Phân tích tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 39 - 43)

nhân gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tình hình vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình từ trƣớc đến nay không phải là ít mà thậm chí xảy ra rất nhiều trong đời sống xã hội. Thành phố Hà Nội là trung tâm, thủ đô của cả nƣớc nên việc triển khai thực hiện các nghị định và các văn bản sửa đổi, bổ sung tiếp nối Nghị định 87/2001/NĐ-CP [14] trƣớc đây rất đƣợc quan tâm. Sau khi ban hành Nghị định, UBND các cấp đều nhận thức đƣợc rõ vai trò quan trọng của công tác thi hành pháp luật về XLVPHC và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định. UBND các cấp đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt các quy định pháp luật mới về XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Thƣờng xuyên quán triệt, triển khai các quy định của Nghị định tới cán bộ, công chức và ngƣời dân.

- Đối với nhóm các loại vi phạm về nuôi con nuôi và giám hộ:

Thành phố Hà Nội là thủ đô, bộ mặt của cả nƣớc nên việc tuyên truyền, phổ biến phòng và chống các vấn nạn này luôn đƣợc đi đầu. Bên cạnh đó trình độ văn hóa và nhận thức của ngƣời dân thủ đô hầu hết là tốt, đều hiểu rõ những tác hại của các hành vi này nên đều nghiêm túc chấp hành quy định, chủ trƣơng của đảng và nhà nƣớc. Công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng và bảo vệ trẻ em nói chung và những ngƣời bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự rất đƣợc chú trọng. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của nhà nƣớc và xã hội cùng chung tay vì mục đích đẩy lùi các vấn nạn này. Hành vi vi phạm về giám hộ và nuôi con nuôi không thấy ghi nhận trƣờng hợp nào, chứng tỏ rằng ngƣời dân đều có ý thức tốt về việc tuân thủ luật pháp trong vấn đề làm giám hộ cho cá nhân cần đƣợc giám hộ và xin nhận nuôi con nuôi, không chỉ vậy mà còn thể hiện đƣợc rằng tƣ cách đạo đức của những ngƣời nhận trách nhiệm về những vấn đề này là rất tốt, đáng đƣợc ghi nhận và đề cao. Qua đó thấy rằng có rất nhiều ngƣời sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội, có ý thức chung tay góp phần xây dựng và phát triển xã hội.

- Đối với nhóm các loại vi phạm về xâm hại chế độ hôn nhân gia đình: Vì điều kiện thông tin, truyền thông, phổ biến và giáo dục pháp luật tại thành phố Hà Nội nhìn chung là tốt nên không xảy ra các trƣờng hợp về tảo hôn. Hiện nay cũng chƣa ghi nhận hành vi vi phạm nào về tổ chức thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình. Tuy nhiên thì hành vi vi phạm quy định về xâm hại sức khỏe thành viên gia đình, kết hôn và vi phạm chế độ một vợ một chồng đang là vấn đề gây tranh cãi không ít trong xã hội.

Tình hình chung là các hành vi về “bạo lực gia đình”, “ngoại tình” vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong xã hội nhƣng không đƣợc giải quyết và xử lý triệt để. Vấn đề chủ yếu đƣợc đƣa ra là do ngƣời bị hại không dám tố cáo, mức xử phạt đối với các hành vi này là quá nhẹ, quy định của pháp luật về việc xác định dấu hiệu vi phạm còn lỏng lẻo, nhiều lỗ hổng dẫn đến việc bỏ lọt hành vi vi phạm, thậm chí có những hành vi công khai vi phạm nhƣng không thể giải quyết đƣợc.

Trƣớc đây khi còn áp dụng Nghị định 87/2001/NĐ-CP [14] thì mức xử phạt và các biện pháp xử lý khác đã đƣợc cho là không theo kịp với sự phát triển của xã hội những năm gần đây nhƣng sau khi các nghị định mới đƣợc ban hành cũng không giải quyết đƣợc những vấn đề tồn đọng cũ, bên cạnh đó cũng không có bƣớc đột phá nào cải tiến trong việc quản lý trật tự xã hội và xử lý vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay.

Hậu quả của việc này là tình hình ly hôn ngày càng gia tăng. Trên thực tế mỗi năm các TAND cấp quận tại thành phố Hà Nội phải giải quyết sấp sỉ trên dƣới 1.000 vụ, việc ly hôn, các vụ kiện ly hôn ở Tòa án nhiều trƣờng hợp ngƣời dân trình bày lý do là vì vợ, chồng mình có mối quan hệ bên ngoài, bị bạo hành (đa phần là ngƣời chồng), có một số ít trƣờng hợp mới là bạo hành về tinh thần không phân biệt nam hay nữ và đến thời điểm ly hôn vẫn chƣa chấm dứt. Tuy nhiên khi đƣợc hỏi xuất trình tài liệu, chứng cứ về hành vi của ngƣời vợ, chồng mình thì hiếm có trƣờng hợp nào thu thập đƣợc chứng cứ.

Có những trƣờng hợp ngƣời dân đã trình báo ở UBND phƣờng sở tại và tố giác tội phạm ở cơ quan Công an nhƣng đều không giải quyết đƣợc vì cùng một lý do chung đó là không đủ điều kiện để xử phạt hay khởi tố, tính chất và mức độ không đáng kể nên không cấu thành tội phạm.

