8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
(Phụ lục 1)
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam tỉnh Quảng Nam
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi là Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước và Nông Sơn; 9 huyện, thành đồng bằng: thành phố Tam Kỳ, thành
phố Hội An, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.406 km2
Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển.
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 210C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng.
2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam
Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức bình quân chung của cả nước và giảm mạnh so với các năm trước (Dự kiến chỉ số giá tiêu dùng cả nước năm 2015 tăng khoảng 1,5-2,5% Dự kiến chỉ số giá tiêu dùng cả nước năm 2015 tăng khoảng 1,5-2,5%); đây là độ tăng chỉ số giá thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, Bình quân 11 tháng năm 2015 CPI tăng 0,65% so cùng kỳ.Năm 2014 CPI tăng 4,2%; năm 2013 tăng 6,7%; 2012 tăng 10,1%; 2011 tăng 15,2%.
Lãi suất huy động và cho vay giảm từ 0,2-0,5 % so với đầu năm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn phát triển sản xuất (Lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-8%/năm đối với ngắn hạn, 9-11%/năm đối với trung
dài hạn). Tăng trưởng huy động và tăng trưởng tín dụng vượt chỉ tiêu kế hoạch và cao hơn cả nước. Tổng vốn huy động hơn 25.130 tỷ đồng, tăng 21,6% so với đầu năm.Tín dụng tăng trưởng hơn 20% (Kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2015 của các TCTD trên địa bàn tỉnh 18,48%). Cả nước dự kiến tăng 17%, trong đó cho vay các chương trìnhtín dụng ưu đãi lãi suấtđược thực hiện tốt. Cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm gần 32%, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm gần 18%, cho vay chính sách chiếm gần 11% tổng dư nợ. Nợ xấu giảm đáng kể so với đầu năm và chiếm khoảng 0,5% tổng dự nợ.
Thu ngân sách tăng cao và sớm vượt dự toán năm. Dự kiến thu ngân sách nhà nước năm 2015 hơn 12.800 tỷ đồng, tăng hơn 40,6% so với dự toán ( 9.100 tỷ đồng). Trong đó, thu nội địa dự kiến đạt 8.000 tỷ đồng, vượt 26% dự toán và tăng hơn 29% so với cùng kỳ; thu xuất nhập khẩu vượt gần 65% dự toán, Dự kiến thu xuất nhập khẩu năm 2015 hơn 4.400 tỷ đồng. Tăng chủ yếu ở mặt hàng nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan về tình hình thu ngân sách thì tỉnh phải cân đối lượng lớn ngân sách để bù hụt thu cho một số huyện hụt thu trong năm. Dự kiến bù hụt thu năm 2015 cho 2 huyện Phước Sơn và Phú Ninh gần 90 tỷ đồng
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên 18.630 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với năm trước và chiếm gần 30,5% GRDP đạt chỉ tiêu đề ra trong năm 2015, năm 2014, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 16.600 tỷ đồng, chiếm hơn 32% GRDP, đây là cố gắng lớn trong thực hiện giải pháp trong huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm gần 30%, chủ yếu tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi và giảm nghèo.
Rà soát, đánh giá, tổng hợp toàn diện tình hình thực hiện các cơ chế ưu đãi đầu tư vượt trội từ 31/12/2005 trở về trước. Xây dựng cơ chế đặc thù
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2015-2020. Trong năm 2015, đã cấp phép 10 giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn 157,8 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh là 115 dự án với tổng vốn đầu tư hơn1,8 tỷ USD.Số lượng doanh nghiệp mới trong nước tăng; doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp ngừng hoạt động giảm đáng kể so với cùng kỳ. Đến cuối tháng 10/2015, đã cấp phép mới 59dự án đầu tư trong nước. Đã có 734 doanh nghiệp trong nước đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 3.500 tỷ đồng; 89 doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động, 90 doanh nghiệp đăng ký giải thể, thu hồi hơn 411 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. So cùng kỳ năm 2014, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 27,7%, số doanh nghiệp ngừng hoạt động giảm 20,5%, số doanh nghiệp giải thể giảm 10%. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 90%) nên khó khăn trong huy động vốn, chậm đổi mới công nghệ, khả năng cạnh tranh thấp.
Tập trung rà soát, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2011- 2015, bổ sung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020. Thực hiện Luật Đầu tư công, đã xây dựng và ban hành Nghị quyết về tiêu chí dự án đầu tư công trọng điểm nhóm C; xây dựng quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung giai đoạn 2016-2020. Khó khăn trong xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn là nguồn vốn Trung ương dự kiến sơ bộ thấp hơn rất nhiều so với dự kiến nhu cầu tối thiểu của tỉnh; nguồn vốn tăng thu, vượt thu ngân sách tỉnh phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội từng năm, nên thiếu tính ổn định, khó dự báo cho cả thời kỳ trung hạn. Luật Đầu tư công có hiệu lực từ đầu năm nhưng hướng dẫn thực hiện Luật
còn chậm nên lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư năm 2016.
Trong thực hiện mục tiêu ổn định phát triển kinh tế vẫn còn gặp phải một số khó khăn. Nhu cầu chi đầu tư phát triển lớn, nhất là yêu cầu đối với các công trình trọng điểm của nhiệm kỳ 2011-2015 phải hoàn thành, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển tuy có cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư để triển khai đầu tư xây dựng một số công trình, dự án lớn gặp khó khăn, vướng mắc đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án: Đường Điện Biện Phủ, đường Tam Kỳ- Phú Ninh, đường trục chính vào Cụm CN Tam Thăng, đường Cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi; Khu liên hợp Sợi - Nhộm - Dệt - May Đông Quế Sơn; dự án Panko - Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Tam Thăng, .... Thu nội địa có tốc độ tăng cao và sớm hoàn thành kế hoạch nhưng thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn thấp so với dự toán, thu từ khu vực FDI 11 tháng 424 tỷ đồng, bằng 71,4% dự toán, nợ thuế của hai công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu chậm giải quyết.
Nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm đạt được một số kết quả nhất định. Chỉ số sản xuất công nghiệp, mức tiêu thụ sản phẩm vẫn duy trì mức tăng khá, đặc biệt là sản phẩm xe có động cơ, hàng linh kiện điện tử. Thu ngân sách sớm hoàn thành dự toán năm. Trong nông nghiệp dịch bệnh được kiểm soát, chăn nuôi phát triển ổn định. Nợ xấu ngân hàng tiếp tục giảm, lãi suất cho vay ổn định; cho vay các lĩnh vực ưu tiên được quan tâm, tín dụng tăng trưởng khá so cùng kỳ. Chỉ số giá tăng thấp nhất trong vài năm trở lại đây. An sinh xã hội được đảm bảo, trật tự xã hội được giữ vững, tai nạn giao thông giảm đáng kể. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Xuất khẩu có tăng nhưng tốc độ tăng không cao, thực hiện thấp so với kế hoạch. Thu nội địa tăng cao tuy nhiên vẫn chưa thu hồi được nợ thuế lớn của
2 công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu. Một số công trình, dự án lớn, vướng và chậm công tác giải phóng mặt bằng dẫn đến chậm tiến độ như: Dự án đường Điện Biên Phủ, đường Tam Kỳ - Phú Ninh, dự án Khu liên hợp Sợi - Nhộm - Dệt - May Đông Quế Sơn; dự án Pamko - Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Tam Thăng, .... Vì vậy, các cấp, ngành, địa phương tập trung phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc triển khai thực hiện tốt những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường; đảm bảo an sinh xã hội; phấn đấu lập thành tích.