gia đình
XLVPHC trong mọi lĩnh vực đều có một quy trình rõ ràng và cụ thể, lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng nhƣ vậy. Mọi hành vi VPHC phải đƣợc phát hiện kịp thời theo đó việc xử lý phải đƣợc tiến hành nhanh chóng, kiên quyết, triệt để, xử lý đúng ngƣời, đúng vi phạm, đúng pháp luật, góp phần giữ vững trật tự trị an, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cƣờng thƣợng tôn pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc.
Đầu tiên phải xét cá nhân, tổ chức có vi phạm thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình theo quy định của pháp luật hay không. Khi đã xác định đƣợc vi phạm thì căn cứ theo các văn bản pháp luật hiện hành sẽ thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
- Đầu tiên là lập biên bản VPHC, có hai trƣờng hợp có lập biên bản hoặc không lập biên bản:
Áp dụng XPVPHC không lập biên bản đối với trƣờng hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân và 500.000 đối với tổ chức và ngƣời lập biên bản phải ra quyết định XPVPHC tại chỗ. Quyết định XPVPHC tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân hoặc tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của ngƣời ra quyết định xử
phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật đƣợc áp dụng. Trƣờng hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức phạt tiền.
Tiến hành lập biên bản và lập thành hồ sơ XPVPHC đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức VPHC không thuộc trƣờng hợp quy định không phải lập biên bản nêu trên. Việc XPVPHC có lập biên bản phải đƣợc ngƣời có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ XPVPHC. Hồ sơ phải có đầy đủ biên bản VPHC, quyết định xử phạt hành chính (XPHC), các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải đƣợc đánh bút lục, tiến hành lƣu trữ theo quy định của pháp luật về lƣu trữ.
Nếu nhƣ hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức không thuộc các trƣờng hợp do pháp luật quy định coi đó là VPHC thì không tiến hành xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đó. Nhƣ vậy là không có cơ sở pháp lý để áp dụng biện pháp, mức xử phạt cụ thể đối với cá nhân, tổ chức vi phạm và cũng không có căn cứ để coi đó là hành vi VPHC.
- Sau khi lập biên bản VPHC, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản thì ngƣời có thẩm quyền xử phạt phải ra Quyết định xử phạt. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trƣờng hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trƣờng hợp giải trình (Theo Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính [36]) thì thời hạn ra quyết định là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Đối với những vụ việc phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì ngƣời có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc mà ở lĩnh vực này là cán bộ tƣ pháp phải báo cáo thủ trƣởng trực tiếp là Chủ tịch UBND của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản và không đƣợc quá 30 ngày.
- Khi đã ra quyết định xử phạt và giao cho ngƣời vi phạm để thực hiện nếu ngƣời vi phạm chống đối không thực hiện theo quyết định thì Chủ tịch UBND có quyền ra Quyết định cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt qua đó ghi rõ biện pháp cƣỡng chế đƣợc áp dụng; thời gian và địa điểm tổ chức
cƣỡng chế; họ, tên cá nhân hoặc tổ chức bị cƣỡng chế; ghi rõ tên, chức vụ ngƣời thi hành quyết định và cơ quan phối hợp cƣỡng chế nếu có.
Nhƣ vậy các quy trình xử lý VPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình đƣợc thực hiện bởi các cán bộ tƣ pháp thuộc UBND và phải báo cáo trực tiếp với Chủ tịch UBND trong quá trình thực hiện công việc mình đƣợc giao. Đối với những trƣờng hợp không cần lập biên bản cán bộ tƣ pháp có quyền ra quyết định theo thủ tục xử phạt không lập biên bản. Đối với trƣờng hợp có lập biên bản thì Chủ tịch UBND sẽ là ngƣời ra quyết định xử phạt, ký ban hành.
Khi đã xác định đƣợc lỗi, hành vi của cá nhân, tổ chức VPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thì phải xét tính chất, mức độ vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân của ngƣời vi phạm để áp dụng mức xử phạt phù hợp. Việc xác định tính chất, mức độ vi phạm là rất quan trọng để làm căn cứ khi xem xét, quyết định mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý.
