8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.4. Tổ chức hay đơn vị SDLĐ
a. Sự biến động của các đơn vị SDLĐ
Các tổ chức, đơn vị phát triển mạnh nhưng manh mún, nhỏ về quy mô và thiếu ổn định. Nhiều doanh nghiệp tư nhân thành lập và hoạt động trên mối quan hệ gia đình, không ký kết hợp đồng lao động, không đăng ký sử dụng lao động; tình trạng mượn tên, thuê mướn trụ sở tạm thời để đứng tên và thành lập công ty không có cơ sở pháp lý để thực hiện nghĩa vụ BHXH. Địa bàn rộng, doanh nghiệp đông, lực lượng SDLĐ lớn nhưng nhiều doanh nghịêp thành lập, giải thể, chuyển đi cơ quan khác quản lý không quản lý được; lao động thực tế luôn biến động, khó nắm bắt kịp thời, tác động không ít đến quản lý thu BHXH.
Số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, sẽ thu hút được lực lượng lớn lao động làm việc, điều này sẽ làm cho đối tượng tham gia BHXH tăng lên, số thu BHXH sẽ tăng lên và ngược lại.
b. Vai trò của tổ chức công đoàn
Công đoàn là tổ chức đại diện hợp pháp, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ nhưng tình trạng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp tư nhân là không có tổ chức công đoàn. Hiện nay phần lớn các đơn vị có đủ điều kiện nhưng chưa thành lập tổ chức công đoàn, do đó hạn chế về việc bảo vệ quyền lợi NLĐ và sự phối hợp giữa giới chủ và NLĐ trong tổ chức sản xuất kinh doanh. Nhiều đơn vị sử dụng lao động có tổ chức Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo; các tổ chức đoàn thể như công đoàn, Đoàn thanh niên. Tuy nhiên do hoạt động của các tổ chức chỉ là kiêm nhiệm không chuyên trách, vừa thiếu về nhân lực lại vừa yếu về chuyên môn nên vịệc kiểm tra, giám sát thực hiện Bộ luật Lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ còn hạn chế.