Tuyên truyền,vận động nhân dân; sự phối hợp các cơ quan, tổ chức trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 88 - 94)

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.2.6 Tuyên truyền,vận động nhân dân; sự phối hợp các cơ quan, tổ chức trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm

trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm

- Việc tuyên truyền, vận động trong nhân dân có vai trò hết sức quan

trọng trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, cũng như đấu tranh xử

lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Một khi người

dân nhận thức được tác hại từ việc xâm hại tài nguyên rừng,ảnh hướng đến

cuộc sống của nhân dân, ảnh hưởng đến môi trường sống và các hành vi xâm hại tài nguyên rừng là vi phạm pháp luật và sẽ bị trừng trị theo quy định của

pháp luât. Nhận thức được tầm quan trọng của rừng ảnh hướng đến đời sống

của nhân dân, từ nhận thức đúng sẽ dẫn đến có hành động đúng, giúp nhân

dân coi việc bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân của toàn xã hội, không

chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên rừng, cùng chung tay bảo vệ rừng đấu tranh tố giác các hành vi xâm hại tài nguyên rừng nhằm bảo đảm tài nguyên rừng được bảo vệ, ổn định “an

- Tiếp tục hoàn thiện cách tiếp cận đồng quản lý. Đồng quản lý được

xem là một giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng ở Việt Nam. Sau hơn một thập kỷ manh nha và thực hành thí điểm,

các mô hình đồng quản lý trong rừng đặc dụng đã phần nào khẳng định được tính ưu việt trong việc gìn giữ, bảo vệ những khu vực rừng giàu tài nguyên và

đa dạng sinh học, đồng thời góp phần ổn định đời sống, thu nhập cho người

dân sống gần rừng. Nhằm tổ chức các biện pháp thu hút cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia quản lý khu rừng đặc dụng và thực hiện dự án đầu tư vùng đệm, từ đó giúp người dân phát triển kinh tế, hạn chế tác động xâm hại đến tài nguyên rừng, góp phần hạn chế các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh

vực Lâm nghiệp.Hỗ trợ cộng đồng trong vùng đệm phát triển kinh tế, hạn chế

sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng khu bảo tồn: thành lập quỹ môi trường

thôn/bản, hỗ trợ xây dựng và phát triển các mô hình canh tác tổng hợp dựa trên cơ sở các hệ sinh thái tự nhiên tại địa phương, thiết lập khung quy chế

tham gia quản lý bảo tồn của cộng đồng vùng đệm đối với các đơn vị chủ

rừng từ đó nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác bảo vệ rừng..

-Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chống buôn bán, sử dụng động vật

hoang dã và những dẫn xuất của động vật hoang dã (cao Hổ cốt, mật Gấu, bao

tử Nhím,…) để cán bộ, công chức trong ngành gương mẫu thực hiện và thay

đổi hành vi, giảm nhu cầu tiêu thụtrái phép đối với động vật hoang dã.

- Để công tác xử lý vi phạm hành chính đạt hiệu quả cao và đảm bảo

mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp được phát hiện kịp xử lý

kịp thời, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả cần thiết phảỉ có sự phối hợp giữa

chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, nhất là các cơ quan có

thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Có sự

phối hợp lực lượng liên ngành theo các quy chế phối hợp giữa lực lượng

Kiểm lâm, công an, quân sự trong đấu tranh xử lý các hành vi xâm hại tài nguyên rừng và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.Các

đơn vị tham gia ký kết quy chế phối hợp đã phối hợp thực hiện tốt công tác

tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan trong lĩnh vực

quản lý, bảo vệ rừng; công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, truy

quét tại rừng; điều tra, xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật và trong nắm bắt, quản lý các đối tượng thường có hành vi khai thác, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép.

- Các cơ quan làm công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Lâm nghiệp cần thường xuyên phối hợp, ký kết các quy chế phối hợp nhằm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, có sự chia sẽ thông tin, tin báo để phối hợp nhịp nhàng trong việc trinh sát,truy đuổi và thành lập các đoàn liên ngành chốt chặn nhằm phát huy sức mạnh các lực lượng trong

việc trấn áp cũng như đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, thường xuyên giao ban, tổng kết đúc rút kinh nghiệm

trong các đợt phối hợp, các quy chế phối hợp để tìm ra các giải pháp tối ưu

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp qua nghiên cứu cần đưa ra những phương hướng để định hướng làm tiền đề cho việc xử lý vi phạm đồng thời đưa ra các giải pháp như sau:

Hoàn thiện hệ thống pháp lý về xử lý vi phạm hành chính Hoàn thiện tổ chức bộ máy

