8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.4. Tổ chức thực hiện quy trình quản lý thu BHXH
a. Phối hợp với các ngành thống kê, rà soát các đơn vị sử dụng lao động đăng ký, kê khai nộp BHXH cho NLĐ
Trong những năm qua, BHXH tỉnh đã chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cơ quan Thuế; Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn đơn vị đăng ký thực hiện BHXH cho NLĐ cụ thể như sau: hàng tháng, quý, Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin về những đơn vị mới đăng ký kinh doanh. Cục thuế cung cấp thông tin về những đơn vị được cấp mã số thuế để cơ quan BHXH tiến hành tiếp cận tổ chức thu BHXH kịp thời hoặc lập kế hoạch thu BHXH cho năm sau, nhằm hạn chế việc bỏ sót đối tượng thu BHXH.
- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động như giám sát ký kết hợp đồng lao động và thực hiện chính sách BHXH.
- Phối hợp với Liên đoàn lao động chỉ đạo tổ chức xây dựng, củng cố công đoàn cơ sở vững mạnh với nội dung hoạt động thiết thực để bảo vệ quyền lợi NLĐ như: ký thỏa ước lao động tập thể, tuyên truyền, giám sát việc thực hiện các chính sách về lao động và BHXH..
- Phối hợp chặt chẽ với ngân hàng, kho bạc trong thu, nộp BHXH. Đối với những đơn vị nộp chậm BHXH, Ngân hàng và Kho bạc thực hiện khấu trừ trực tiếp vào tài khoản của các đơn vị đó.
- Cơ quan BHXH chủ động phối hợp với thanh tra các ngành, các cấp tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành luật pháp và các quy định của Nhà nước về BHXH.
- Chỉ đạo BHXH huyện, thị xã, thành phố thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình kinh doanh, chấp hành thực hiện BHXH cho NLĐ. Phân công cán bộ trực tiếp đến đơn vị SDLĐ để nắm bắt tình hình hoạt động thông qua các hình thức kiểm tra hợp đồng lao động, bảng chi trả lương của đơn vị cho NLĐ đối chiếu so sánh với số lao động thực tế đăng ký đóng BHXH với cơ quan BHXH. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nghiệp vụ thu BHXH đã đạt được những bước tiến đáng kể, từ việc xác định số phải nộp BHXH, tính nợ, tính phạt đến theo dõi số đã nộp và truyền các báo cáo về số thu lên cấp trên được xử lý theo chương trình phần mềm quản lý thu BHXH SMS. Do vậy hằng năm số đơn vị và người lao động đã tham gia BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước.
Từ khi thực hiện Luật BHXH 2017 đến nay, diện bao phủ của hệ thống BHXH đã được mở rộng tới mọi người dân từ đủ 15 tuổi trở lên có nguyện vọng tham gia BHXH. Ủy ban nhân dân tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các ngành trong việc phối hợp kiểm tra, điều tra, thống kê số lượng doanh nghiệp, số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH trên địa bàn nhằm làm căn cứ nắm chắc đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo luật định, giảm thiểu số
doanh nghiệp và đối tượng trốn đóng BHXH bắt buộc. Cơ quan BHXH đẩy mạnh công tác quản lý thu BHXH trên cơ sở thực hiện một cách có hiệu quả sự phối hợp chặt chẽ các cơ quan quản lý tại địa phương để nắm đầy đủ số lượng đơn vị và người lao động phải tham gia BHXH nhằm có các biện pháp cụ thể để tiếp tục mở rộng hơn nữa đối tượng tham gia BHXH.
b. Quản lý số tiền thu và tiền nợ đóng BHXH
Theo quy định hàng tháng, các đơn vị SDLĐ có trách nhiệm đóng đầy đủ, kịp thời vào quỹ BHXH, ngay sau khi thanh toán tiền lương hàng tháng cho NLĐ. Với phương thức đóng BHXH như trên, đã đảm bảo cho đối tượng tham gia BHXH thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về trích nộp BHXH ngay sau khi thanh toán tiền lương, thuận tiện cho đơn vị SDLĐ trong việc thanh quyết quyết toán tiền lương cho NLĐ, đồng thời giúp cho cơ quan BHXH dễ quản lý, theo dõi và là căn cứ giải quyết các chế độ BHXH cho NLĐ được kịp thời khi họ không may gặp phải rủi ro. Thời gian qua, phần lớn các đơn vị thực hiện tốt việc trích nộp BHXH theo quy định này, tuy nhiên tình hình nợ BHXH diễn ra khá phổ biến cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Nam 2014-2016 ĐVT: triệu đồng STT Năm Số tiền BHXH phải thu Số tiền BHXH thực thu Số tiền nợ đọng BHXH Tỷ lệ nợ đọng BHXH (%) 1 2014 48,473 50,265 1,792 3.70 2 2015 64,744 65,980 1,236 1.91 3 2016 74,726 75,235 509 0.68
Qua số liệu bảng 2.1. cho thấy mặc dù các đơn vị tham gia nộp BHXH cho NLĐ song ý thức chấp hành nộp BHXH lại chưa đúng theo quy định,
năm 2014 có tỷ lệ nợ đọng cao nhất là 3.7%, tỷ lệ nợ đọng BHXH năm 2016 thấp nhất là 0.68%/năm.
Để giảm thiểu số nợ đọng, trong thời gian qua BHXH tỉnh Quảng Nam đã thực hiện các biện pháp như: thành lập tổ thu hồi nợ liên ngành và của ngành BHXH; tiến hành khởi kiện những trường hợp cố tình trốn đóng, chậm đóng BHXH; tăng cường công tác kiểm tra; thông tin, báo cáo kịp thời tình hình vi phạm pháp luật về BHXH của các đơn vị trên địa bàn để cơ quan lao động, thanh tra Nhà nước và chính quyền các cấp nắm được và có hướng chỉ đạo giải quyết xử lý kịp thời.
Phân công cán bộ chuyên quản theo dõi, tiếp cận kịp thời những đơn vị có khó khăn trong việc đóng BHXH cho NLĐ và những đơn vị nợ đọng… để nắm rõ tình hình, động viên thuyết phục và có các biện pháp nhằm thu đúng, thu đủ thu kịp thời và giải quyết các vấn đề phát sinh theo đúng quy định.
Định kỳ hàng tháng thông báo đến đơn vị về số thụ nộp và sô nợ BHXH trong tháng, đôn đốc các đơn vị SDLĐ nộp BHXH đúng thời hạn, đối với các khoản nợ vượt quá thời gian quy định thì tính thu lãi phạt chậm đóng theo quy định của Luật BHXH.
Sự chủ động, tích cực, linh họat trong công tác kiểm tra của ngành đã góp phàn giảm tỷ lệ nợ đọng trong công tác thu. Theo Điều 138 của Luật BHXH cho phép đơn vị SDLĐ nợ sau 30 ngày mới bị tính lãi phạt do chậm đóng nên đơn vị nợ chậm đóng 1 tháng diễn ra thường xuyên. Qua số liệu trên, ta cũng thấy về tỷ lệ nợ trong tổng số phải thu và tỷ trọng nợ tồn đọng liên tục giảm, năm sau giảm hơn năm trước. Có được điều này là do BHXH tỉnh đã rất chú trọng trong công tác đôn đốc thu nộp BHXH hàng tháng, nhất là thu hồi nợ tồn đọng.