Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 66 - 76)

i. Ra quyết định xử phạt VPHC:

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.4.2.1. Những hạn chế

a) Do văn bản quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực Lâm nghiệp:

- Thực tế cho thấy các văn bản về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP đến Nghị định số 35/2019/NĐ

- CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp tuy

nhiên một số quy định, hướng dẫn cụ thể vẫn còn thiếu và khá bất cập, gây khó khăn, vướng mắc trong thực tiển thực hiện và áp dụng pháp luật. Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật XLVPHC quy định buộc đối tượng vi

phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi

phạm vào ngân sách nhà nước trong trường hợp họ chiếm đoạt, sử dụng trái phép để VPHC. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng đã gặp phải một số khó khăn do chưa được quy định cụ thể: về thành phần hội đồng xác định chất lượng, giá

trị còn lại của phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi VPHC; quy định

về thời điểm trả lại tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp. Đề nghị quy định cụ thể cơ quan chuyên môn có liên quan trong việc thành lập Hội đồng định giá tang

vật vi phạm hành chính trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp

một khoản tiền tương đương giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

vào ngân sách nhà nước để thay thế cho việc thực hiện hình thức xử phạt tịch

thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1, Điều

126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và khoản 1, Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ.

Vì vậy, cần thiết phải rà soát, hệ thống hóa, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp

cho phù hợp và dể thực hiện.

- Một số quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp giữa cơ quan kiểm lâm và các cơ quan chức năng có thẩm quyền như Công an, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường và

Thanh tra chuyên ngành chưa thực sự cụ thể, có nhiều vướng mắc, bất cập, đan xen, chồng chéo nên rất khó khăn trong thực tiển áp dụng.

- Cũng theo pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm

mà không có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả,

dẫn đến việc bất hợp lý và làm chậm trong quá trình xử lý. Như trong trường

hợp phát hiện bắt giữ vụ vi phạm, kiểm lâm viên phải chờ kết quả giám định

hoặc xác định giá trị lâm sản, phương tiện mới lập biên bản vi phạm; phải chờ

quyết định tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện của cấp có thẩm quyền mới lập

biên bản tạm giữ vì phụ thuộc vào thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền tạm giữ.

-Trong quá trình thực thi pháp luật, có một số trường hợp vi phạm mà tang vật vi phạm hành chính được phát hiện bắt giữ tại những địa bàn rừng có điều kiện địa hình rất phức tạp không thể vận chuyển số tang vật vi phạm về nơi tạm giữ an toàn. Luật xử lý vi phạm hành chính(XLVPHC) có quy định

về vấn đề tiêu hủy hàng hóa vật phẩm, cây trồng, vật nuôi… nhưng không có hướng dẫn tiêu hủy đối với gỗ khai thác trái phép. Kiến nghị cần có quy định, hướng dẫn cụ thể việc xử lý tiêu hủy đối với lâm sản bị khai thác trái phép nhưng do điều kiện địa hình phức tạp, vùng sâu, hiểm trở khó vận chuyển về nơi tạm giữ, hoặc vận chuyển về được nhưng chi phí quá lớn, cao hơn gía thành bán đấu giá lâm sản tịch thu.

- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng theo quy định nêu tại Luật Xử lý vi

phạm hành chính phần lớn là các tình tiết định tính, không có định lượng nên sẽ khó khăn khi áp dụng, ví dụ không có định lượng như thế nào là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc như thế nào là trình độ lạc hậu; đến mức độ nào là vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn. Ngoài ra, chú ý tới tình tiết giảm nhẹ áp dụng đối với đối tượng vi phạm hành chính là phụ nữ có thai (đây là dấu hiệu không phải lúc nào cũng nhận biết được).

Vì vậy, khi lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt khi đối tượng vi

phạm là người dân ở vùng núi vùng sâu, vùng xa, thuộc dân tộc ít người thì phải thể hiện các nội dung này trong biên bản làm việc, biên bản lấy lời khai v.v... để người đề xuất xử lý vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử lý vi

Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành vẫn chưa cho sử dụng xử phạt

bằng hình ảnh thu được từ các thiết bị thu được trong lĩnh vực Lâm nghiệp mà phải xử lý bằng phạm pháp quả tang.

-Về hình thức xử phạt, trên cơ sở kế thừa những hình thức phù hợp đã có, tiếp thu những yêu cầu mới của dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Luật đã quy

định một hệ thống các hình thức xử phạt mới, hiện đại, bỏ những biện pháp

chế tài không còn phù hợp. Đối với các chế tài hành chính, đã có sự phân biệt

về tính chất, mức độ và cách thức áp dụng đối với từng loại chế tài chứ không

áp dụng ngang nhau như trước đây. Một số chế tài nghiêm khắc dưới góc độ hành chính như cưỡng chế lao động, phạt không giam hành chính, tập trung

cải tạo đã bị hủy bỏ.

