Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 81 - 83)

phạm quy định về kết hôn, ly hôn; vi phạm quy định về giám hộ; vi phạm quy định về nuôi con nuôi .v.v. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin trình báo từ công dân hoặc khi có yêu cầu giải quyết các quan hệ pháp luật liên quan lĩnh vực này thì cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sẽ tìm hiểu, tra cứu về lý lịch của từng cá nhân liên quan bằng cách sử dụng công nghệ thông tin tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu quốc gia. Dựa vào đó và trên cơ sở nội dung của từng vụ việc các cơ quan nhà nƣớc khi giải quyết sẽ nắm bắt thông tin dễ dàng hơn và đƣa ra quyết định phù hợp, đúng đắn đối với từng trƣờng hợp. Các cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý theo đúng quy định, các cá nhân muốn lợi dụng luật pháp để trục lợi cũng sẽ bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Từ đó giúp giảm thiểu đƣợc thời gian xử lý vụ việc, cắt bỏ đƣợc một số thủ tục rƣờm rà kém hiệu quả, và đƣơng nhiên việc xử lý các vi phạm cũng đạt hiệu quả cao hơn. Đơn cử nhƣ hành vi vi phạm quy định về ly hôn, nếu một cặp đôi muốn ly hôn nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ về tài sản thì khi thụ lý Tòa án có thể tìm hiểu và nắm bắt đƣợc tình hình, phát hiện đƣợc mục đích của các đối tƣợng từ đó có hành động phù hợp để giải quyết vụ việc, thao tác chỉ đơn giản là mất vài phút tra cứu trên máy tính mà không cần tốn quá nhiều công sức. Các đối tƣợng cũng không thể lợi dụng việc ly hôn để che giấu đƣợc hành vi vi phạm của mình và sẽ bị ngăn chặn, xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

Việc ứng dụng công nghệ vào giải quyết trƣớc tiên là đạt hiệu quả cao khi xử lý vi phạm. Sau là góp phần làm giảm thiểu hành vi vi phạm tiến tới không còn phải XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.

3.2.4. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân gia đình nhân gia đình

Xã hội đang ngày một phát triển về mọi mặt nhƣng có điều đáng tiếc là thực trạng vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình vẫn tiếp tục diễn ra theo

chiều hƣớng không thực sự tích cực. Các lỗi vi phạm vẫn xảy ra thƣờng xuyên mà không đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời, trong đó đa phần đều là lỗi cố ý xuất phát từ phía ngƣời vi phạm, hiếm khi có lỗi vô ý hay chủ quan trong lĩnh vực này. Điều này thể hiện sự coi thƣờng, yếu kém về mặt nhận thức đối với pháp luật của một số ngƣời. Trƣớc tình hình nhƣ vậy chúng ta cần phải gia tăng tần suất tuyên truyền, đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật đối với toàn dân về hôn nhân và gia đình.Vì đây là nhiệm vụ mang cả tính chất xã hội nên phải đƣợc tuyên truyền sâu rộng, không chỉ nhà nƣớc mà cả xã hội phải chung tay góp sức thực hiện việc này.

Việc tuyên truyền, giáo dục phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục chứ không phải chỉ thỉnh thoảng làm theo phong trào, chỉ đạo. Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam ta có câu: “Mưa dầm thấm lâu”, muốn điều gì ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời dân và lâu dài thì phải xác định xây dựng công tác tuyên truyền ổn định, sâu rộng, ngôn từ dễ hiểu, liên tục qua năm tháng. Về bản chất và cả thực tiễn đều phản ánh các lỗi vi phạm là do ngƣời vi phạm cố ý, biết rằng hành vi của mình là sai trái, trƣớc tiên là về mặt đạo đức và sau đó là pháp luật. Vì vậy để giảm thiểu các vi phạm và ngăn chặn sự biến động tiêu cực trong tƣơng lai cần phải dần dần chuyển tải các thông điệp, nội dung của pháp luật vào tiềm thức của ngƣời dân. Lâu dần khi ngƣời dân đã lĩnh hội đƣợc sâu rộng về các quy định, tác hại và thực trạng của các vi phạm ảnh hƣởng lên đời sống xã hội thì sẽ tiếp nhận đƣợc nhiều sự đồng thuận và ủng hộ hơn, từ đó chung tay đẩy lùi vấn nạn này. Càng tranh thủ đƣợc nhiều sự hƣởng ứng và chấp hành của số đông thì số lƣợng vi phạm sẽ càng hạn chế và bị đẩy lùi, tâm lý con ngƣời thƣờng sẽ theo đa số mà nhất là các hành vi tốt. Bên cạnh đó cần phải tích cực tuyên dƣơng và nêu gƣơng rộng rãi những cá nhân, tổ chức tố giác vi phạm và tích cực tuân thủ theo pháp luật vì khi các hành vi tốt đƣợc khen thƣởng, đề cao thì lại càng thu hút đƣợc nhiều ngƣời làm theo hơn.

Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình riêng thành phố Hà Nội có một lợi thế rất lớn đó là công nghệ viễn thông, đi kèm với sự hiểu biết về nhiều mặt của ngƣời dân. Ngoài việc cơ quan nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng tổ chức tuyên truyền qua đài phát thanh, bảng tin tổ dân phố, băng rôn, khẩu hiệu .v.v. thì cần phải có sự đóng góp tích cực hơn từ phía truyền thông, báo chí, mạng xã hội. Bổ sung nhiều các chƣơng trình, hội nghị, hội thảo trao đổi, phổ biến nội dung về pháp luật hôn nhân và gia đình. Vừa phổ biến vừa giải thích luật, công bố liên tục rộng rãi về số liệu và tình hình vi phạm, các tác hại và ảnh hƣởng tiêu cực của hành vi vi phạm tới bản thân ngƣời bị xâm hại và xã hội. Ngoài ra có thể mời những ngƣời có hiểu biết về pháp luật và những ngƣời có uy tín, nổi tiếng trong xã hội tham gia để thu hút sự chú ý của ngƣời dân. Cần chú ý một điều là việc tuyên truyền phải đƣợc cân nhắc sao cho mọi độ tuổi từ trẻ tới già đều thấy đƣợc ý nghĩa và sự quan trọng của nó, không bị gây cảm giác nhàm chán và mang tính hình thức. Càng tranh thủ đƣợc sự quan tâm đến từ mọi độ tuổi và mọi tầng lớp xã hội thì việc tuyên truyền càng đạt đƣợc hiệu quả cao từ đó mà ngƣời dân cũng tự giác chấp hành pháp luật hơn.

Đây là một việc làm quan trọng và là một giải pháp lâu dài nhằm xây dựng và củng cố một trật tự cần thiết cho xã hội, hƣớng tới một xã hội ổn định, văn minh và bền vững. Nếu đƣợc quan tâm đúng mức sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm và kiến thức pháp luật về hôn nhân gia đình cho mọi ngƣời dân, mỗi gia đình hạnh phúc và bền vững sẽ tạo nên một xã hội khỏe mạnh, một quốc gia phát triển đồng đều về mọi mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)