Để xử lý có hiệu quả các VPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trƣớc tiên cần phải có hệ thống cơ sở pháp lý đầy đủ, chi tiết, hƣớng dẫn cụ thể thi hành để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong công tác XLVPHC thuộc lĩnh vực này. Khi giải quyết các vụ việc liên quan lĩnh vực này thì các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định có hiệu lực thi hành để làm căn cứ ra quyết định xử lý, mức xử phạt, hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Vì vậy đây đƣợc coi là một yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng lớn đến công tác xử lý vi phạm. Đóng vai trò phòng ngừa, đấu tranh chống VPHC, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nƣớc, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này còn quá ít, nhiều lỗ hổng, thiếu sự chi tiết và hƣớng dẫn thi hành
không rõ ràng, chƣa kể bên cạnh đó còn nhiều quy định quá cứng nhắc khiến cho việc áp dụng xử lý không thể thực hiện đƣợc. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này thƣờng là khó phát hiện, chủ thể vi phạm cố tình che giấu để tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm. Thực tế khi áp dụng pháp luật để giải quyết rất khó để điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm dẫn đến các hệ quả là trên thực tế hành vi vi phạm phổ biến nhƣ: “vi phạm chế độ một vợ một chồng” dù bị phát hiện, thậm chí nhiều trƣờng hợp bắt tại trận nhƣng khi các cơ quan có thẩm quyền xem xét thì kết luận luôn rơi vào tình trạng là thiếu chứng cứ, chƣa đầy đủ các điều kiện để XLVPHC; hành vi “bạo lực gia đình” quy định nếu đánh đập gây thƣơng tích sẽ bị xử phạt nhƣng lại không nói rõ mức độ gây thƣơng tích đến đâu sẽ bị xử phạt, do đó mà cũng rất khó để chứng minh nếu nhƣ hành vi bạo lực không xảy ra thƣờng xuyên và thƣơng tích không lớn.
Đây là điều đang diễn ra trên thực tế, trong lĩnh vực hôn nhân gia đình hiện nay chuyện hành vi vi phạm xảy ra thƣờng xuyên và liên tục nhƣng không thể giải quyết đƣợc. Việc XLVPHC còn không thể thực hiện đƣợc thì căn cứ để truy tố hình sự lại càng không thể, từ đó cũng không phát sinh hậu quả pháp lý để răn đe các đối tƣợng vi phạm. Đa phần việc không có căn cứ xử lý là do chứng cứ yếu, nhƣng việc pháp luật đang lơi lỏng và không thực sự quan tâm đến vấn đề này mới là điều quan trọng. Các lĩnh vực hành chính khác đều có khung pháp lý đầy đủ và cụ thể, việc xác định lỗi và chứng cứ chứng minh đều rõ ràng nên việc xử lý đều đƣợc thực hiện dễ dàng hơn.