Việc xác định tính chất, mức độ là để phân biệt các trƣờng hợp vi phạm. Ví dụ nhƣ vi phạm quy định về giám hộ trong đó có hành vi: “lợi dụng việc đăng ký giám hộ để trục lợi” và “lợi dụng việc đăng ký giám hộ để xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động” trong đó lợi dụng việc đăng ký giám hộ là hành vi vi phạm tƣơng đƣơng nhau nhƣng lợi dụng việc đó để trục lợi thì tính chất, mức độ sẽ ít nghiêm trọng hơn so với việc lợi dụng để xâm phạm tình dục hoặc bóc lột sức lao động. Việc xâm hại đến trẻ em là vấn đề đƣợc Nhà nƣớc và xã hội rất quan tâm, do đó các hành vi nhƣ bóc lột sức lao động hay thậm chí xâm hại tình dục sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn. Theo đó mà mức xử phạt và biện pháp khắc phục cũng khác nhau. Ngoài ra nhắc đến vấn đề nhân thân để xét xem ngƣời vi phạm đã vi phạm nhiều lần cùng một hành vi hay nhiều hành vi khác nhau hay chƣa.
Tiếp đó cá nhân, cơ quan có thẩm quyền sẽ xét đến tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tùy theo hành vi vi phạm để quyết định mức xử phạt và biện pháp
khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc xem xét các tình tiết phải đƣợc cân nhắc kỹ càng, toàn diện vụ việc một cách khách quan, nghiên cứu kỹ lƣỡng nội dung vụ việc để xem có tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng nào từ đó có hình thức xử lý phù hợp.
Ví dụ nhƣ hành vi: “đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời khác” (Theo điểm b khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP [21]), khi bị phát giác hành vi ngƣời vi phạm ngay lập tức chấm dứt mối quan hệ trái pháp luật với ngƣời kia, tự nguyện khai báo và hối lỗi thì trƣờng hợp này có thể coi ngƣời vi phạm đã nhận thức, hối lỗi về hành vi của mình và ngay lập tức chấm dứt mối quan hệ đó và có thể áp dụng tình tiết giảm nhẹ. Trái lại với cùng hành vi nhƣng ngƣời vi phạm không những không chấm dứt hành vi đó mà lại còn phát sinh thêm tình tiết tăng nặng nhƣ có mang thai hoặc làm ngƣời khác mang thai khi chung sống với mình nhƣ vợ chồng mặc dù đã có vợ hoặc đã có chồng thì phải áp dụng tình tiết tăng nặng để xử lý nghiêm.
Ngoài ra có thể lấy ví dụ khác nhƣ trong trƣờng hợp tảo hôn. Khi giải quyết vụ việc nếu nhận thấy ngƣời vi phạm do thiếu hiểu biết mà vi phạm thì có thể áp dụng tình tiết giảm nhẹ cụ thể: “Vi phạm do trình độ lạc hậu”. Bên cạnh đó sau khi vi phạm lại vẫn tiếp tục duy trì việc tảo hôn dù đã có yêu cầu của ngƣời có thẩm quyền về việc chấm dứt việc kết hôn trái pháp luật thì đây có thể đƣợc coi là tình tiết tăng nặng cụ thể: “Tiếp tục thực hiện hành vi VPHC mặc dù ngƣời có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó”. Việc xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đều đƣợc quy định trong pháp luật.
Về hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả có thể lấy ví dụ chủ thể là tổ chức nhƣ Văn phòng con nuôi nƣớc ngoài tại Việt Nam với hành vi sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động thì ngoài bị xử phạt với mức tiền theo quy định ra còn bị áp dụng hình thức phạt bổ
sung là tƣớc quyền sử dụng giấy phép hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng và biện pháp khắc phục hậu quả là hủy bỏ giấy tờ giả (Theo Điều 51 Nghị định 110/2013/NĐ-CP [21]).