-Một số quy định về hình thức và mức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với các hành vi vi phạm vẫn còn thiếu nghiêm khắc để răn đe và giáo dục người vi phạm điều này, phần nào làm hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm

hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

-Các văn bản quy phạm pháp luật quy định lĩnh vực Lâm nghiệp còn có nhiều bất cập, chồng chéo, chưa rõ ràng, thẩm quyền xử phạt không chỉ quy định cho Kiểm lâm họ là những người được đào tạo về nghiệp vụ, chuyên môn về lâm nghiệp, có kiến thức trong việc xác định vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, mà còn quy định cho

nhiều cơ quan khác như Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển,

Hải quan, Quản lý thị trường cho đến Chủ tịch UBND các cấp, thanh tra

chuyên ngành. Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực Lâm nghiệp là khá rộng, điều này dẫn đến sự chồng chéo trong khi tiến hành xử lý vi phạm hành chính. Có một số trường hợp cán bộ Kiểm lâm hay cơ quan có thẩm quyền phát hiện

vụ việc, lập biên bản, tịch thu tang vật tại chỗ, xong xử phạt lại không thuộc

trong khi vụ việc xảy ra trong rừng sâu hay biên giới, tang vật vi phạm là

động thực vật tươi sống thì việc bảo quản tang vật là vô cùng khó khăn, thậm

chí không thể thực hiện được. Thêm nữa, người có thẩm quyền xử phạt phải

giải quyết quá nhiều vi phạm do cấp dưới chuyển lên trong khi đó lại chỉ biết

về vi phạm thông qua giấy tờ, tài liệu, điều này sẽ làm giảm độ chính xác,

hiệu quả của xử phạt vi phạm hành chính. Mặt khác, thẩm quyền xử phạt của

Kiểm lâm vẫn còn hạn chế so với nhiệm vụ được phân công.

- Vẫn còn tình trạng cả nể, lạm dụng quyền hạn được giao ở các cơ quan

có thẩm quyền XPVPHC như: Công an, Bộ đội Biên Phòng, Quản lý thị trường cũng như ở cấp chính quyền địa phương để lạng lách trong XPVPHC

nên một số vụ vi phạm bị xử phạt không đúng quy định pháp luật

b) Do công tác quản lý, bảo vệ rừng:

- Các cấp chính quyền, nhất là cấp xã và một số ngành chức năng chưa

thực sự đổi mới nhận thức; chưa phát huy trách nhiệm quản lý nhà nước về

rừng và đất lâm nghiệp. Vẫn chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động

nhân dân chấp hành pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp; thiếu chủ động

kiểm tra, ngăn chặn; khi lâm tặc phá rừng thì chính quyền sở tại chưa kịp thời

phối hợp, huy động lực lượng trấn áp, có nơi còn làm ngơ, phó mặc cho lực lượng kiểm lâm và các chủ rừng.

- Việc tuần tra, kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng, quản lý lâm sản của các đơn vị chủ rừng và Kiểm lâm trực thuộc còn hạn chế do lực lượng mỏng mà

địa bàn quản lý quá rộng lớn nên không đủ dàn trải hết các địa bàn quản lý gây khó khăn cho các lực lượng khi thực hiện nhiệm vụ nên tình trạng khai

thác, chặt phá rừng trái pháp luật vẫn còn xảy ra, đặc biệt là tình trạng xâm

canh, lấn chiếm đất rừng phòng hộ tại vùng giáp ranh với các tỉnh diễn biến

phức tạp nhưng chưa có giải pháp hiệu quả như mong muốn.

- Các đơn vị chủ rừng nhà nước chưa làm tròn trách nhiệm bảo vệ rừng

trong lâm phần được giao, thậm chí có nơi vì vụ lợi hoặc lợi ích cục bộ, trước

- Các chủ rừng chưa thật sự chủ động cho công tác quản lý tài nguyên rừng được giao, chỉ chú trọng đến diện tích rừng trồng, xem nhẹ việc bảo vệ

rừng tự nhiên và xâm lấn rừng, một số đơn vị đến nay chưa xây dựng phương

án quản lý rừng bền vững là quá chậm.

- Các vụ việc phá rừng chỉ Kiểm lâm chịu trách nhiệm thay cho các chủ

rừng khiến một số chủ rừng ỷ lại và thiếu trách nhiệm nên công tác quản lý

rừng tận gốc vẫn còn lỏng lẽo.

- Do chưa thực hiện đúng nguyên tắc “giao đất phải đồng thời với việc

giao rừng” nên nhiều địa phương đã xảy ra tình trạng “rừng không chủ trên

đất có chủ” đã tạo kẽ hở cho nạn phá rừng, xâm hại tài nguyên rừng và đất

rừng trái phép khó kiểm soát trong thời gian dài, dẫn đến việc tranh chấp, lấn

chiếm trái phép rừng và đất lâm nghiệp ở nhiều nơi đặc biệt là các vùng giáp ranh giữa các tỉnh do chưa có sự thống nhất rỏ ràng trên địa giới hành chính và thực địa nên còn chồng chéo và nguy cơ tranh chấp,lấn chiếm đất rừng rất

lớn, Chẳng hạn như tình hình lấn chiếm đất rừng trên địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quãng Trị, tại khu vực giáp ranh tại huyện Hải Lăng của tỉnh Quãng Trị và huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái phép tuy giảm về quy mô và mức độ nhưng vẫn còn diễn ra ở nhiều khu vực rừng tự nhiên, đặc biệt là địa

bàn giáp ranh giữa các chủ rừng, vùng giáp tỉnh Quảng Trị và Quãng Nam, vùng biên giới Việt – Lào.

