Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự phối kết hợp giữa các tổ chức, cá nhân đối với việc xử lý vi phạm, để phòng ngừa và đấu tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 83 - 88)

tổ chức, cá nhân đối với việc xử lý vi phạm, để phòng ngừa và đấu tranh với hiện tượng vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

Đảng ta đã khẳng định rất rõ sự quan trọng của hôn nhân gia đình từ Văn kiện Đại hội VI năm 1986 [4] đến các đại hội và nghị quyết sau này, cụ thể:

“Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới, Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng gia đình văn hóa mới, đảm bảo hạnh phúc gia đình. Nâng cao trình độ tự giác xây dựng những quan hệ tình cảm, đạo đức trong từng gia đình, bảo đảm sinh đẻ có kế hoạch và nuôi dạy con ngoan, tổ chức tốt cuộc sống vật chất, văn hóa của gia đình”

Nhƣ vậy có thể thấy quan điểm của Đảng coi gia đình không chỉ đơn thuần là tập hợp của những con ngƣời, cá thể để duy trì nòi giống mà là một tế bào cấu thành nên xã hội, thể hiện nét đặc trƣng của xã hội Việt Nam. Đây là ngôi trƣờng đầu tiên hình thành và phát triển, phục vụ sự phát triển của con ngƣời. Tuy nhiên tình hình hiện nay cho thấy các vấn nạn và vi phạm về hôn nhân và gia đình vẫn đang tiếp diễn theo chiều hƣớng phức tạp và gia tăng về vụ việc, điều này cho thấy công tác lãnh đạo của Đảng trong vấn đề này vẫn còn chƣa thực sự sâu sắc, cần đƣợc nhiều sự quan tâm hơn. Đảng đã nhận định gia đình có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội thì có nghĩa đây cũng là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần phải tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng thể hiện đƣờng lối quản lý rõ ràng đi kèm với các cấp chính quyền và toàn xã hội chung tay cùng phòng ngừa và đấu tranh với hiện tƣợng vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Xã hội hiện đại phát triển với tốc độ chóng mặt cùng với đó là bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã khiến nảy sinh ra nhiều vấn đề đòi hỏi Đảng phải nắm bắt kịp thời với tình hình thực tế và đƣa ra các chỉ thị, đƣờng lối chỉ đạo về công tác quản lý, kiểm tra, ngăn chặn và phòng chống các vi phạm. Đƣa ra các chỉ đạo phù hợp với thực tiễn tới các cấp chính quyền để tổ chức thực hiện, bên cạnh đó phối hợp cùng các tổ chức xã hội và kêu gọi sự đoàn kết thống nhất của nhân dân đi đến giảm thiểu tối đa các vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Tiếp thu và thực hiện tƣ tƣởng mới, Đảng và nhà nƣớc không đơn độc và trực tiếp làm mọi việc mà chia sẻ với xã hội để giảm bớt gánh nặng và phát huy tối đa hiệu quả. Đẩy mạnh việc đƣa các nội dung liên quan đến phòng ngừa và đấu tranh XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình vào các cuộc họp, sinh hoạt Đảng. Yêu cầu các đảng viên nghiêm túc chấp hành làm gƣơng và lấy đó làm tiêu chí đánh giá cho từng đảng viên. Làm tiền đề tạo định hƣớng cho xã hội phát huy tính tự giác, trách nhiệm của từng cá nhân và xã hội để xây dựng gia đình, duy trì và phát triển cách sống, đạo đức trong sáng, lành mạnh. Từ đó hạn chế và đẩy lùi các tƣ tƣởng lệch lạc, tha hóa, sai trái trong nhận thức do yếu tố bên ngoài tác động hƣớng tới giữ gìn những nét đẹp giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hôn nhân gia đình đã, đang và sẽ mãi là cái gốc của một quốc gia, cội nguồn phát triển của nhà nƣớc và xã hội. Chính vì vậy mà cần phải có sự đặc biệt quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nƣớc và xã hội. Cần có một chiến lƣợc và tầm nhìn dài hạn cụ thể đƣợc hoạch định kỹ càng về mọi mặt. Xã hội hiện nay đang ngày càng hiện đại hóa, tiếp thu nhiều tƣ tƣởng mới, lối sống và tƣ tƣởng thoáng hơn trƣớc. Tuy nhiên thì bên cạnh đó cũng có một bộ phận không nhỏ đã học theo những tƣ tƣởng lệch lạc, sai trái về khía cạnh đạo đức, hôn nhân gia đình. Chính vì sự phát triển với tốc độ nhanh chóng kèm theo những bất cập, hạn chế đó và một phần là ý thức tuân thủ pháp luật yếu kém cũng nhƣ suy thoái về mặt đạo đức từ phía một bộ phận con ngƣời mà phát sinh và bùng nổ về số lƣợng vi phạm. Dẫn đến hậu quả là gia tăng về số vụ việc ly hôn, nhiều gia đình tan đàn sẻ nghé, tổn thƣơng vĩnh viễn về mặt tâm lý đối với những ngƣời bị xâm hại và cả con cái của họ.

Các vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình gây thiệt hại không nhỏ cho nhà nƣớc và xã hội, tác động tiêu cực một cách trực tiếp tới quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nƣớc ta. Không chỉ vậy mà còn để lại hậu quả to lớn về mặt tâm lý, tinh thần của những cá nhân liên quan sau này. Đảng, Nhà nƣớc và xã hội hiện nay cũng đã khẳng định rõ ràng mức độ quan trọng của nhiệm vụ phòng chống, ngăn chặn và đẩy lùi các loại vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Nhấn mạnh rõ vai trò của hoạt động này có sự ảnh hƣởng lớn tới việc ổn định trật tự xã hội và phát triển con ngƣời trong thời đại mới. Vì vậy việc nghiên cứu về XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình hƣớng tới mục tiêu đẩy lùi và làm hạn chế ở mức thấp nhất các vi phạm, từ đó tiến tới xây dựng và phát triển một quốc gia văn minh, giàu mạnh và bền vững nhƣng không làm mất đi các giá trị truyền thống của dân tộc cần đƣợc lƣu truyền, gìn giữ.

Cần phải nâng cao hiệu quả XLVPHC trong lĩnh vực này để nó thực sự đáp ứng đƣợc nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Trở thành công cụ có hiệu lực giúp nhà nƣớc thực hiện tốt chức năng quản lý hành chính, xã hội. Do đó mà việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về quản lý và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực này là một việc làm cần phải khẩn trƣơng thực hiện. Đồng thời phải tính toán một giải pháp mang tính toàn diện, đồng bộ và kịp thời. Trong khuôn khổ Luận văn này tác giả đã đề cập và đƣa ra một số giải pháp quan trọng nhƣ: Hoàn thiện pháp luật XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình; Củng cố tổ chức và nâng cao năng lực, phẩm chất cho các cơ quan (chủ thể) có thẩm quyền; Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật. Tác giả Luận văn

“Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn

thành phố Hà Nội” mong rằng các kết quả nghiên cứu này có thể đóng góp

một phần nào đó cho việc hoàn thiện các quy định về XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình ở thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nƣớc nói chung, để các quy định này sẽ thực sự giúp ích đƣợc cho nhà nƣớc và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)