Thực tiễn vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 54)

i. Ra quyết định xử phạt VPHC:

2.2. Thực tiễn vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Thiên Huế

Công tác bảo vệ rừng tự nhiên, quản lý nương rẫy, lẫn chiếm đất rừng

Trong giai đoạn 2016-2020, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng,

bảo tồn đa dạng sinh học được chú trọng, đặc biệt tập trung chỉ đạo kiểm soát

các vùng trọng điểm về phá rừng, cháy rừng và quản lý có hiệu quả hoạt động

chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đúng quy định. Tình hình khai thác, vận chuyển, săn bắt động vật rừng, mua bán trái phép lâm sản trên

địa bàn tỉnh những năm trước đây xảy ra khá nghiêm trọng ở nhiều nơi đã giảm đáng kể.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, Sở Nông nghiệp và

PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1512/QĐ-UBND ngày 25/6/2019, Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng giữa

Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Các địa

bàn trọng điểm được tổ chức truy quét hiệu quả hơn nhờ lực lượng tập trung đủ mạnh, công tác quản lý, điều hành được thống nhất.Trong giai đoạn 2016 đến nay, lực lượng Kiểm lâm đã bám sát địa bàn rừng, kết hợp với ứng dụng ảnh viễn thám, đã kiểm tra và kịp thời phát hiện sớm và ngăn chặn 179 vụ phá

rừng, với tổng diện tích 53,99 ha tại các địa bàn huyện Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Thủy. Diện tích rừng bị phá đều thuộc

trạng thái rừng nghèo, chủ rừng là UBND xã, các Ban Quản lý Rừng phòng hộ và hộ gia đình, cộng đồng, nhóm hộ được giao rừng tự nhiên.

Công tác PCCCR

Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp cơ quan thẩm quyền có liên quan, trong những năm qua, tình hình cháy rừng tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên

Huế đã giảm đáng kể, điều này cho thấy được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ

của chính quyền địa phương, đặc biệt là lực lượng Kiểm lâm trên toàn tỉnh, đã

tăng cường thưc hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR trên địa

bàn; Chủ động phối hợp với Trung tâm khí tượng thủy văn, Đài phát thanh truyền hình tỉnh để dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng hàng ngày trong

các tháng mùa khô, nóng trên địa bàn tỉnh trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh giúp Ban chỉ đạo và Ban chỉ huy PCCCR các cấp chủ động phòng chống

cháy rừng trên địa bàn. Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 39 vụ cháy tập

trung trên diện tích rừng trồng các huyện: Phú Lộc, Phong Điền, thị xã: Hương

Thủy, Hương Trà và thành phố Huế gây thiệt hại với diện tích 268,9 ha.

Về ngăn chặn khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và thực thi lâm luật

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh tình hình rừng rất ổn định, những năm trước đây vẫn thường xảy ra các tụ điểm khai thác gỗ tại các tiểu khu rừng giàu trữ lượng gỗ quý ở thượng nguồn Hữu Trạch, Tả Trạch, Sông Bồ. Tuy nhiên, với phương án phối hợp lực lượng giữa các đơn vị Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của các chủ rừng nhà nước nên hầu như đã kiểm soát được

tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép.

Tại các tuyến thượng nguồn Tả Trạch, Hữu Trạch, thủy điện Bình Điền,

Sông Bồ, đường 71, đường 74 đều đã có lực lượng phối hợp chốt giữ 24/24

tại các Trạm Kiểm lâm cửa rừng yết hầu như: Chà Lệnh Mù Nú, La Ma, Trạm

Kiểm lâm lòng hồ Hương Điền, Trạm Kiểm lâm cửa rừng đường 71, Trạm

Kiểm lâm cửa rừng đường 74.

Lực lượng thực thi pháp luật Lâm nghiệp trên toàn tỉnh đã lập kế hoạch,

tổ chức kiểm tra, truy quét chống chặt phá rừng, tăng cường công tác tuần tra, ngăn chặn vi phạm Luật Lâm nghiệp và công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vưc Lâm nghiệp được biểu hiện thông qua tổng hợp đánh giá công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)