Củng cố tổ chức và nâng cao năng lực, phẩm chất cho các cơ quan (chủ thể) có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 74 - 80)

quan (chủ thể) có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội

Năng lực, phẩm chất của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ở Hà Nội nói riêng và cả nƣớc nói chung ngày nay đã có những bƣớc phát triển đáng kể về mọi mặt, từng bƣớc trƣởng thành hơn và đáp ứng đƣợc yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức. Lực lƣợng lao động này khác với các loại lao động khác ở chỗ nhiệm vụ của họ là thi hành công vụ, thi hành pháp luật, thực thi quyền lực nhà nƣớc. Ngoài ra còn những ngƣời làm công tác tham mƣu, góp phần xây dựng pháp luật để quản lý xã hội. Do đó

đây là lực lƣợng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo trật tự trị an, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc và xã hội, bảo vệ pháp luật và công lý, bảo vệ quyền con ngƣời và quyền công dân, giám sát hoạt động thi hành pháp luật, phòng chống và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Từ đó góp phần xây dựng và thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt tiến tới dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Tuy nhiên cần phải chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao phẩm chất, năng lực của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Thực tế hiện tại cho thấy ngoài việc khó khăn do luật quy định chƣa chặt chẽ thì các cán bộ, công chức cũng chƣa thực sự làm việc có hiệu quả. Do đó để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thì cần phải chú trọng những điều sau đây:

Thứ nhất về trình độ chuyên môn, thực tế phản ánh có rất nhiều cán bộ

mặc dù có trình độ học vấn, bằng cấp khá tốt nhƣng khi giải quyết công việc thì lại thể hiện trình độ nghiệp vụ không tốt, không chuẩn so với những gì họ nói. Có thể hiểu một số khi mới bắt đầu công tác với kinh nghiệm, năng lực hạn chế thì chuyện xảy ra sai sót là có thể chấp nhận đƣợc nhƣng điều đáng lo ngại là không ít cán bộ, công chức đã công tác lâu năm trong ngành nhƣng lại không hề có sự tiến bộ nào đáng kể, thậm chí có những trƣờng hợp kiến thức gốc hổng, không chịu chau dồi cũng nhƣ bổ sung những kiến thức mới nên luôn trong tình trạng làm việc yếu kém, bị khiển trách và bỏ lại phía sau các đồng nghiệp. Do đó cần phải quan tâm nhiều hơn ở công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Cụ thể trong đó chƣơng trình đào tạo cần phải có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất và cần phải lƣu ý nhất là việc xử lý vi phạm liên quan đến địa bàn mà ở đây là thủ đô Hà Nội, mỗi một vùng miền khác nhau lại có một

nét văn hóa xử sự riêng, lối sống và cách nghĩ khác nhau nên rất cần phải chú trọng điều này. Đặc biệt đối với những cán bộ sinh sống ở vùng miền khác đƣợc điều động, bổ nhiệm về giữ chức vụ.

Thứ hai về kinh nghiệm xã hội và khả năng xử lý công việc, đây cũng

là một vấn đề rất quan trọng vì tính chất đặc biệt của việc XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Hai thứ này không thể học đƣợc ở trƣờng lớp mà nó phụ thuộc vào mỗi con ngƣời, hoàn cảnh sống, trải nghiệm ngoài xã hội và độ tuổi. Vì vậy trong lĩnh vực này đòi hỏi cán bộ, công chức nhận nhiệm vụ phải là những ngƣời đã đạt tới một độ tuổi và có kiến thức xã hội nhất định, hạn chế giao cho những ngƣời còn trẻ tuổi nhất là ngƣời chƣa có nhiều kinh nghiệm. Điều này cũng cần phải có sự nhanh nhạy và hiểu biết của lãnh đạo cơ quan khi phân công nhiệm vụ. Bên cạnh đó cần phải kiểm tra thƣờng xuyên về các kỹ năng, khả năng xử lý công việc của các cán bộ, công chức nhƣ: cách thức và phƣơng hƣớng giải quyết, việc áp dụng kiến thức chuyên môn vào từng tình huống thực tế, khả năng thu thập và xử lý thông tin, làm việc độc lập hoặc phối hợp, quyết đoán và ra quyết định.

