Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 64 - 66)

i. Ra quyết định xử phạt VPHC:

2.4.1. Những kết quả đạt được

Nhờ có chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, chính sách pháp luật,

sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các cấp chính quyền địa phương và các

ngành có liên quan trong lĩnh vực Lâm nghiệp đặc biệt, Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng ra đời, Ban thường

vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (khóa XV) ban hành Chương trình hành động số

27-CTr/TU ngày 23/8/2017 thực hiện Chỉ thị số 13- CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với

công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 23/10/2017 về thực hiện Nghị quyết

số 71/NQ-CP và chương trình 27- CTr/TU(gọi tắt là kế hoạch 216/KH- UBND). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kế hoạch số

1897/KH-SNNPTNT ngày 15/12/2017 để triển khai thực hiện kế hoạch

216/KH-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và có văn bản chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc tổ chức thực hiện Chỉ thị 13CT/TW.

Đến nay, tất cả các địa phương, tổ chức đơn vị đều xây dựng kế hoạch

thực hiện Chỉ thị. Qua đó, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu đã được tăng cường, đặc biệt sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể xã hội đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã

được phát huy nên đã tạo nhiều chuyển biến tích cực.

Việc triển khai thực hiện quyết liệt các chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã thực sự là cú hích quan trọng cho công tác quản lý tài nguyên rừng, bước đầu đã đem lại hiệu quả cho người dân, chủ rừng. Các sở, ban,

ngành và các địa phương được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện Chỉ thị 13 CT/TW đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, tạo

sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thái độ, trách nhiệm trong nội bộ cán

bộ,đảng viên cũng như cộng đồng dân cư, chủ rừng đối với công tác quản lý,

bảo vệ và phát triển rừng(QLBV&PTR) tăng cường sự giám sát của người

dân, cộng đồng, các đoàn thể xã hội xây dựng các phong trào toàn dân tham gia công tác QLBVR& PTR bằng nhiều hình thức phong phú.

Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ và phát triển rừng, nên những năm gần đây, tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh

vực Lâm nghiệp có những chuyển biến tích cực, tình trạng khai thác, chặt phá

rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luât đã từng bước được kiểm soát, không để điểm nóng về khai thác, phá rừng xảy ra.

Các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT về công

tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm

sản được các cấp, các ngành triển khai chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.

Công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, truy quét các điểm khai thác, phá rừng,

lấn chiếm rừng trái pháp luật được tổ chức thường xuyên, việc xử lý vi phạm

hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã

được hạn chế và giảm mạnh về số vụ, quy mô, tính chất, mức độ và hậu quả

xảy ra ít nghiêm trọng hơn, luôn đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật,

bảo đảm tính nghiêm minh, xử phạt đúng người, đúng tội, đảm bảo răn đe, giáo

dục các đối tượng vi phạm tránh tình trạng tái phạm cũng như nhờ làm tốt công

tác tuyên truyền, vận động nhân dân; quán triệt nghiêm túc và nêu cao tinh thần đấu tranh, tố giác của người dân. Góp phần làm giảm các vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nguyên nhân của kết quả đạt được

- Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về Lâm nghiệp và pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực Lâm nghiệp đã được tổ chức thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức, nội dung và biện pháp phong phú, đa dạng. Kết hợp giữa tuyên truyền, đối thoại trực tiếp với người dân trên địa bàn với tập huấn nâng cao năng lực

quản lý, bảo vệ rừng cho chính quyền cấp xã và các chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng dân cư nên nhận thức của cán bộ, công chức và người dân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Đã thực hiện có hiệu quả phương châm “bảo vệ rừng tại gốc” và “xã hội hóa công tác bảo vệ rừng”, cả trong nhận thức và hoạt động thực tiển. Sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong công tác bảo vệ rừng giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, đơn vị chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm từng bước đi vào nề nếp, phát huy có hiệu quả. Lực lượng Kiểm lâm đã thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng rừng của các chủ rừng; nắm chắc tình hình an ninh rừng để chủ động tổ chức kiểm tra, truy quét lâm tặc, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn quản lý.

- Thực hiện tốt việc xây dựng và phối hợp tổ chức thực hiện các đề án, phương án quản lý, bảo vệ rừng, đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp do UBND tỉnh và Sở NN&PTNT giao được Chi cục Kiểm lâm triển khai thực hiện đúng tiến độ, có chất lượng cao. Chi cục Kiểm lâm đã chủ động phối hợp tốt với các tổ chức quốc tế và tổ chức phi Chính phủ thực hiện các dự án bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở kết hợp với việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp của công tác cải cách hành chính . Tăng cường thực hành tiết kiệm chống lãng phí, sử dụng có hiệu quả kinh phí phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, thanh tra, kiểm tra và xử lý VPHC; bảo quản, sử dụng tài sản công đúng quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)