- Vấn đề xây dựng các công trình thủy điện đã làm mất đi một diện tích

lớn rừng tự nhiên do việc mở đường,xây dựng nhà máy cũng như diện tích

rừng ngập nước dưới lòng hồ thủy điện.Điều này cũng gây ra nhiều khó khăn

trong công tác quản lý bảo vệ rừng cũng như xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.Điển hình là xây dựng 04 thủy điện gồm Alin B1, Alin B2, Rào Trăng 3, Rào Trăng 4 dọc tuyến đường 71 xâm hại tài nguyên rừng

- Một số địa phương, đơn vị thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên tại các cơ sở cưa xẻ, chế biến gỗ, các trại nuôi sinh sản sinh trưởng động vật

hoang dã trên địa bàn quản lý. Công tác theo dõi, xác nhận nguồn gốc lâm sản

và cập nhật số liệu, báo cáo còn thiếu chính xác, chưa chặt chẻ.

c) Việc tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Lâm nghiệp.

- Việc tổ chức triển khai, ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn

thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp

và xử lý vi phạm hành chính ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị còn chậm.

- Kỹ năng, nghiệp vụ của một số cán bộ, công chức, viên chức về

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp còn chưa cao tại

một số cơ quan liên quan hay UBND cấp xã nên đôi lúc việc xác định chủng

loại, đo tính quy cách, khối lượng; quản lý hồ sơ không đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao

- Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao (điển hình là những người dân ở vùng sâu, vùng xa với số vụ phá rừng càng ngày càng nhiều

và phức tạp như ở địa bàn các huyện Phong Điền,Phú Lộc,Nam Đông,A Lưới).

Chính quyền cấp xã miền núi chưa thật sự coi trọng công tác tuyên truyền, giáo

dục pháp luật cho người dân địa phương. Hiệu lực, hiệu quả các Quyết định Xử

lý vi phạm hành chính không cao, chế tài áp dụng chưa đủ răn đe, còn nhiều bất

cập, tạo ra tâm lý chủ quan và xem nhẹ,thậm chí coi thường pháp luật.

- Năng lực tham mưu, lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện của một số

lãnh đạo Ban quản lý và Hạt trưởng, Đội trưởng Kiểm lâm còn rất hạn chế về

kỹ năng, thậm chí có một số đồng chí không biết sử dụng máy tính, không có

những kỹ năng cần thiết của một thủ trưởng đơn vị, đã ảnh hưởng rất lớn đến

hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị.

- Trách nhiệm của một số cán bộ, công chức, kể cả lãnh đạo các đơn vị chưa cao, có biểu hiện xuề xoà, không chịu phấn đấu, cải thiện, không thật sự

nêu gương cho cán bộ dưới quyền, gây hiệu ứng làm việc cầm chừng, ảnh

hưởng đến tình hình chung.Công tác tham mưu và chất lượng tham mưu của các đơn vị còn nhiều hạn chế, đây là tồn tại nhiều năm nay nhưng vẫn chưa

cải thiện đáng kể khiến công tác lãnh đạo, quản lý bị ảnh hưởng. Nguyên nhân của tồn tại này do cán bộ không nắm chắc vấn đề, không nghiên cứu kỹ

hệ thống văn bản pháp luật liên quan, thậm chí chủ quan.

- Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách do đầu vào chưa được chú trọng

nên chất lượng của cán bộ bảo vệ rừng chuyên trách còn rất hạn chế, thậm chí

có một số cán bộ bảo vệ rừng có vấn đề về đạo đức công vụ, rất dễ hình thành nên nhóm tiêu cực nếu không có giám sát kỹ của lãnh đạo các đơn vị.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu; hình thức, nội dung chưa đa dạng, phong phú, chưa phù hợp với từng đối tượng riêng biệt nên hiệu quả không cao; việc phối hợp giữa các cấp, các

ngành trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế.

- Mối quan hệ và cơ chế phối hợp giữa các ngành chức năng trong công

tác bảo vệ rừng và trong xử lý vi phạm, nhất là xử lý các vụ án hình sự, các vụ

chống người thi hành công vụ vẫn còn bất cập, vướng mắc, thiếu thống nhất.

- Công tác xử lý vi phạm hành chính chưa thật sự triệt để, vẫn để xẩy ra

tình trạng bỏ lọt đối tượng vi phạm, bỏ sót hành vi vi phạm, áp dụng hình thức và mức xử phạt trong một số trường hợp chưa đúng với hành vi vi phạm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 66 - 76)