Biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

gia đình

Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình các biện pháp XLVPHC đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của nhà nƣớc. Các biện pháp xử lý VPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thƣờng bao gồm: XPHC, hình phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả. Căn cứ vào tính chất, mức độ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm phải chịu những biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

XPHC thƣờng bao gồm hai biện pháp phạt nhƣ cảnh cáo và phạt tiền. Có những hành vi có thể chỉ bị phạt cảnh cáo vì xét thấy những lỗi vi phạm này có tính chất, mức độ không lớn, hành vi vi phạm nhỏ, chƣa gây thiệt hại quá nhiều, lần đầu do nguyên nhân khách quan hoặc do sơ xuất. Chẳng hạn, hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn và môi giới kết hôn. Đối với cá nhân có hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể xem xét phạt cảnh cáo đối với lần đầu vi phạm và đây không phải hành vi vi phạm lớn.

Một ví dụ khác nhƣ hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của Văn phòng con nuôi nƣớc ngoài tại Việt Nam (Theo Khoản 1 Điều 51 Nghị định 110/2013/NĐ-CP [21]). Hành vi này cũng có thể bị phạt cảnh cáo trƣớc vì xét có thể là vi phạm lần đầu. Bên cạnh đó đây cũng là hành vi vi phạm nhỏ và mức độ gây thiệt hại không lớn nên có thể xem xét phạt cảnh cáo chƣa đến mức phạt tiền. Đối với những hành vi vi phạm nhỏ này khi xét tính chất, mức độ chỉ cần phạt cảnh cáo để nhằm mục đích giáo dục pháp luật

cho cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn so với việc áp dụng mức xử phạt tiền ngay lập tức.

Ngoài ra trong lĩnh vực này cũng có nhiều hành vi có tính chất, mức độ xâm phạm lớn cần phải áp dụng hình thức phạt tiền để việc xử phạt đạt hiệu quả cao. Đây là hình thức xử phạt đƣợc áp dụng phổ biến nhất, hầu hết các hành vi VPHC về hôn nhân gia đình đều đƣợc áp dụng. Việc áp dụng hình thức xử phạt này buộc chủ thể vi phạm phải nộp một số tiền tƣơng xứng với hành vi vi phạm của mình cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.

Vì bản chất của XLVPHC là các hành vi vi phạm chƣa đến mức phải xử lý hình sự nên hình thức xử phạt đánh vào vật chất là việc làm hợp lý. Việc làm này tác động trực tiếp vào lợi ích kinh tế của chủ thể vi phạm, ngoài ra tác động vào tâm lý chủ thể khi thực hiện các hoạt động liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình sẽ phải suy nghĩ kỹ trƣớc khi hành động để sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật. Tùy theo các hành vi vi phạm có tính chất, mức độ vi phạm nhỏ hay lớn mà có các mức phạt tiền cụ thể, việc quan trọng là phải phân loại các hành vi để có thể đƣa ra mức phạt tiền phù hợp, tƣơng xứng để không hành vi nào bị coi là phạt quá nặng hay quá nhẹ.

Hình phạt bổ sung là các hình phạt đi kèm đối với một số lỗi theo pháp luật quy định, bản chất đây là hình phạt hỗ trợ cho hình phạt chính và không đƣợc áp dụng một cách độc lập. Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình hình phạt bổ sung đƣợc quy định là: tƣớc quyền sử dụng giấy phép hoạt động.

Giấy phép hoạt động là sự công nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận tổ chức đã đủ điều kiện để hoạt động các công việc chuyên môn liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình. Các tổ chức phải chứng minh đƣợc mình có đủ điều kiện đáp ứng đƣợc về chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở vật chất để thực hiện đƣợc các công việc theo quy định. Việc bị tƣớc quyền sử dụng giấy phép hoạt động dẫn đến hậu quả là tổ chức bị áp dụng hình phạt bổ

sung đó không thể tiếp tục tiến hành hoạt động trong lĩnh vực này đƣợc nữa cho đến khi đƣợc trao trả giấy phép và cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục hoạt động. Mục đích của hình phạt bổ sung này nhằm chấm dứt các hành vi vi phạm tiếp tục xảy ra vì có những lỗi vi phạm nếu chỉ phạt tiền sẽ không giải quyết đƣợc triệt để vấn đề.

Cuối cùng là các biện pháp khắc phục hậu quả, đây là các biện pháp đƣợc sử dụng để xử lý các hậu quả để lại do hành vi vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình do các chủ thể vi phạm gây ra. Hành vi đã bị xử phạt rồi nhƣng hậu quả để lại vẫn còn đó do vậy để giải quyết dứt điểm gốc rễ của hành vi VPHC thì cần phải có biện pháp khắc phục buộc chủ thể vi phạm thi hành. Chẳng hạn, theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP [21] và Nghị định 167/2013/NĐ-CP [18] thì bao gồm các biện pháp nhƣ sau:

- Hủy bỏ giấy tờ giả do hành vi VPHC;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện hành vi VPHC; - Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;

- Buộc thu hồi tƣ liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh.

Đối với tổ chức, ví dụ hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi thì áp dụng biện pháp khắc phục là hủy bỏ giấy tờ giả.

Các giấy tờ giả đƣợc dùng để qua mặt cơ quan chức năng có thẩm quyền phải bị hủy bỏ để nhằm mục đích ngăn chặn việc tái vi phạm và tránh gây nhầm lẫn.

Hành vi giới thiệu trẻ em làm con nuôi bất hợp pháp thì áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện hành vi trên.

Chủ thể vi phạm thực hiện các hành vi trái pháp luật để nhằm mục đích kiếm nhiều nguồn lợi về vật chất phải bị thu hồi số lợi đó và sung quỹ nhà nƣớc vì số tiền đó đƣợc coi là có đƣợc do thực hiện hành vi bất hợp pháp, nếu chỉ xử phạt chủ thể vi phạm mà không có biện pháp khắc phục là thu hồi thì sẽ không tác động đƣợc vào tâm lý của chủ thể vi phạm, dẫn tới việc mong muốn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đó do số lợi kiếm đƣợc

không bị thu hồi so với mức xử phạt là không đáng kể. Việc sử dụng các biện pháp khắc phục không chỉ giúp giải quyết đƣợc hậu quả mà còn khôi phục lại các lợi ích đã bị xâm hại.

Đối với cá nhân, hành vi bạo lực gia đình có thể áp dụng buộc ngƣời vi phạm phải xin lỗi công khai khi có yêu cầu của ngƣời bị hại. Với hành vi phát tán tƣ liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tƣ cá nhân của thành viên trong gia đình thì có thể buộc phải xin lỗi công khai và thu hồi những tài liệu đã phát tán. Nhìn chung các biện pháp bổ sung này đều rất hợp lý cả về mặt lý và tình, đảm bảo ngƣời vi phạm phải chịu hậu quả về hành vi và ngƣời bị hại cũng đƣợc bù đắp phần nào về mặt tinh thần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)