõ giúp cho người vi phạm hiểu và nhận thức được nguy cơ bị áp dụng các biện pháp khác có mức độ nghiêm khắc hơn nếu tái phạm. Để tăng cường hơn nữa tính răn đem giáo dục của hình thức phạt cảnh cáo, cần phải bổ sung thêm một số quy định như: cá nhân khi bị áp dụng hình thức phạt cảnh cáo sẽ bị gửi thông báo cho chính quyền địa phương hay cơ quan nơi người đó cư trú, làm việc. Hoặc công khai thông tin về các đơn vị trốn đóng, nợ tiền đóng HKDD trên các phương tiện

thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh hoặc báo, tạp chí… hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan, tổ chức người đó đang làm việc. Làm như vậy đối tượng vi phạm sợ sự lên án của những người xung quanh, và do vậy hình thức xử phạt cảnh cáo sẽ thực sự đạt được mục đích, không chỉ nhằm vào đối tượng vi phạm mà còn có ý nghĩa phòng ngừa đối với các đối tượng khác.

Thứ hai,nghiên cứu, thay đổi và hoàn thiện mức xử phạt

Đối với hình thức xử phạt tiền, đây là một biện pháp có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống VPHC. Tuy nhiên, trước những hạn chế đã phân tích ở trên, cần có giải pháp hoàn thiện hình thức này. Trước hết, cần quy định hợp lý hơn về khung tiền phạt và mức phạt tiền. Khung tiền phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm từ thấp đến cao và khung tiền phạt không nên quá rộng và cách xa nhau. Để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, tránh sự lạc hậu của các quy định pháp luật, mức phạt tiền không nên quy định theo số tiền cụ thể mà nên theo một con số tỷ lệ với mức tiền do vi phạm mà có. Cách thức này đảm bảo quy phạm sẽ có giá trị lâu dài, không phải sửa đổi nhiều do sự thay đổi của nền kinh tế.

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về HKDD hiện nay không quá mức phạt tối đa theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính. Với mức xử phạt tối đa là 100 triệu đồng vẫn là quá nhẹ, trong khi thiệt hại do hành vi VPHC là quá lớn. Có thể thấy rằng, mức tiền phạt này không phù hợp với tính chất của hành vi vi phạm trong trường hợp đó. Vì vậy, Có thể xem xét theo hướng, mức phạt vi phạm được tính tỷ lệ % với số tiền vi phạm như quy định của một số nước trên thế giới. Ví dụ: Ở Mông Cổ mức phạt tới 50% thiệt hại do vi phạm gây ra.

Thứ ba,trước thực trạng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thanh tra và xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực HKDD hầu như chưa chủ động xử lý các vụ vi phạm. Để đảm bảo hoạt động thanh tra, kiểm tra đạt được hiệu quả mong muốn, cần sửa đổi Điều 10 Luật HKDD, đồng thời bổ sung quy định về thẩm quyền phạt VPHC trong lĩnh vựcHKDD trong Nghị định số

162/2018/NĐ-CP ngày 03/10/2018 của Chính phủ theo hướng quy định chức năng thanh tra cho cơ quan thuộc Chính phủ có hoạt động đặc thù như cơ quan HKDD được thành lập thanh tra chuyên ngành về HKDD đáp ứng được yêu cầu thanh tra, kiểm tra và xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD được kịp thời, qua đó góp phần hạn chế những hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động HKDD.

Thứ tư,nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của hệ thống pháp luật về chế tài xử phạt. Qua phân tích thực tiễn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, có thể thấy hệ thống pháp luật của chúng ta thiếu các chế tài xử phạt đủ mạnh và đồng bộ. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là phải cụ thể hóa quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật HKDD và khi đã xác định những hành vi vi phạm luật ở mức độ là tội phạm phải có chế tài xử phạt tương ứng. Tuy nhiên, sai phạm lớn nhất, kéo dài và gây bức xúc nhất đối với ngành HKDD cũng như cơ quan quản lý nhà nước phải kể đến là hành vi vi phạm liên quan đến sự phát triển, an toàn, an ninh của HKDD thì chưa hề bị coi là tội phạm cũng như bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nguyên nhân là do chúng ta chưa có quy định cụ thể trong việc xác định tội phạm chuyên biệt trong lĩnh vực HKDD cả ở Luật HKDD và ở Bộ Luật Hình sự. Bộ Luật Hình sự xác định đối tượng là cá nhân, tuy nhiên những vi phạm về HKDD có cả pháp nhân và cá nhân. Có thể tham khảo nội dung này qua luật pháp về HKDD ở một số nước trên thế giới

3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, thanh tra viên làm công tác xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực hàng không dân dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở việt nam hiên nay (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)