Tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động huy động tiền gửi của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đà nẵng (Trang 33 - 39)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3.Tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động huy động tiền gửi của

NHTM

a. Quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi

Quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi đƣợc đánh giá qua chỉ tiêu số dƣ huy động tiền gửi, số lƣợng khách hàng tiền gửi qua từng thời kỳ hoạt động của ngân hàng.

Quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi gia tăng đáp ứng cho hoạt động tài trợ không ngừng tăng trƣởng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Các NHTM cần xác định cụ thể quy mô nhu cầu huy động tiền gửi và có kế hoạch thực hiện chi tiết.

Bởi vì nếu lƣợng vốn quá ít sẽ không đủ cho ngân hàng thực hiện các hoạt động khác, từ đó buộc NHTM phải huy động từ các nguồn có chi phí cao hơn trong khi tính ổn định không đƣợc đảm bảo. Ngƣợc lại, nếu quy mô nguồn vốn này quá lớn thì NHTM sẽ phải trả lãi đầy đủ cho khách hàng trong khi nguồn lãi thu về ít do không có khả năng cho vay hết. Vì vậy, nếu ngân hàng không xác định quy mô nguồn vốn huy động dự kiến sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Một khi ngân hàng xác định cụ thể đƣợc quy mô vốn huy động sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng và triển khai các chƣơng trình, các sản phẩm huy động cụ thể giúp tăng cƣờng đƣợc khả năng huy động vốn của ngân hàng.

b. Thị phần huy động tiền gửi

Đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ trọng số dƣ huy động tiền gửi của ngân hàng trong tổng số dƣ huy động tiền gửi của các TCTD trên địa bàn ở từng thời điểm.

Thị phần đƣợc hiểu là phần thị trƣờng mà các sản phẩm, dich vụ của NHTM đã thâm nhập một cách thành công và mang lại phần lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Một NHTM đang nắm giữ thị phần đối với một sản phẩm nào đó tức là đã thu hút đƣợc một số lƣợng khách hàng khá lớn ƣa thích sử dụng sản phẩm của ngân hàng đó hơn so với các đối thủ cạnh tranh cung cấp sản phẩm cùng loại.

Mức tăng trƣởng thị phần huy động tiền gửi phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực huy động tiền gửi trên thị trƣờng mục tiêu.

c. Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi

Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi đƣợc phản ảnh thông qua tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

của chúng phù hợp với giá trị và kỳ hạn của tài sản có mà ngân hàng đang nắm giữ. Việc xác định cơ cấu tiền gửi huy động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngân hàng định hƣớng đầu tƣ hoặc cho vay lĩnh vực nào, với quy mô tƣơng ứng bao nhiêu thì cũng sẽ có kế hoạch xây dựng cơ cấu nguồn tiền gửi huy động tƣơng ứng. Các NHTM sẽ dựa trên cơ cấu nguồn tiền gửi hiện có và hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới nhằm đánh giá, phân loại khách hàng, phân đoạn thị trƣờng mục tiêu để định hƣớng hoạt động marketing huy động tiền gửi của ngân hàng.

Các loại cơ cấu thƣờng đƣợc sử dụng gồm:

- Cơ cấu nguồn tiền gửi theo kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn/Tổng tiền gửi và Tiền gửi có kỳ hạn/ Tổng tiền gửi. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng nguồn tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn trong tổng tiền gửi. Nếu tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn có số lƣợng lớn chứng tỏ sự ổn định về thời gian của nguồn tiền gửi là cao.

- Cơ cấu nguồn tiền gửi theo đối tƣợng gửi: Tiền gửi dân cƣ/Tổng tiền gửi và tiền gửi của tổ chức kinh tế/Tổng tiền gửi. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng nguồn tiền gửi của dân cƣ và các tổ chức kinh tế trong tổng tiền gửi.

- Cơ cấu nguồn tiền gửi theo loại tiền gửi: tiền gửi nội tệ/ Tổng tiền gửi và tiền gửi ngoại tệ/Tổng tiền gửi. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng tiền gửi nội tệ và ngoại tệ trong tổng tiền gửi.

- Cơ cấu nguồn tiền gửi theo hình thức huy động: Các hình thức huy động ở ngân hàng cũng phản ảnh khả năng huy độngvốn của ngân hàng. Các NHTM huy động nguồn tiền gửi bằng rất nhiều hình thức khác nhƣ phân chia theo thời gian thì có huy động tiền gửi ngắn hạn và huy động tiền gửi trung dài hạn; theo công cụ huy động thì có huy động tiền gửi thanh toán, huy động tiền gửi có kỳ hạn, huy động tiền gửi tiết kiệm… Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng cũng phát triển theo, từ

đó cách thức khách hàng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng cũng trở nên đa dạng hơn. Sự đa dạng các hình thức huy động góp phần mang lại nhiều sự tiện ích cho khách hàng, đồng thời ngân hàng thu hút tiền gửi từ khách hàng nhiều hơn.

Trong các loại cơ cấu, phân tích cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động tiền gửi có ý nghĩa rất quan trọng vì sự phù hợp giữa cơ cấu nguồn tiền gửi với cơ cấu sử dụng vốn là một vấn đề quyết định đến quản trị rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản trong ngân hàng. Cơ cấu nguồn tiền gửi đƣợc xem là hợp lý nếu nhƣ giá trị và kỳ hạn của chúng phù hợp với giá trị và kỳ hạn của tài sản có ngân hàng đang nắm giữ. Việc xác định cơ cấu nguồn tiền gửi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cơ cấu nguồn tiền gửi huy động phụ thuộc không chỉ vào một phần kế hoạch của ngân hàng mà còn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài đòi hỏi ngân hàng phải thƣờng xuyên nghiên cứu tiếp cận thị trƣờng để xây dựng cơ cấu hợp lý.

d. Chi phí huy động tiền gửi

Chi phí huy động tiền gửi là khoản chi phí đƣợc cấu thành bởi chi phí lãi phải trả cho các khoản tiền gửi và chi phí phi lãi phát sinh trong quá trình huy động tiền gửi.

