CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng nam (Trang 34)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH

1.4.1. Số lượng đơn vị và số lao động tham gia BHXH

Dự toán thu BHXH được BHXH xây dựng trên cơ sở căn cứ vào số lượng đơn vị sử dụng lao động thực tế. Để đảm bảo thu đúng, thu đủ cho đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Kế hoạch ngành BHXH đang tiến đến, cuối 2016 phải đảm bảo 100% số đơn vị và số lao động tham gia BHXH.

1.4.2. Số thu BHXH theo kế hoạch

Hằng năm, BHXH tỉnh căn cứ vào số đơn vị, số lao động tham gia và tình hình sản xuất kinh doanh, kết quả ước thực hiện thu BHXH năm báo cáo, dự báo khả năng tăng trưởng kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh của các huyện, thành phố; đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả thực hiện dự toán thu BHXH, như các chính sách tăng lương tối thiểu của Nhà nước, các yếu tố kinh tế - xã hội trong nước và của địa phương. Công tác thu phải đảm bảo thực hiện thu 100% kế hoạch đã đưa ra.

1.4.3. Quản lý nợ và công tác xử phạt

Quản lý nợ và công tác xử phạt. Định kỳ hàng tháng thông báo đến đơn vị về số thu nộp và số nợ BHXH trong tháng, đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH đúng thời hạn. Đối với các khoản nợ vượt quá thời gian quy định thì tính thu lãi phạt chậm đóng theo quy định của Luật BHXH. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH, BHXH không ngừng tăng cường chất lượng về sự phối hợp đồng bộ của tất cả các khâu, các bộ phận trong quá trình quản lý thu theo mô hình chức năng nhằm hạn chế tối đa nợ mới phát sinh. Tôn trọng và tuân thủ nguyên tắc: mỗi chuyên quản được phân công thực hiện từ đầu đến cuối công việc phân công, đôn đốc theo phần việc đã được giao, nhằm ràng buộc và xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của chuyên quản. Trên cơ sở đó, để đánh giá công tác thu có hiệu quả, BHXH Việt Nam đưa ra tỷ lệ nợ cho phép dưới 5% số phải thu.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM

2.1. GIỚI THIỆU VỀ BHXH TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1. Giới thiệu về BHXH tỉnh Quảng Nam

- Tên đầy đủ: Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam - Địa chỉ: 108 Trần Quý Cáp, Tam Kỳ, Quảng Nam - Điện thoại: 0510.3 852 903

- BHXH tỉnh Quảng Nam chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH Việt Nam, có con dấu và tài khoản riêng.

- Chức năng nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam

BHXH tỉnh Quảng Nam là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh Quảng Nam, có chức năng giúp Tổng giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế; thực hiện thu, chi, quản lý quỹ BHXH, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.

- Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam BHXH tỉnh Quảng Nam là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Quảng Nam tuân thủ theo nguyên tắc chế độ một thủ trưởng. Việc tổ chức này đã giúp cho BHXH tỉnh Quảng Nam hoạt động ổn định trong thời gian qua.

Với mô hình tổ chức bộ máy gồm ban lãnh đạo và 9 phòng nghiệp vụ và BHXH các huyện, thị xã, thành phố, toàn bộ hoạt động của BHXH tỉnh Quảng Nam được thực hiện xuyên suốt, các mảng hoạt động không bị chồng chéo hoặc bỏ trống, các chức năng được phân chia tách bạch, bảo đảm được

sự độc lập tương đối giữa các phòng, các bộ phận. Vì vậy, tạo khả năng kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau nhằm ngăn ngừa những hành vi gian lận và sai sót. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng nghiệp vụ, các bộ phận được quy định như sau:

Ban giám đốc: gồm giám đốc và các phó giám đốc

- Giám đốc: là người đại diện pháp nhân của BHXH tỉnh Quảng Nam, giám đốc trực tiếp điều hành chung mọi họat động của đơn vị.

- Phó giám đốc: được giám đốc phân công phụ trách quản lý và điều hành về mặt chuyên môn của một số bộ phận.

