Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 76 - 79)

i. Ra quyết định xử phạt VPHC:

2.2.3. Bài học kinh nghiệm

Nhằm thực hiện tốt công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đạt kết quả như mong muốn sau khi đưa ra một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế cần phải rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, Các lực lượng chức năng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên rừng cần tích cực chủ động trong công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm

soát rừng, thường xuyên có mặt tại các thôn,bản, xã nơi có rừng bao phủ đặc

biệt là nơi thường xuyên xảy ra VPHC để trực tiếp giải quyết các thắc mắc,

kiến nghị của người dân như công tác trồng rừng, khuyến lâm, Quản lý bảo vệ

rừng, Nắm bắt thông tin các đối tượng liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp,

phân tích các hành vi trái phép, gây hại cho dân và nhà nước, kịp thời phát

hiện các hành vi VPHC để có cách giải quyết và ngăn chặn nhanh nhất; chủ động xây dựng, tham gia ký kết và thực hiện có hiệu quả các Quy chế phối

hợp đã ký kết, thường xuyên trao đổi thông tin, tổ chức giao ban để đảm bảo

việc phối hợp mang lại kết quả tốt nhất đồng thời đề ra các giải pháp khắc

phục những khuyết điểm, hạn chế.

Xử lý nghiêm hành vi vi phạm của các đối tượng trong lĩnh vực Lâm

nghiệp để đưa ra kiểm điểm trước dân để nhân dân lấy đó làm gương không

vi phạm pháp luật, thông qua việc phối hợp với chính quyền cơ sở và lực lượng ban quản lý rừng cộng đồng thôn bản, định xuất Lâm nghiệp tại các xã.

Hai là. Vấn đề bảo vệ, phòng chống cháy rừng là một trong những vấn đề cần được quan tâm. Chủ tịch UBND các cấp, các cơ quan chức năng

(Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy) tăng cường thực hiện trách

theo quy định, nhằm phát hiện chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng để các đơn vị, địa phương, chủ rừng chủ động

thực hiện tốt các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

Ba là,Chủ động hơn trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật cho người dân trên mọi phương tiện thông tin đại chúng (pano, áp phích,

truyền hình, truyền thanh,…), lồng ghép trong các buổi họp hoặc tổ chức cho

nhân dân tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ, quản lý rừng và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng sâu rộng đến nhân dân biết thực hiện, nâng cao được nhận thức về việc bảo vệ, quản lý rừng nhất là các vùng trọng điểm thường xảy ra vi phạm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Thông qua việc đánh giá thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực Lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm phân tích, làm rỏ

những kết quả đạt được cũng như những bất cập, vướng mắc liên quan trực

tiếp đến công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp; đồng

thời lý giải để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, bất cấp đó giúp xác định rỏ phương hướng, tìm ra các giải pháp hữu hiệu, phù hợp thực

tiển để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp trong thời gian tới.

Thực tế từ công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp

cho thấy, các hành vi vi phạm hành chính chủ yếu là các nhóm hành vi: Vi phạm các quy định về phá rừng trái pháp luật; Vi phạm các quy định về lấn, chiếm

rừng trái pháp luật; Vi phạm các quy định về khai thác rừng trái phép; Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng; Vi phạm các quy định về

PCCCR gây cháy rừng; Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng;

Vi phạm cácquy định về vận chuyển lâm sản trái phép; Vi phạm các quy định

về mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái pháp luật; Vi phạm các

thủ tục hành chính trong mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh lâm sản.

Qua nghiên cứu cũng thấy được tình hình và kết quả triển khai thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cũng như thực tiễn vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp và thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực Lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế để từ đó đánh giá những mặt được của công tác xử lý vi phạm hành chính đồng thời đưa ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực Lâm nghiệp.Nhằm mục đích ngày càng thực hiện tốt hơn công tác xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Giúp người dân nhận thức về

pháp luật cao hơn hạn chế áp lực vào rừng,các cơ quan thi hành pháp luật Lâm

nghiệp thấy rỏ trách nhiệm của mình trong công tác xử lý vi phạm để giúp cho công tác quản lý bảo vệ rừng và xử lý vi phạm hành chính đạt hiệu quả cao.

Chương III

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 76 - 79)