Quan điểm bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 82)

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Quan điểm bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế

TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Quan điểm bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả,đảm bảo công tác xử lý VPHC trong

lĩnh vực Lâm nghiệp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

về Lâm nghiệp, cần thiết phải thực hiện theo phướng hướng như sau:

-Cần phải xây dựng hệ thống pháp luật quy định đầy đủ, thống nhất,

toàn diện các vấn đề về xử lý VPHC trong lĩnh vực Lâm nghiệp, bảo đảm kế

thừa những quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm, kịp thời khắc phục một cách cơ bản những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật xử lý VPHC trong

lĩnh vực Lâm nghiệp hiện hành; đặc biệt là tình trạng quy định pháp luật

không cụ thể, thiếu thống nhất, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật chung và quy định của pháp luật chuyên ngành.

-Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, cụ thể và phù hợp giữa quy định của pháp luật và pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

Tiếp tục hoàn thiện về hình thức, nội dung và tính hệ thống của văn bản pháp

luật về Lâm nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về giao đất, giao rừng, cho thuê rừng và cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng rừng và đất rừng; các quy phạm pháp luật về quy hoạch,

kế hoạch BV&PTR tại từng địa phương; các quy định pháp luật về xác định

ranh giới rừng, đất trồng rừng; thống kê, theo dõi diễn biến rừng, đất trồng

rừng; các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý VPHC và xử lý

-Tổ chức truy quét đối tượng vi phạm tại những khu rừng tự nhiên giàu trữ lượng, rừng giáp ranh với tỉnh Thừa Thiên Huế để phát hiện và xử lý

những phần tử cố ý không tuân thủ pháp luật về Lâm nghiệp, tiếp tay cho bọn

lâm tặc phá rừng, hủy họa môi trường sống của nhiều loài động, thực vật, đặc

biệt ảnh hưởng nhiều mặt về kinh tế và an ninh - quốc phòng. Huy động lực lượng tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng lớn mạnh, có sự

phối hợp đồng bộ, thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động, tiến hành truy quét, triệt phá những ổ, nhóm lâm tặc hung hãn chống đối người thi hành công vụ tránh tạo thành điểm nóng phá rừng. Xử lý nghiêm khắc các tổ chức,

cá nhân vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp, những người bao che cho các đối tượng vi phạm, những người “bảo kê” cho phép khai thác rừng và cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp không đúng thẩm quyền, sai pháp luật; xử lý trách nhiệm hành chính và bắt

bồi thường những thiệt hại về rừng do họ gây ra, nếu nghiêm trọng phải truy

cứu trách nhiệm hình sự.

- Các cây gỗ rừng, lâm sản bị chặt phá, khai thác trái phép, khi phát hiện,

cần thu gom lại và bảo quản đúng quy định để xử lý kịp thời theo quy định

pháp luật, tránh để tồn đọng kéo dài gây hư hỏng, tổn thất tài sản của nhà

nước.Thường xuyên kiểm tra, xử lý, thu hồi giấy phép kinh doanh của các cửa

hàng kinh doanh,cơ sở cưa xẻ, chế biến gỗ trái phép và các cửa hàng ăn uống đặc sản chế biến từ thịt các loài động vật hoang dã, quý hiếm.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương cơ

sở trong quản lý nhà nước về Lâm nghiệp. Đảm bảo sức mạnh của chính

quyền địa phương trong kiểm tra, ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các trường

hợp xâm hại rừng; đồng thời phải xây dựng cơ chế chịu trách nhiệm trước

pháp luật về tình hình an ninh rừng do địa phương quản lý. Chính quyền cơ sở

phải chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp của mình về tài nguyên rừng

trạng lâm tặc phá rừng trên địa bàn thành điểm nóng, thì Chủ tịch xã/ huyện

và những người lãnh đạo trực tiếp của địa phương đó phải bị xử lý kỷ luật. -Kiện toàn bộ máy cơ quan kiểm lâm từ tỉnh đến cơ sở;nên giao thêm biên chế công chức kiểm lâm, kết hợp với nâng cao trách nhiệm, năng lực

thực thi công vụ cho đội ngũ công chức, viên chức kiểm lâm; tăng cường

công chức kiểm lâm có đủ sức khỏe, đạo đức và năng lực công tác về phụ trách địa bàn xã.Chi cục Kiểm lâm tỉnh nên có kế hoạch hỗ trợ chính quyền

cấp huyện, xã kiểm tra phát hiện, quản lý các đối tượng tác động đến rừng và ngăn chặn kịp thời các trường hợp xâm hại rừng để khai thác gỗ và lâm sản quý hiếm trái phép nhằm hạn chế triệt để các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

- Có cơ chế, chính sách đặc thù để tăng mức thu nhập cho cán bộ ngành lâm nghiệp nói chung và cán bộ, công chức kiểm lâm nói riêng do điều kiện, môi trường làm việc độc hại, khó khăn, thời tiết khắc nghiệt; khối lượng công

việc nhiều và có yếu tố nguy hiểm cao trong khi thi hành nhiệm vụ do tình trạng chống đối của người vi phạm pháp luật lâm nghiệp ngày càng gia tăng.

-Tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động phối hợp liên ngành giữa

Kiểm lâm - Công an - Quân sự - Bộ đội Biên phòng trong công tác bảo vệ

rừng; thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục,

kiểm tra, truy quét, ngăn chặn tình trạng xâm hại rừng tại các địa bàn trọng điểm, nhất là vùng giáp ranh, vùng rừng còn giàu tài nguyên. Kiên quyết triệt phá các đầu nậu, ổ, nhóm lâm tặc hung hãn, những đối tượng chống người thi

hành công vụ.Phát huy hiệu quả hoạt động phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm và các cơ quan chức năng trong điều tra, xác minh, xử lý VPHC và truy tố,

xét xử hình sự các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiêp. -Đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan trong hoạt động thực thi công vụ nói chung và trong thực hiện các trình tự, thủ tục xử lý

Như vậy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xử lý VPHC trong lĩnh

vực Lâm nghiệp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về

Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được đặt trong bối cảnh

chung của tình hình trong nước và quốc tế. Nhất thiết phải đảm bảo phù hợp

với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, xu thế

phát triển chung của khu vực và quốc tế; đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách

hành chính, cải cách tư pháp và không ngừng nâng cao trách nhiệm, năng lực

thực thi công cụ của lực lượng kiểm lâm trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)