nhân gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình hôn nhân gia đình
Vai trò của pháp luật đã nhiều lần đƣợc khẳng định rất rõ ràng từ xƣa đến nay, đây là công cụ thiết yếu của nhà nƣớc để quản lý và điều chỉnh xã hội. Pháp luật không nghiêm xã hội tất loạn, vì vậy mà cần phải gấp rút hoàn thiện những lỗ hổng và thiếu xót trong các văn bản pháp luật để đạt hiệu quả cao nhất khi áp dụng. Đối với lĩnh vực XLVPHC về hôn nhân gia đình cũng vậy, để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của gia đình và xã hội hiện đại thì việc hoàn thiện pháp luật là việc cần khẩn trƣơng thực hiện. Lĩnh vực này đang rất cần đƣợc xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật riêng rẽ thống nhất điều chỉnh và có văn bản hƣớng dẫn thi hành rõ ràng. Lý do là vì các quy định XLVPHC trong lĩnh vực này hiện chỉ đang chiếm một phần rất nhỏ trong văn bản pháp luật và quy định rất sơ sài khiến cho các chủ thể có thẩm quyền gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng.
Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2 về những bất cập, hạn chế và thiếu sót trong các quy định của XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện đang không đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của xã hội, không gây đƣợc nhiều sự tác động vào các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực này. Cần phải có một giải pháp, sự cải tổ toàn diện gắn với thực tiễn về quy định hành vi vi phạm, thẩm quyền, quy trình thủ tục, đối tƣợng bị xử lý và hình thức xử phạt.
- Các quy định của pháp luật:
Để nâng cao hiệu quả giải quyết VPHC trên địa bàn thành phố Hà Nội cần sửa đổi, bổ sung trong Nghị định nhƣ:
Tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP [18] cần phải xác định rõ thƣơng tật đến mức độ nào thì phải xử phạt để khi có hành vi xảy ra ngƣời
bị hại làm giám định thƣơng tật. Từ đó mà việc xử lý vi phạm cũng đƣợc tiến hành dễ dàng hơn nhiều so với trƣớc đây. Ngoài ra cần tăng mức phạt lên vì mức phạt hiện tại đang quá thấp.
Tại điểm b, c, khoản 1, Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP [21] cần xác định lại về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Dấu hiệu xác định hành vi vi phạm theo quy định hiện hành là “chung sống” nhƣ vợ chồng giữa những ngƣời đã có gia đình hoặc ngƣời chƣa có gia đình nhƣng vẫn chung sống với ngƣời mà mình biết rõ là đã lập gia đình; quy định này đã đƣợc chứng minh trên thực tiễn là không thể áp dụng đƣợc do dấu hiệu “chung sống” đƣợc quy định quá phức tạp và khó chứng minh. Hành vi này cần phải đƣợc định nghĩa lại sao cho phù hợp với thực tiễn, xã hội hiện nay gọi những hành vi này là “ngoại tình”. Trƣớc hết cần hiểu ngoại tình là hành vi của một ngƣời đã kết hôn có quan hệ tình cảm, tình dục với một hoặc nhiều ngƣời khác không phải là vợ, chồng mình. Nhƣ vậy khi sửa đổi để sao cho phù hợp với ngôn ngữ trong luật pháp có thể không dùng từ “ngoại tình” mà ta sẽ dùng từ “có quan hệ tình cảm, tình dục”. Đối với hành vi quy định tại điểm c của ngƣời chƣa kết hôn cũng có thể dùng cách sửa đổi tƣơng tự.
Việc sửa đổi, bổ sung này sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc xác định mức độ, dấu hiệu vi phạm so với quy định trƣớc đây là “chung sống”. Việc xác định có quan hệ tình cảm, tình dục cũng dễ chứng minh bằng nhiều cách, phƣơng tiện hơn so với việc đi chứng minh rằng hai con ngƣời chung sống nhƣ vợ chồng với nhau và chỉ cần chứng minh có một trong hai mối quan hệ nêu trên là đủ điều kiện để xử phạt. Từ đó cũng phát huy hiệu lực, hiệu quả hơn trong việc áp dụng và thi hành pháp luật về XLVPHC.