Nhƣ vậy kiểm soát chi phí huy động tiền gửi là kiểm soát chi phí lãi và kiểm soát chi phí huy động ngoài lãi. Trong đó chi phí lãi là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của ngân hàng. Vì vậy kiểm soát chi phí lãi hay nói cách khác là kiểm soát lãi suất huy động là vấn đề quan trọng. Một ngân hàng đƣợc cho là thành công về mặt kiểm sóat chi phí huy động tiền gửi khi đƣa ra đƣợc các mức lãi suất đảm bảo đƣợc mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng giúp ngân hàng huy động đƣợc lƣợng tiền gửi đủ cho nhu cầu sử dụng nhƣng vẫn đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Chất lƣợng dịch vụ là nhận thức của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ của một ngân hàng cụ thể nào đó dựa trên sự so sánh thành tích của ngân hàng đó trong việc cung cấp dịch vụ với sự mong đợi chung của khách hàng đối với tất cả các ngân hàng khác cùng cung cấp dịch vụ.

Chất lƣợng dịch vụ trong hoạt động huy động tiền gửi có thể đƣợc đánh giá qua 2 cách:

-Đánh giá trong: do ngân hàng tự đánh giá dựa trên báo cáo tổng kết của

ngân hàng.

- Đánh giá ngoài: là đánh giá từ phía khách hàng thông qua khảo sát ý

kiến khách hàng. Thông qua phiếu khảo sát ngân hàng sẽ biết đƣợc mức độ hài lòng của khách hàng. Mức độ hài lòng của khách hàng đƣợc đo lƣờng bởi sự mong đợi và nhận định của khách hàng với các yếu tố nhƣ: quy trình, thủ tục; thời gian xử lý giao dịch; không gian giao dịch; thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng…

f. Kiểm soát rủi ro trong hoạt động huy động tiền gửi

Trong hoạt động huy động tiền gửi của NHTM, một số rủi ro mà ngân hàng thƣờng gặp nhƣ: rủi ro tác nghiệp, rủi ro thanh khỏan, rủi ro lãi suất, rủi ro đọng vốn…

- Rủi ro tác nghiệp: là rủi ro phát sinh do yếu tố con ngƣời, sự yếu kém (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong hệ thống công nghệ thông tin, thiếu các quy định của các NHTM, sự cẩu thả, sơ hở, gian lận của nhân viên dẫn đến các sai sót xảy ra trong các hoạt động của ngân hàng cũng nhƣ hoạt động huy động tiền gửi.

Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động huy đông tiền gửi đƣợc đo lƣờng qua hai tiêu thức: Số lỗi mắc phải trong quá trình thực hiện và mức độ thiệt hại do rủi ro này gây nên. Nếu số lỗi mắc phải trong quá trình thực hiện và mức độ thiệt hại do rủi ro này gây nên càng nhiều thì rủi ro tác nghiệp càng lớn và ngƣợc lại.

Công tác đối chiếu số dƣ định kỳ giữa ngân hàng và khách hàng là một cách thức nhằm giúp hạn chế rủi ro tác nghiệp có thể xảy ra trong hoạt động huy động tiền gửi.

- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản xảy ra trong trƣờng hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mƣợn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Huy động tiền gửi có thể ảnh hƣởng đến thanh khoản của ngân hàng khi khách hàng rút tiền trƣớc hạn với khối lƣợng tiền mặt lớn hoặc khi có những thông tin xấu về ngân hàng cũng ảnh hƣởng tâm lý gửi tiền của khách hàng khiến họ rút tiền đột suất làm ảnh hƣởng đến thanh khoản của ngân hàng.

- Rủi ro về lãi suất: Lãi suất huy động tiền gửi có thể biến động tăng hoặc giảm, có thể tỷ lệ thuận với lãi suất cho vay ra. Trong khi đó lƣợng tiền huy động tiền gửi lớn với lãi suất cao và kỳ hạn dài, nếu không kiểm soát chặt chẽ thì sẽ ảnh hƣởng đến kết quả inh doanh của ngân hàng. Trong những năm gần đây, sự biến động lãi suất khó lƣờng, ngân hàng áp dụng nhiều mức lãi suất khác nhau trong quá trình huy động tiền gửi và cho vay đã dẫn đến rủi ro của ngân hàng tăng cao. Nếu lãi suất trên thị trƣờng giảm, ngân hàng sẽ bị thiệt hại do trƣớc đó đã huy động tiền gửi trung và dài hạn với lãi suất cao. Ngƣợc lại, nếu lãi suất thị trƣờng tăng, ngƣời gửi tiền sẽ thấy lãi suất ngân hàng trả không thỏa đáng nên rút tiền đầu tƣ vào lĩnh vực khác.

- Rủi ro đọng vốn: Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng thƣơng

mại là nguồn vốn huy động. Để huy động đƣợc vốn ngân hàng phải trả lãi cho ngƣời gửi tiền. Nếu số này bị ứ đọng, không thể cho vay hoặc đầu tƣ vào các loại tài sản có thể sinh lời trong khi ngân hàng vẫn phải trả lãi cho số vốn đã huy động thì có nghĩa là các thiệt hại của ngân hàng đang diễn ra. Nếu quá trình này kéo dài ở mức độ lớn có thể dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh. Giải

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đà nẵng (Trang 33 - 39)