Trƣớc tiên cần định nghĩa XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhằm mục đích giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình.
Đầu tiên cần phân biệt rõ chủ thể xử lý của lĩnh vực hôn nhân và gia đình với các lĩnh vực khác. Vì hoạt động XLVPHC là một hoạt động rộng khắp, có quy mô lớn bao trùm mọi quan hệ xã hội. Tùy theo mỗi loại vi phạm mà có các chủ thể xử lý theo thẩm quyền khác nhau đƣợc quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Và theo đó có thể thấy trên thực tế số lƣợng các chủ thể có thẩm quyền XLVPHC là rất nhiều, bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao quyền, thay mặt Nhà nƣớc tiến hành xử lý các cá nhân vi phạm. Vì vậy việc xác định chủ thể xử lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình là rất quan trọng.
Chủ thể có thẩm quyền xử lý trong lĩnh vực này là Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp. Dƣới Chủ tịch UBND có các cán bộ tƣ pháp giúp việc trực tiếp xử lý công việc. Chủ tịch UBND sẽ là ngƣời chịu trách nhiệm ký ban hành quyết định xử phạt VPHC. Tùy theo từng hành vi vi phạm đƣợc quy định mà từ đó xác định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND các cấp. Chẳng hạn, theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP thì Chủ tịch UBND:
- Cấp xã có thể phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 3.000.000 đồng.
- Cấp huyện có thể phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 15.000.000 đồng, áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả với một số hành vi vi phạm.
- Cấp tỉnh có thể phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30.000.000 đồng, áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả với một số hành vi vi phạm. [21]
Khi đã xác định đƣợc rõ ràng chủ thể vi phạm và hành vi vi phạm thì Chủ tịch UBND có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử lý vi phạm và hình thức xử phạt đối với ngƣời vi phạm.