Hoàn thiện chính sách đãi ngộ cho đội ngũ Kiểm lâm

Áp dụng công nghệ trong xử lí vi phạm hành chính Tuyên truyền trong công tác bảo vệ rừng (BVR)

Tuyên truyền,vận động nhân dân; sự phối hợp các cơ quan, tổ chức trong

phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm :

Trên cơ sở đưa ra những giải pháp để thực hiện có hiệu quả công tác xử

lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác đấu tranh, xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

KẾT LUẬN

Quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ngăn chặn nạn phá rừng,

khai thác gỗ trái phép, săn bắt buôn bán động vật hoang dã; chống người thi

hành công vụ... trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp bách, với những thay đổi bất thường của thời tiết, nhiệt độ trái đất đang tăng dần, ô nhiễm môi trường, động đất, sóng thần, lũ lụt, sạt lỡ đất, hạn hán...xảy ra bất thường vời

tần suất ngày càng cao ở nhiều nơi trên trái đất với những hậu quả ngày càng nghiêm trọng thiệt hại về nhân mạng và của cải vật chất rất lớn. Chính vì vậy,

vai trò của rừng đối với đời sống của con người và sự tồn vong của trái đất càng được thể hiện rõ nét và sâu sắc. Mặc dù, ý thức và nhận thức của người

dân về rừng đã được nâng cao nhưng vì cuộc sống mưu sinh hàng ngày, đặc

biệt là những người dân sống phụ thuộc vào rừng, ngày ngày rừng vẫn bị khai

thác sử dụng tài nguyên rừng bừa bãi, lãng phí. Việc bảo vệ và phát triển rừng

là trách nhiệm không phải chỉ riêng một ngành mà là trách nhiệm của toàn dân, của toàn xã hội. Trong đó lực lượng Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt có

trách nhiệm tham mưu cho chính quyền các cấp.

Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp còn nhiều hạn

chế bất cập, việc chưa chú trọng đến các sự kiện, vụ việc sẽ phát sinh sau khi

xử lý vi phạm hành chính đã tạo ra những kẻ hỡ của pháp luật mà với những đối tượng cầm đầu có hiểu biết về pháp luật, khi đối mặt với chúng gây rất

nhiều khó khăn cho cán bộ công chức có thẩm quyền và trách nhiệm có liên

quan đến vụ việc, nhưng ngược lại việc đối mặt với các đối tượng này là những cơ hội tiếp cận với thực tiễn công việc từ đó rút ra những bài học kinh

nghiệm quý báu để ngày càng nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh

vực Lâm nghiệp.

Qua nghiên cứu các khái niệm, đặc điểm, nội dung, các nguyên tắc xử lý

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng như công tác xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực Lâm nghiệp từ đó đánh giá thực tiễn vi phạm hành chính

đưa ra những hạn chế cũng như nguyên nhân hạn chế trong việc xử lý vi

phạm hành chính. Đồng thời xây dựng quan điểm để định hướng việc xử lý vi

phạm hành chính đạt hiệu quả, thông qua việc mạnh dạn đưa ra một số giải

pháp nhằm bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm

nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế như hoàn thiện hệ thống pháp luật về

xử lý vi phạm hành chính, hoàn thiện tổ chức bộ máy, hoàn thiện chính sách đãi ngộ cho đội ngủ kiểm lâm,áp dụng công nghệ trong xử lý vi phạm hành chính, tuyên truyền trong công tác bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức nhân dân,

sự phối hợp các cơ quan, tổ chức trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm.

Hoạt động vi phạm hành chính trong pháp luật Lâm nghiệp với những đối tượng trực tiếp tham gia chủ yếu là những người dân có mức thu nhập

thấp, trình độ kỹ thuật canh tác sản xuất lạc hậu, đời sống còn phụ thuộc vào việc khai thác các loại lâm sản có sẵn trong rừng để duy trì và đảm bảo cuộc

sống mưu sinh vì vậy cần đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm ổn định... Bên cạnh đó, cần

có những chính sách hỗ trợ, chính sách phát triển kinh tế nông thôn miền núi để phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, các xã biên giới để đảm bảo an

sinh xã hội.

Do hạn chế về mặt thời gian,kinh nghiệm, công tác phòng chống dịch

bệnh Covil, lũ lụt ở miền trung, tham gia cứu hộ do sạt lỡ đất tại thủy điện Rào Trăng 3 và nguồn tài chính nên đề tài chưa đi sâu nghiên cứu, đánh giá

toàn diện các nguyên nhân ảnh hưởng, tác động của kinh tế, văn hóa, xã hội đến vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính từ thực tiễn tỉnh Thừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 88 - 94)