Việc kiểm tra có ý nghĩa rất quan trọng:

- Cách thức và phƣơng hƣớng giải quyết đi kèm với khả năng áp dụng kiến thức chuyên môn vào các tình huống cụ thể sẽ đánh giá đƣợc khả năng tƣ duy và năng lực xử lý công việc của các cán bộ công chức.

- Khả năng thu thập và xử lý thông tin sẽ phản ánh đƣợc sự nhanh nhạy và năng động của cán bộ trong việc tìm kiếm thông tin, bên cạnh đó việc xử lý thông tin cho biết đƣợc khả năng sàng lọc và nhận biết thông tin nào là cần thiết và có giá trị trong quá trình giải quyết công việc của cán bộ, công chức.

- Khả năng làm việc độc lập thể hiện đƣợc rằng cán bộ, công chức có thể tự xoay sở và giải quyết công việc mà không bị phụ thuộc hay cần sự

giúp đỡ từ ngƣời khác. Làm việc theo nhóm hoặc phối hợp sẽ cho biết đƣợc khả năng kết nối và phân công công việc của các cán bộ, công chức hiệu quả đến đâu.

- Quyết đoán và ra quyết định sẽ cho thấy cán bộ, công chức giải quyết công việc có tƣ tƣởng, lập trƣờng vững vàng và có chính kiến hay không. Các quyết định đƣợc đƣa ra có hợp lý, hợp tình và không trái với quy định của pháp luật hay không.

Thứ ba là thái độ làm việc, khả năng giao tiếp và nắm bắt tâm lý. Đây là

cách thức mà cán bộ, công chức thể hiện khi tiếp dân, là bộ mặt của cơ quan nhà nƣớc trƣớc ngƣời dân. Hành vi này phản ánh đúng thực chất văn hóa ứng xử của cán bộ công chức có chuẩn mực hay không, khả năng đối nhân xử thế tốt hay không và nhất là nó thể hiện một con ngƣời có giáo dục hay không. Do đó cần phải tăng cƣờng mở các khóa đào tạo đi kèm với thực hành trong các tình huống giả định thƣờng xuyên cho các cán bộ, công chức để nâng cao ý thức và các kỹ năng cần thiết. Ngoài ra có thể kiểm tra đột xuất cán bộ, công chức để đánh giá khả năng của họ tốt đến đâu.

Thái độ làm việc của cán bộ, công chức hiện nay đã đƣợc quy định thành luật với các quy định và chuẩn mực rõ ràng. Nó là tổng hợp của các yếu tố nhƣ tinh thần, ý thức, trách nhiệm, sự nhiệt tình, mức độ nỗ lực cố gắng đối với công việc mà họ đƣợc giao và có ảnh hƣởng rất lớn tới quá trình làm việc và kết quả. Trong thực tế khi giải quyết các vụ việc liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thƣờng cán bộ, công chức sẽ phải trực tiếp giao tiếp với cá nhân, tổ chức trong trạng thái bức xúc, tức giận phản ánh bị xâm hại về quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Do đó để giải quyết công việc có hiệu quả cần phải có thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực lắng nghe và thể hiện đƣợc rằng ngƣời dân đƣợc quan tâm khi đến làm việc. Nhƣ vậy sẽ đạt đƣợc sự ủng hộ và hợp tác nhiệt tình từ phía ngƣời dân, bên cạnh đó cũng làm giảm sự căng thẳng khi xử lý công việc đối với các bên.