Phòng tổ chức hành chính: chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, công tác tuyên truyền, thi đua khen thưởng và các hoạt động văn phòng BHXH tỉnh.

Phòng thu BHXH: chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh quản lý đối chiếu và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc, thu BHXH tự nguyện, thu bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là BHXH), thu bảo hiểm y tế bắt buộc, thu bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế) của các đối tượng tham gia theo quy định của pháp luật.

Phòng chế độ BHXH: Chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh giải quyết các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Phòng cấp sổ, thẻ: Chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện công tác cấp và quản lý sổ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là BHXH), thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Phòng Giám định bảo hiểm y tế: Chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế cho người có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Phòng kế hoạch tài chính: Chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán của hệ thống BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật.

Phòng kiểm tra: Chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức cá nhân trong việc thực hiện các chế độ chính sách thu, chi BHXH, quản lý tài chính trong hệ thống BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật.

Phòng công nghệ thông tin: Chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống BHXH tỉnh theo quy định.

Phòng tiếp nhận quản lý hồ sơ: Chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết; tư vấn chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế, quản lý và tổ chức thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc hệ thống BHXH tỉnh theo quy định.

Hình 2.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức quản lý của BHXH tỉnh Quảng Nam (Phụ lục 1)

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam tỉnh Quảng Nam

2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi là Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước và Nông Sơn; 9 huyện, thành đồng bằng: thành phố Tam Kỳ, thành

phố Hội An, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.406 km2

Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển.

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 210C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng.

2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam

Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức bình quân chung của cả nước và giảm mạnh so với các năm trước (Dự kiến chỉ số giá tiêu dùng cả nước năm 2015 tăng khoảng 1,5-2,5% Dự kiến chỉ số giá tiêu dùng cả nước năm 2015 tăng khoảng 1,5-2,5%); đây là độ tăng chỉ số giá thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, Bình quân 11 tháng năm 2015 CPI tăng 0,65% so cùng kỳ.Năm 2014 CPI tăng 4,2%; năm 2013 tăng 6,7%; 2012 tăng 10,1%; 2011 tăng 15,2%.

Lãi suất huy động và cho vay giảm từ 0,2-0,5 % so với đầu năm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn phát triển sản xuất (Lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-8%/năm đối với ngắn hạn, 9-11%/năm đối với trung

dài hạn). Tăng trưởng huy động và tăng trưởng tín dụng vượt chỉ tiêu kế hoạch và cao hơn cả nước. Tổng vốn huy động hơn 25.130 tỷ đồng, tăng 21,6% so với đầu năm.Tín dụng tăng trưởng hơn 20% (Kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2015 của các TCTD trên địa bàn tỉnh 18,48%). Cả nước dự kiến tăng 17%, trong đó cho vay các chương trìnhtín dụng ưu đãi lãi suấtđược thực hiện tốt. Cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm gần 32%, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm gần 18%, cho vay chính sách chiếm gần 11% tổng dư nợ. Nợ xấu giảm đáng kể so với đầu năm và chiếm khoảng 0,5% tổng dự nợ.

Thu ngân sách tăng cao và sớm vượt dự toán năm. Dự kiến thu ngân sách nhà nước năm 2015 hơn 12.800 tỷ đồng, tăng hơn 40,6% so với dự toán ( 9.100 tỷ đồng). Trong đó, thu nội địa dự kiến đạt 8.000 tỷ đồng, vượt 26% dự toán và tăng hơn 29% so với cùng kỳ; thu xuất nhập khẩu vượt gần 65% dự toán, Dự kiến thu xuất nhập khẩu năm 2015 hơn 4.400 tỷ đồng. Tăng chủ yếu ở mặt hàng nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan về tình hình thu ngân sách thì tỉnh phải cân đối lượng lớn ngân sách để bù hụt thu cho một số huyện hụt thu trong năm. Dự kiến bù hụt thu năm 2015 cho 2 huyện Phước Sơn và Phú Ninh gần 90 tỷ đồng

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên 18.630 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với năm trước và chiếm gần 30,5% GRDP đạt chỉ tiêu đề ra trong năm 2015, năm 2014, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 16.600 tỷ đồng, chiếm hơn 32% GRDP, đây là cố gắng lớn trong thực hiện giải pháp trong huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm gần 30%, chủ yếu tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi và giảm nghèo.

