Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, thanh tra viên làm công tác xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở việt nam hiên nay (Trang 98 - 100)

2.2.2 .Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lývi phạm hành chínhtrong

3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, thanh tra viên làm công tác xử lý

Có thể nói, năng lực, trình độ của các lực lượng liên quan đến công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD hiện nay mới chỉ đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ chứ chưa thể hoàn thành nhiệm vụ ở mức hiệu quả cao. Vì vậy, cần tiếp tục củng cố và hoàn thiện bộ máy làm công tác thanh tra, kiểm tra từ Trung ương đến địa phương, từ Ngành HKDD đến hệ thống kiểm tra của ngành HKDD. Tiếp tục rà soát số lượng đội ngũ cán bộ, viên chức trực tiếp

tham gia công tác kiểm tra giám sát nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về biên chế trong công tác xử phạt VPHC lĩnh vực HKDD.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức: Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng; chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xử lý vi phạm. Kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức đào tạo không chính quy, đào tạo trong nước và nước ngoài về kiến thức pháp luật hành chính.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, viên chức trực tiếp tham gia công tác xử phạt VPHC: Tăng cường các biện pháp giáo dục cho cán bộ, viên chức về tinh thần trách nhiệm, ý thực tận tâm, tận tụy với công việc.

- Ban hành và thực hiện nghiêm quy chế công vụ, công khai hóa hoạt động xử phạt VPHC, nâng cao trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, viên chức…

-Đội ngũ thanh tra viên cần được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Cần xây dựng cơ chế phân vùng quản lý và cơ chế trách nhiệm cho thanh tra viên. Đây là áp lực lớn đối với thanh tra viên nhưng là việc phải thực hiện nếu muốn công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD hiệu quả cao.

Về phía ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, cũng cần tăng cường chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra theo kế hoạch, theo chuyên đề của các Ban Nghiệp vụ, Ban Kiểm tra đối với HKDD các địaphương. Thực hiện phân công cán bộ chuyên quản để có điều kiện sâu sát với tình hình hoạt động kiểm tra của địa phương nhằm đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc kịp thời trong nghiệp vụ kiểm tra. Nghiên cứu và tổ chức thường xuyên, kịp thời các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ trong công tác thanh tra, kiểm tra, tham gia tố tụng tại Toà án trong toàn hệ thống: tổng kết, phổ biến kinh nghiệm thực tiễn. Về phía HKDD các tỉnh, thành phố: Cán bộ kiểm tra tại địa phương là người sâu sát và hiểu biết nhất những diễn biến của công tác quản lý, thông qua việc thực hiện chức năng kiểm tra sẽ phát hiện những bất cập của văn bản, những kẽ hở trong công tác quản lý để phản ánh, kịp thời đề xuất những biện pháp quản lý có

hiệu quả, phù hợp với thực tiễn. Hoạt động kiểm tra của 63 tỉnh, thành phố nếu phát huy tốt giúp Lãnh đạo các địa phương chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời những tồn tại, sai phạm ngay trên địa bàn quản lý.

3.2.4. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về hàng không về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở việt nam hiên nay (Trang 98 - 100)