Hiện nay theo các quy định về phân cấp thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình có thể nói là khá rõ ràng. Tuy nhiên có hai vấn đề cần đƣợc giải quyết:
Thứ nhất đối với thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã, phƣờng có thể phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 3.000.000 đồng nếu chiếu theo các hành vi trong mức độ này thì đang có sự bất hợp lí. Lý do có thể lấy ví dụ là hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng, đối với hành vi vi phạm có tính chất mức độ nghiêm trọng nhƣ vậy mà lại trao thẩm quyền xử lý cho UBND cấp xã, phƣờng quá ít thì thật sự là không phù hợp với thực tiễn. Nhƣ vậy cần xác định lại vì thẩm quyền của UBND xã, phƣờng hiện nay đang bị bó hẹp trong phạm vi rất nhỏ. Cần phải tăng thêm quyền xử lý cho cấp xã, phƣờng theo phƣơng cách là tăng quyền hạn nhƣ ngoài hình thức cảnh cáo và phạt tiền ra phải có thêm áp dụng hình phạt bổ sung. Nó sẽ phù hợp hơn với thực tiễn vì không chỉ vừa tăng hiệu quả xử lý vi phạm tại cấp xã, phƣờng mà còn bổ trợ cho việc XLVPHC đạt hiệu quả tốt hơn ngoài hình thức cảnh cáo và phạt tiền.
Thứ hai, hiện nay việc quy định thẩm quyền giải quyết vi phạm theo lãnh thổ chƣa đƣợc rõ ràng và cụ thể. Thực tế cho thấy, việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng có thể phát hiện và XPVPHC đƣợc nếu ngƣời vi phạm cùng thƣờng trú tại một địa phƣơng (chính quyền địa phƣơng nắm rõ các mối quan hệ nhân thân của họ), nhƣng đối với trƣờng hợp một trong hai bên nam hoặc bên nữ ở địa phƣơng khác nhau hoặc trƣờng hợp hành vi vi phạm xảy ra ở nơi không phải địa chỉ thƣờng trú của bên nào thì khó xác định họ có vi phạm hay không. Mặt khác, một số địa phƣơng khi phát hiện hành vi này lại không XPHC mà lại chuyển về nơi ngƣời vi phạm thƣờng trú để xử phạt. Cần phải xác định lại rằng nguyên tắc xử phạt là hành vi xảy ra ở đâu thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt tại địa phƣơng đó có trách nhiệm xử lý.
Có thể nói do các yếu tố nhƣ dấu hiệu vi phạm và thẩm quyền không đƣợc rõ ràng, không có nguồn dữ liệu cơ sở để nắm bắt thông tin cụ thể về lý lịch của công dân nên tình trạng này mới xảy ra. Do đó khi sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thì cần chú trọng cả vấn đề thẩm quyền để việc XLVPHC đƣợc thuận tiện, tránh quy định chung chung dẫn tới hiểu sai về thẩm quyền.
Quy trình thủ tục khi XLVPHC trong lĩnh vực này hiện nay cũng không đƣợc quy định rõ ràng. Cần phải có sự bổ sung đầy đủ, minh bạch trong văn bản quy phạm pháp luật để cán bộ và ngƣời dân dễ tiếp cận và dễ hiểu hơn. Bên cạnh đó, hoạt động điều tra, xác minh cũng là một phần quan trọng của quy trình thủ tục xử lý nhƣng với tình hình thực tế hiện nay thì việc này gặp rất nhiều khó khăn, tiêu tốn về mặt thời gian và công sức nhƣng kết quả không khả quan. Nên có sự kết hợp giữa việc công khai, tinh gọn về quy trình thủ tục đi cùng với áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý con ngƣời nhƣ đã đề cập tại mục 3.1 để việc giải quyết đƣợc nhanh chóng và thuận tiện hơn.
- Đối tượng bị xử lý:
Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nói chung và các hành vi vi phạm cụ thể nhƣ quy định về kết hôn, quy định về chế độ hôn nhân một vợ một chồng nói riêng chƣa từng đề cập đến một vấn đề cũng đƣợc nói là nhạy cảm trong xã hội đó là ngƣời đồng tính. Theo nhƣ luật quy định thì chỉ xác định giới tính là nam hoặc nữ thực hiện các hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo luật định. Vậy nếu có trƣờng hợp vi phạm với ngƣời đồng giới tính thì sẽ xử lý thế nào?
