Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đà nẵng (Trang 49 - 52)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng

trƣởng ổn định và dần dần thƣơng hiệu Việt Capital Bank đã đi vào lòng công chúng trên địa bàn thành phố. Trải qua hơn 8 năm có mặt tại địa bàn, đến nay Việt Capital Bank Đà Nẵng đã phát triển đƣợc mạng lƣới với 1 chi nhánh và 2 phòng giao dịch. Đội ngũ nhân viên đã lên đến hơn 30 ngƣời.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh Đà Nẵng hàng TMCP Bản Việt chi nhánh Đà Nẵng

Việt Capital Bank Đà Nẵng thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng và các qui định của Ngành ngân hàng gồm:

- Nhận tiền gửi VNĐ và ngoại tệ.

- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn các doanh nghiệp và cá nhân. - Tín dụng tài trợ nhập khẩu, tín dụng hàng xuất khẩu.

- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh các loại.

- Thanh toán chuyển tiền trong nƣớc, thanh toán quốc tế. - Mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ .

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Bản Việt Chi nhánh Đà Nẵng

Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Việt Capital Bank Đà Nẵng

Cơ cấu tổ chức và quản lý của Việt Capital Bank Đà Nẵng đƣợc thực hiện theo mô hình trực tuyến chức năng. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban cụ thể nhƣ sau:

- Giám đốc: là ngƣời trực tiếp điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch hoạt động đƣợc giao theo sự chỉ đạo và điều phối của giám đốc khu vực. Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chi nhánh. Giám đốc Phó giám đốc P. QH khách hàng P. Quản lý tín

dụng P. Kế toán GD ngân quỹ Bộ phận hành chính

PGD Chi Lăng

PGD Hải Châu

- Phó giám đốc: thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định do Giám đốc phân công. Hỗ trợ giám đốc thực hiện việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Phòng quan hệ khách hàng: là đầu mối thiết lập giao dịch khách hàng, duy trì và mở rộng quan hệ với các khách hàng; tiếp thị đến khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của ngân hàng; phân tích, thẩm định và đề xuất tín dụng.

- Phòng quản lý tín dụng: thực hiện các thủ tục pháp lý hồ sơ vay vốn của khách hàng theo quy định của NHNN và quy định của pháp luật để cấp tín dụng (theo quy chế, quy trình cho vay, bảo lãnh, mở LC…) cho khách hàng; hạch toán giải ngân, thu nợ, thu lãi của khách hàng, hạch toán xuất tài sản đảm bảo; quản lý và thu hồi nợ; tổng hợp các báo cáo liên quan đến công tác tín dụng, bảo lãnh.

- Phòng kế toán giao dịch ngân quỹ: quản lý công tác kế toán tại chi nhánh; thực hiện và xử lý giao dịch trực tiếp với khách hàng; thực hiện công tác quản lý tài sản trong kho (tiền mặt VNĐ và ngoại tệ, vàng và các tài sản có giá, tài sản giữ hộ khách hàng…); quản lý công tác an toàn kho quỹ.

- Bộ phận hành chính: quản lý công tác hành chính; quản lý công tác nhân sự; quản lý công tác công nghệ thông tin tại chi nhánh.

- Phòng giao dịch: huy động tiền gửi; cấp tín dụng cho các cá nhân và tổ chức; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ; thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đà nẵng (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)