Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 64)

i. Ra quyết định xử phạt VPHC:

2.3. Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế

năm 2015 đến nay với cấp xử phạt là Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch

UBND cấp huyện, Chi cục trưởng chi cục kiểm lâm, Hạt trưởng hạt kiểm lâm, Đội trưởng đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng tổng cộng là 2.720 vụ chủ yếu là xử lý có đối tượng vi phạm. Nhằm đảm bảo việc xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp đúng thẩm quyền.

2.3. Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế có diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp 348.789,28 ha, trong đó diện tích đất có rừng 311.051,09 ha, rừng tự nhiên: 212.180,45 ha, rừng trồng: 98.870,64 ha. Độ che phủ rừng toàn tỉnh hiện nay đạt 57,34%.

So với các địa phương khác trên cả nước, rừng tự nhiên tại Thừa Thiên Huế cơ bản vẫn được giám sát chặt chẽ, không để xảy ra điểm nóng phá rừng;

sản xuất lâm nghiệp đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng,

góp phần đáng kể tăng trưởng kinh tế địa phương, là cơ hội làm giàu của

nhiều hộ dân ở vùng nông thôn, miền núi; trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng

chỉ rừng FSC đang phát triển theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, tình hình khai thác gỗ trái phép, xâm lấn rừng mặc dù vẫn diễn ra nhỏ, lẻ nhưng tiềm ẩn

nhiều diễn biến phức tạp; cháy rừng vẫn xảy ra ở hầu hết các địa phương

trong toàn tỉnh.

Đội ngủ thực thi pháp luật Lâm nghiệp, đã áp dụng các quy định pháp

luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản

chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế để xây dựng kế hoạch, phương

án, biện pháp nghiệp vụ triển khai thực hiện, tham gia ký kết các quy chế phối

hợp cũng như tăng cường công tác tuần tra, truy quét, chốt chặn tại các điểm nóng thường xảy ra tình trạng khai thác, mua, bán vận chuyển lâm sản trái

pháp luật; tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến kinh doanh gỗ và các loại

lâm sản khác nhằm kiểm soát, quản lý địa bàn và xử lý triệt để các hành vi VPHC trong lĩnh vực Lâm nghệp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nạn xâm

hại tài nguyên rừng.

Tình hình vi phạm pháp luật lâm nghiệp

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm lâm phối hợp các đơn vị chủ rừng tổ

chức 529 đợt truy quét với 13.986 công, lập biên bản xử lý 271 vụ vi phạm,

tịch thu 170,98 m3 gỗ, 23 máy cưa xăng, 02 máy tời gỗ, 76 xăm ô tô, tháo dỡ

162 lán trại và 2.317 bẫy các loại. So với cùng kỳ năm trước, số đợt truy quét tăng 163 đợt, số vụ bắt giữ tại rừng tăng 32 vụ, lâm sản tịch thu trong các đợt

truy quét giảm 24,7 m3, tăng 4.387 ngày công tham gia. Nhìn chung các đơn

vị chủ rừng và Kiểm lâm đều tăng cường tổ chức truy quét tại rừng và thực

hiện phân bố đều trên các diện tích được giao.

Các đơn vị kiểm lâm trên địa bàn của tỉnh đã chủ động phối hợp với chủ

rừng tổ chức triển khai truy quét tại rừng với lực lượng lớn đã kiểm tra xử lý

các vụ vi phạm hành chính tại rừng, với lực lương phối hợp đồng bộ nên tạo

lực lượng mạnh trong tuần tra, chốt chặn tại các điểm xung yếu, đi kiểm tra

rừng trên diện rộng đã phần nào hạn chế được các hành vi xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn toàn tỉnh.

Tình hình thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg của Kiểm lâm và các chủ rừng

STT CÁC HẠNG MỤC Đvt Chủ rừng Kiểm lâm TỔNG

1 Số đợt truy quét đợt 295 234 529

2 Số vụ lập biên bản vụ 125 146 271

3 Công tham gia truy quét công 5.157 8.829 13.986

4 Lâm sản tịch thu m3 44,568 126,412 170,98

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)