Trên thực tế đã có những trƣờng hợp sau khi kết hôn xong có những ngƣời thay đổi về tâm sinh lý và không còn tình cảm với vợ, chồng của mình nữa mà lại có xu hƣớng thích những ngƣời đồng giới khác. Kết quả là ngƣời vi phạm vẫn sẽ ngoại tình và hệ quả tất yếu vẫn sẽ là ly hôn, gây hậu quả to
lớn cho không chỉ ngƣời bị xâm hại mà còn ảnh hƣởng tới rất nhiều ngƣời khác. Ngoài ra còn có trƣờng hợp có những ngƣời là đồng tính từ trƣớc khi kết hôn nhƣng vì sợ xấu hổ không dám công khai mà vẫn cứ lấy vợ, chồng để cho có rồi kết cục cũng không khác với trƣờng hợp nêu trên. Lĩnh vực hôn nhân gia đình là một mảng khá phức tạp nên vì thế cần phải có sự cân nhắc nhiều hơn, cụ thể hơn đối với đối tƣợng bị xử lý. Xã hội ngày càng phát triển, ngƣời dân cũng ngày càng ý thức đƣợc về quyền con ngƣời, quyền công dân nhƣng bên cạnh đó cũng có những hệ lụy kèm theo do đó cần phải có sự nhìn nhận sâu xa hơn để nắm bắt vấn đề. Mà theo pháp luật của Việt Nam thì những trƣờng hợp không đƣợc quy định là cấm trong luật thì không bị coi là vi phạm. Nếu vậy các trƣờng hợp vi phạm nhƣ đã đề cập ở trên xảy ra thì sẽ bị coi là bỏ lọt hành vi vi phạm, vì vậy để tránh đƣợc điều đó và đạt hiệu quả tốt hơn khi XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thì cần phải bổ sung về đối tƣợng bị xử lý.
Ngoài ra còn một loại đối tƣợng khác là các cá nhân ngƣời nƣớc ngoài kết hôn với ngƣời Việt Nam mà vi phạm quy định về chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì sẽ bị xử lý thế nào thì hiện nay chƣa có văn bản pháp luật nào quy định. Đây cũng là một vấn đề cần xem xét trong thời buổi hội nhập quốc tế hiện nay và khi ban hành luật điều chỉnh thì cần phải tôn trọng các điều ƣớc quốc tế mà nƣớc ta đã ký kết.
- Hình thức xử phạt:
* Hình thức phạt cảnh cáo là một hình thức phạt đƣợc xem là nhẹ nhất trong các hình thức xử phạt thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình, đƣợc áp dụng đối với những lỗi không nghiêm trọng hoặc có tình tiết giảm nhẹ. Đây là hình phạt mang tính chất cảnh báo, giáo dục đối với ngƣời vi phạm để từ đó những ngƣời vi phạm nhận thức về hành vi sai trái của mình, có ý thức trách nhiệm hơn khi ứng xử và hành động. Hình thức phạt thể hiện sự nhân văn trong hoạt động quản lý của nhà nƣớc, không phải cứ bất kỳ hành vi vi phạm
nào cũng xử phạt nặng và nghiêm khắc, không chỉ giúp ngƣời dân nâng cao hiểu biết và ý thức đƣợc về trách nhiệm của mình mà còn tránh đƣợc phản ứng trái ngƣợc nhƣ thái độ chống đối và sự phản ứng tiêu cực từ phía ngƣời vi phạm nếu bị phạt quá nặng. Trong khi đó vẫn đảm bảo đƣợc tính quyền lực và cƣỡng chế của nhà nƣớc, đánh vào tâm lý của ngƣời vi phạm. Phạt cảnh cáo là một hình thức rất phù hợp đối với mục đích XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
Tuy nhiên, hiện tại trên thực tế áp dụng thƣờng các lỗi phạt cảnh cáo thì cán bộ có thẩm quyền chỉ nhắc nhở, giáo dục thông qua cách trực tiếp phổ biến cho ngƣời vi phạm rồi bỏ qua chứ không tiến hành xử phạt theo đúng quy trình. Trong khi đó kể cả lỗi phạt cảnh cáo cũng phải ban hành quyết định, điều này thể hiện rằng cán bộ xử lý ngại việc và làm cho hiệu quả của cảnh cáo cũng bị giảm đi rất nhiều, ngƣời bị vi phạm sẽ nhanh chóng quên đi và sẽ lại vi phạm. Nhìn chung làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Cần phải nâng cấp hình thức phạt cảnh cáo, ví dụ ngoài việc phải xử lý đúng quy trình của hình thức xử phạt thì cần phải có thêm biện pháp bổ sung vào nhƣ bắt buộc tham gia lao động công ích và công bố niêm yết quyết định đối với ngƣời vi phạm tại UBND địa phƣơng để đánh vào tâm lý của ngƣời vi phạm.