Rà soát, đánh giá, tổng hợp toàn diện tình hình thực hiện các cơ chế ưu đãi đầu tư vượt trội từ 31/12/2005 trở về trước. Xây dựng cơ chế đặc thù

khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2015-2020. Trong năm 2015, đã cấp phép 10 giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn 157,8 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh là 115 dự án với tổng vốn đầu tư hơn1,8 tỷ USD.Số lượng doanh nghiệp mới trong nước tăng; doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp ngừng hoạt động giảm đáng kể so với cùng kỳ. Đến cuối tháng 10/2015, đã cấp phép mới 59dự án đầu tư trong nước. Đã có 734 doanh nghiệp trong nước đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 3.500 tỷ đồng; 89 doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động, 90 doanh nghiệp đăng ký giải thể, thu hồi hơn 411 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. So cùng kỳ năm 2014, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 27,7%, số doanh nghiệp ngừng hoạt động giảm 20,5%, số doanh nghiệp giải thể giảm 10%. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 90%) nên khó khăn trong huy động vốn, chậm đổi mới công nghệ, khả năng cạnh tranh thấp.

Tập trung rà soát, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2011- 2015, bổ sung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020. Thực hiện Luật Đầu tư công, đã xây dựng và ban hành Nghị quyết về tiêu chí dự án đầu tư công trọng điểm nhóm C; xây dựng quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung giai đoạn 2016-2020. Khó khăn trong xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn là nguồn vốn Trung ương dự kiến sơ bộ thấp hơn rất nhiều so với dự kiến nhu cầu tối thiểu của tỉnh; nguồn vốn tăng thu, vượt thu ngân sách tỉnh phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội từng năm, nên thiếu tính ổn định, khó dự báo cho cả thời kỳ trung hạn. Luật Đầu tư công có hiệu lực từ đầu năm nhưng hướng dẫn thực hiện Luật

còn chậm nên lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư năm 2016.

Trong thực hiện mục tiêu ổn định phát triển kinh tế vẫn còn gặp phải một số khó khăn. Nhu cầu chi đầu tư phát triển lớn, nhất là yêu cầu đối với các công trình trọng điểm của nhiệm kỳ 2011-2015 phải hoàn thành, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển tuy có cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư để triển khai đầu tư xây dựng một số công trình, dự án lớn gặp khó khăn, vướng mắc đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án: Đường Điện Biện Phủ, đường Tam Kỳ- Phú Ninh, đường trục chính vào Cụm CN Tam Thăng, đường Cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi; Khu liên hợp Sợi - Nhộm - Dệt - May Đông Quế Sơn; dự án Panko - Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Tam Thăng, .... Thu nội địa có tốc độ tăng cao và sớm hoàn thành kế hoạch nhưng thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn thấp so với dự toán, thu từ khu vực FDI 11 tháng 424 tỷ đồng, bằng 71,4% dự toán, nợ thuế của hai công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu chậm giải quyết.

Nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm đạt được một số kết quả nhất định. Chỉ số sản xuất công nghiệp, mức tiêu thụ sản phẩm vẫn duy trì mức tăng khá, đặc biệt là sản phẩm xe có động cơ, hàng linh kiện điện tử. Thu ngân sách sớm hoàn thành dự toán năm. Trong nông nghiệp dịch bệnh được kiểm soát, chăn nuôi phát triển ổn định. Nợ xấu ngân hàng tiếp tục giảm, lãi suất cho vay ổn định; cho vay các lĩnh vực ưu tiên được quan tâm, tín dụng tăng trưởng khá so cùng kỳ. Chỉ số giá tăng thấp nhất trong vài năm trở lại đây. An sinh xã hội được đảm bảo, trật tự xã hội được giữ vững, tai nạn giao thông giảm đáng kể. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng nam (Trang 34)