Việc giám định là hết sức quan trọng, bảo đảm sự khách quan trong xử
lý vi phạm. Việc cơ quan Kiểm lâm là cơ quan kiểm tra, lập hồ sơ xử lý và quyết định xử phạt nhưng lại trực tiếp xác định thiệt hại gây ra đối với rừng,
phân loại, nhóm loài tang vật là động vật rừng để làm căn cứ xử phạt cần phải
thực hiện thận trọng, chặt chẽ về hồ sơ, có người làm chứng để bảo đảm tính
khách quan trong xử lý vi phạm.
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử
phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu Giám định được thực hiện theo quy định
Luật Giám định tư pháp, Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, Thông tư số 49/2014/TT-BN NPTNT ngày 23/12/2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực
nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Hiện nay, hoạt động giám định trong xử lý vi phạm đang gặp khó khăn
do số tổ chức giám định, người giám định có thẩm quyền giám định ít, các tổ
chức giám định ở các trung tâm, thành phố lớn, rất xa nơi bắt giữ, chi phí
giám định quá cao, trong khi cơ quan xử lý vi phạm rất khó khăn về kinh phí giám định, đặc biệt trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm có số lượng ít, không có nguồn kinh phí giám định...
Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh cần căn cứ quy định của pháp luật về người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc để tham mưu cho
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tăng cường số lượng người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo
vụ việc. Định hướng mỗi một địa bàn cấp huyện có ít nhất một người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo vệ rừng, động vật rừng để tham
gia vào việc lập hồ sơ xác minh tình tiết vi phạm, bảo đảm kịp thời, khách quan, đúng quy định của pháp luật khi lập hồ sơ xử lý vi phạm.