* Hình thức phạt tiền đối với XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình đã đƣợc ghi nhận từ năm 2001 đến nay. Tuy nhiên thì việc cập nhật mức phạt theo tình hình phát triển của xã hội lại không hề đƣợc chú trọng, từ năm 2001 đến năm 2013 chỉ cập nhật đúng một lần mà mức phạt tăng cũng không đáng kể. Có thể nói hình thức phạt tiền đối với một số trƣờng hợp vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thực tế mà nói thì chỉ mang tính chất cho có để đảm bảo nguyên tắc mọi hành vi vi phạm đều có hình thức xử phạt tƣơng ứng vì đây không phải là cách giải quyết triệt để vấn đề. Nhƣng có những hành vi thì đối với tình hình mặt bằng chung xã hội hiện nay đƣợc nhận định là khá
thấp, theo Nghị định thì mức phạt cao nhất áp dụng đối với lĩnh vực này mới chỉ là 30.000.000 đồng.
Đối với các hành vi vi phạm nhƣ: bạo lực gia đình; tảo hôn; vi phạm quy định về cấm kết hôn; vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng; thì có thể điều chỉnh theo hƣớng nâng cao mức phạt tiền theo sự cân nhắc xem xét về tính hiệu quả tùy theo hành vi, tỉ lệ vi phạm theo vùng miền của từng hành vi và mức thu nhập mặt bằng chung của xã hội hiện nay. Ví dụ nhƣ hành vi tảo hôn và vi phạm quy định về cấm kết hôn thì ở những nơi ví dụ nhƣ thuộc địa bàn thành phố Hà Nội là rất hiếm xảy ra nhƣng bên cạnh đó thì vùng rừng núi, nông thôn xa xôi vẫn xảy ra. Trong khi đó thì hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, bạo lực gia đình lại thƣờng xảy ra ở khu vực thành thị hơn. Do đó cần phải xem xét kĩ càng về mặt thực tiễn để có mức phạt tiền sao cho phù hợp. Bên cạnh đó nên bổ sung tính phạt thêm cả trách nhiệm dân sự của ngƣời vi phạm do gây thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần cho ngƣời bị xâm hại thì sẽ hợp lý hơn.
Đối với những hành vi vi phạm quy định về giám hộ và nuôi con nuôi thì lại phải cần xem xét yêu cầu mức phạt cao hơn so với mức phạt hiện hành. Việc lợi dụng giám hộ để trục lợi là hành vi kiếm lời trái pháp luật, nhân danh việc giám hộ để nhận lại một hoặc nhiều lợi ích cho bản thân mà không nhằm phục vụ cho mục đích tốt. Trên thực tế việc trục lợi này sẽ nhận đƣợc rất nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần tùy theo từng trƣờng hợp nên cần phải nâng cao mức phạt hơn nữa. Còn hành vi lợi dụng giám hộ để xâm phạm tình dục hoặc bóc lột sức lao động thì lại càng phải tăng nặng hình phạt. Vấn đề ở đây là ngƣời cần đƣợc giám hộ bao gồm ngƣời bị mất hoặc mất một phần năng lực hành vi dân sự, trẻ chƣa thành niên .v.v. mà xã hội hiện nay đang rất nhạy cảm đối với những hành vi lợi dụng để xâm phạm tình dục hoặc bóc lột sức lao động mà đặc biệt là với trẻ em. Do đó cần phải tăng nặng để xử phạt thích đáng và củng cố niềm tin vào pháp luật trong nhân dân. Hành vi vi
phạm quy định về nuôi con nuôi cũng cần tăng mức phạt vì đây về bản chất là một việc làm nhân đạo mang tính nhân văn nhƣng bị một số cá nhân lợi dụng