Nhƣ vậy thì trên thực tế, không xử phạt đƣợc hành chính thì lấy căn cứ nào để truy tố hình sự, do vậy cũng không có yếu tố răn đe ở hậu quả pháp lý. Cũng vì thực trạng nhƣ vậy mà hiện nay không thể thống kê đƣợc chính xác số liệu về tình trạng vi phạm hiện nay. Do vậy mà không thể xác định đƣợc mức độ nghiêm trọng của vấn đề này đang gây ra cho xã hội là nhƣ thế nào. Rất nhiều trƣờng hợp vợ hoặc chồng biết nhƣng im lặng và buộc phải chấp nhận cho qua hoặc lo sợ không dám khai báo với chính quyền vì bị đe dọa, đánh đập.

Có thể chỉ ra đƣợc vụ việc thực tế mới đƣợc phát hiện gần đây vào tháng 8 năm 2019 là hành vi đánh vợ của một võ sƣ tại nhà riêng trên địa bàn phƣờng Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội. Đối tƣợng hành hung là ngƣời chồng tên Nguyễn Xuân Vinh, sinh năm 1987 đã có những hành vi bạo lực về thể chất nhƣ dùng tay chân đấm đá vào mặt và ngƣời vợ đang bế con nhỏ của mình trƣớc sự chứng kiến của một đứa con lớn hơn. Nguyên nhân đƣợc xác định là do mâu thuẫn trong sinh hoạt, trong trƣờng hợp này do đã có camera lắp trong nhà nên hành vi vi phạm đƣợc ghi hình lại. Nếu nhƣ sự việc không đƣợc lƣu lại làm chứng cứ thì rất có thể vi phạm đã bị bỏ qua.

Hành vi nêu trên vi phạm vào Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP [18], tuy nhiên trong văn bản lại k quy định rõ hành vi đánh đập gây thƣơng tích cụ thể nhƣ thế nào thì bị xử phạt. Bởi trên thực tế những hành vi này có thể xuất phát nhỏ lẻ và không thƣờng xuyên, thƣơng tích gây ra không lớn và không nhìn thấy đƣợc bằng mắt thƣờng thì câu hỏi đặt ra là căn cứ vào đâu để xác định mức độ và tiến hành xử phạt.

Ngoài ra các hành vi thuộc điểm d, đ, e khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP [21] (đã sửa đổi, bổ sung trong Nghị định 67/2015/NĐ-CP [25]) cũng không ghi nhận trƣờng hợp vi phạm nào. Lý do chính cũng là nhờ sự nỗ lực tuyên truyền của nhà nƣớc và bản thân sự nhận thức tốt của ngƣời dân ở thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên dù chƣa xảy ra trƣờng hợp nào nhƣng vẫn cần phải cập nhật và sửa đổi các quy định bởi lẽ trong Nghị định quy định là “kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng”. Vậy nếu các hành vi thuộc các điểm nêu trên mà trên thực tế không kết hôn thì xử lý thế nào, và giống nhƣ hành vi “ngoại tình” thì dấu hiệu của việc chung sống nhƣ vợ chồng hiện nay không thể chứng minh đƣợc thì giải quyết ra sao. Chƣa nói đến sự khác biệt đây là các hành vi vi phạm giữa những ngƣời thân, quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi sống chung trong gia đình nên việc phát hiện, chứng minh vi phạm và xử lý sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều nếu nhƣ có tình huống xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vậy nên đây cũng là điểm đáng chú ý cần phải khắc phục sớm để ngăn chặn không cho hậu quả xảy ra.

Trên thực tế cũng có ghi nhận một số trƣờng hợp “ly hôn giả tạo” đƣợc hiểu là lợi dụng việc ly hôn để thực hiện một mục đích khác chứ không phải vì muốn chấm dứt hôn nhân. Cụ thể là có những cặp vợ chồng vì có những khoản nợ không thể giải quyết đƣợc nên đã tìm cách ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

Thƣờng những cặp vợ chồng này khi lên ly hôn sẽ không khai báo hoặc cố tình che giấu về việc công nợ với Tòa án, việc họ lấy lý do hết tình cảm làm bình phong nhằm che đậy mục đích thực sự của mình. Tòa án dựa trên cơ sở các cặp vợ chồng đều đồng thuận ly hôn nên tôn trọng quyền quyết định thỏa thuận của các đƣơng sự và không thể tiến hành xác minh về những vấn đề công nợ, tài sản; do đó vẫn ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho các đƣơng sự. Một phần lý do cũng là vì Nhà nƣớc ta không quản lý đƣợc tốt về con ngƣời nên những vấn đề về nhân thân, tình

trạng sức khỏe, tình trạng tài sản, công nợ của công dân cũng không đƣợc lập thành hồ sơ điện tử cập nhật thƣờng xuyên và vì thế không thể kiểm soát đƣợc rõ ràng mọi vấn đề.

Trên thực tế vì các khoản nợ đều không hề nhỏ lên đến hàng trăm triệu đồng thậm chí hàng tỉ đồng mà mức xử phạt theo điểm a khoản 2 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP [21] là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng vẫn là quá ít và còn nhẹ, chƣa đủ tính răn đe. Ngƣời vi phạm có thể bất chấp những quy định này để thực hiện mục đích của mình nhằm mang lại lợi ích cho bản thân. Việc làm này xâm hại trực tiếp đến lợi ích của những ngƣời chủ nợ. Bên cạnh đó việc phát hiện và tố giác vi phạm là quá khó đối với những hành vi này vì đây là vấn đề tế nhị, cá nhân và riêng tƣ nên chẳng ai hỏi đến. Cần phải có những cơ chế cụ thể và bám sát với thực tế để quản lý có hiệu quả, không để cho các cá nhân lợi dụng lỗ hổng luật pháp để lách luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)