Khả năng giao tiếp và nắm bắt tâm lý là các kỹ năng mềm mà cán bộ, công chức cần học tập, rèn luyện và chau dồi nhiều, nhất là ở môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội nơi làm việc tiếp xúc với nhiều thành phần và địa vị xã hội khác nhau. Ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Khi trực tiếp giải quyết các VPHC trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần phải khéo léo trong ứng xử, giao tiếp. Có thể thấy rằng sẽ đạt đƣợc một số kết quả tích cực nhƣ nhận đƣợc sự tín nhiệm, ủng hộ từ phía ngƣời dân; tránh đƣợc sự căng thẳng, chống đối từ phía ngƣời vi phạm; tiếng nói của cán bộ, công chức cũng có trọng lƣợng hơn từ đó có thể thay đổi đƣợc hành vi của ngƣời vi phạm. Nhƣ đã đề cấp trƣớc đây việc XLVPHC nói chung và nhất là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói riêng việc phạt tiền không phải là cách để giải quyết triệt để vụ việc mà là sự nhận thức và thay đổi trong hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm. Từ việc xử lý hành vi của ngƣời vi phạm phải cho họ nhận thức đƣợc trƣớc tiên là trách nhiệm đối với cuộc sống của bản thân mình và sau đó là đối với gia đình, xã hội để họ hiểu rằng sống là phải có trách nhiệm; không nên chỉ trích, đào sâu quá mức vào hành vi vi phạm và tiến hành xử phạt nặng vì có thể sẽ gây phản ứng tiêu cực, dẫn đến mục đích của việc xử phạt không đạt đƣợc. Nên tăng cƣờng kiên trì giao tiếp với ngƣời bị xâm hại quyền và lợi ích, ngƣời vi phạm để nắm bắt tâm lý của họ từ đó sẽ có phƣơng hƣớng giải quyết công việc sao cho hiệu quả, hợp lý và hợp tình nhất; căn cứ vào đó cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết sẽ vừa đảm bảo đƣợc tính hợp pháp trong xử lý vi phạm, vừa thay đổi đƣợc nhận thức và hành vi của ngƣời vi phạm, hóa giải đƣợc sự căng thẳng trong nội bộ nhân dân. Thể hiện đƣợc rằng cán bộ, công chức giải quyết công việc rất linh

hoạt và tâm lý, không bị cứng nhắc, cửa quyền, quan liêu và hách dịch từ đó nâng cao sự tín nhiệm trong nhân dân.

Việc XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cần phải đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn quản lý. Hiện nay việc giải quyết các vi phạm này đang thuộc thẩm quyền trực tiếp của UBND các cấp, các cán bộ công chức thuộc UBND hiện đang phải kiêm nghiệm nhiều nhiệm vụ từ chuyên môn, nghiệp vụ cho đến công tác xã hội mà trên thực tế các vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình rất phức tạp, thực tế cần phải có một lực lƣợng phối hợp giải quyết để đạt hiệu quả cao nhất. Đó là chƣa tính đến những trƣờng hợp ngƣời vi phạm chống đối bằng nhiều hình thức gây khó khăn cho ngƣời trực tiếp giải quyết. Nhìn chung các yếu tố này đang gây ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu lực, hiệu quả của công tác xử lý vi phạm. Thiết nghĩ các nhà làm luật và bản thân cơ quan có thẩm quyền cần đƣa ra ý kiến xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, trong đó cụ thể là cần phải có sự phối hợp của cơ quan Công an. UBND và Công an là những cơ quan nắm rõ nhất tình hình trên địa bàn dân cƣ mà họ quản lý nên cần phải có cơ chế phối hợp, vai trò chủ đạo vẫn là của UBND còn cơ quan Công an sẽ phối hợp dƣới hình thức hỗ trợ trong quá trình giải quyết, các thủ tục, cƣỡng chế khi cần thiết, trao đổi và hỗ trợ cung cấp thông tin. Cần chú trọng việc quy định rõ ràng nhiệm vụ, chức năng trong hoạt động phối hợp để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc, tránh sự chồng chéo và hiểu sai về chức năng, nhiệm vụ. Ƣu điểm của việc mở rộng phối hợp sẽ làm giảm tải đƣợc áp lực công việc cho các cán bộ công chức; gia tăng hiệu quả trong sự phối hợp và giao tiếp của các cơ quan chức năng; giảm thiểu tình trạng chống đối của ngƣời vi phạm; quá trình xử lý vi phạm cũng đƣợc rút ngắn về thời gian và công sức. Theo đó góp phần đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả công tác XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)