8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.1. Những kết quả đạt được
- Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam, chính sách BHXH được triển khai rộng khắp đến tất cả các thành phần kinh tế, phần lớn NLĐ hiểu biết rõ, nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH, quyền lợi của NLĐ ngày càng được bảo đảm. BHXH đã có sự phối hợp với các ngành có liên quan trong việc thống kê, rà soát các đơn vị, vận động tuyên truyền các đơn vị tích cực tham gia BHXH cho NLĐ, công tác cải cách hành chính được chú trọng, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm phiền hà cho người dân và khách đến giao dịch.
- Trên cơ sở các quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH của các bộ, ngành, của BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Quảng Nam đã tổ chức quán triệt nội dung của Luật, nhất là những quy định mới đến các đơn vị sử dụng lao động. Tham mưu cho Tỉnh ủy; UBND tỉnh nhiều văn bản chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và đơn vị SDLĐ tăng cường thực hiện tốt chính sách BHXH cho NLĐ, chỉ đạo BHXH các huyện,
thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh và truyền hình tăng cường thời lượng truyền các nội dung liên quan đến chính sách BHXH cho NLĐ.
- Đối với các đơn vị nợ BHXH kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng chế độ BHXH của NLĐ, BHXH đã áp dụng các biện pháp khởi kiện ra tòa án, bước đầu đã có hiệu quả. Trong quá trình khởi kiện, BHXH đã nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, sự đồng tinh của dư luận cũng như các phương tiện truyền thông, tiến độ giải quyết của các cơ quan chức năng cũng như kết quả xử lý khắc phục của đơn vị đều được công khai nên đã mang lại hiệu quả. Việc khởi kiện bước đầu đã thu được những kết quả tích cực, góp phần kéo giảm tỷ lệ nợ quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh. Trước tác động của biện pháp khởi kiện, nhiều doanh nghiệp đã chủ động khắc phục toàn bộ hoặc một phần số tiền nợ để tránh bị khởi kiện, từ đó quyền lợi của NLĐ được thực hiện kịp thời.
- Thông qua việc thực hiện quản lý thu BHXH đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc hoạch định và hoàn thiện cơ chế chính sách về BHXH của Đảng và Nhà nước, đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH đến mọi người lao động và hình thành quỹ BHXH tập trung, quản lý thống nhất, hạch toán độc lập với ngân sách nhà nước, tạo sự bình đẳng giữa các lao động.
- Các bước triển khai trong quy trình thu BHXH đã được chuyên môn hóa, giảm bớt những thủ tục rườm rà, đảm bảo việc chuyển tiền thu một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Các bước đặt ra trong quy trình thu BHXH cũng tương đối toàn diện, đảm bảo việc thực hiện thu BHXH, đã đưa chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng, đối chiếu và xác nhận quá trình cho NLĐ đảm bảo chính xác và rút ngắn thời gian, giảm tải công việc.
- Đội ngũ cán bộ, viên chức BHXH tận tâm trong phục vụ khách hàng, giải quyết kịp thời, chính xác việc hưởng chính sách BHXH trên địa bàn; công tác cải cách hành chính được tập trung quyết liệt, công khai thủ tục hồ sơ rõ ràng, tạo lòng tin cho đối tượng phục vụ.
2.4.2. Những hạn chế
- Về quản lý đối tượng tham gia BHXH: tình trạng đối tượng tham gia BHXH là người SDLĐ và NLĐ không đóng, đóng không đúng thời gian, không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH còn xảy ra nhiều trên địa bàn tỉnh. Một trong những tồn tại lớn nhất trong việc thực hiện những quy định về BHXH hiện nay là công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ quan BHXH cũng như các ban, ngành chức năng chưa nắm chắc hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động. Có những doanh nghiệp có đăng ký thành lập nhưng không có trụ sở giao dịch, không hoạt động theo nội dung đăng ký, giải thể sau khi thành lập và hoạt động một thời gian ngắn, không đăng ký sử dụng lao động… Việc theo dõi và nắm được thông tin về những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh có mã số thuế nhưng không có trụ sở làm việc thực chất có hoạt động hay không, còn kinh doanh hay đã dừng hoặc thay đổi phạm vi hoạt động chưa được tạm thời.
Mặt khác, nhận thức của chủ sử dụng lao động, người lao động, về chính sách BHXH còn nhiều hạn chế, chủ sử dụng lao động chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ… dẫn đến tình trạng trốn tránh bằng nhiều hình thức, như kê khai số lao động không đầy đủ, tách thu nhập của NLĐ thành nhiều loại phụ cấp không đưa vào hợp đồng lao động, chỉ tham gia BHXH ở mức lương cơ bản trên hợp đồng lao động, thấp hơn rất nhiều so với thu nhập thực lãnh hàng tháng của NLĐ. Một số doanh nghiệp chiếm dụng phần nghĩa vụ đóng của người lao động, sử dụng vào mục đích khác, không trích đóng quỹ BHXH, dẫn đến nợ đọng BHXH.
- Về công tác tuyên truyền: công tác tuyên truyền về các chế độ chính sách BHXH cho NLĐ chưa được chú trọng, chưa sâu rộng đến từng đơn vị và NLĐ, do đó nhận thức về BHXH còn hạn chế, nhất là chủ SDLĐ, họ chưa nhận thức được rằng chỉ khi quyền lợi của NLĐ được đảm bảo, doanh nghiệp mới có sự phát triển bền vững. Về phía NLĐ, phần lớn chưa thực sự hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH. Công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng, đa dạng nhiều hình thức đến từng người lao động. Kênh tuyên truyền của cơ quan BHXH chỉ đến được với cán bộ phụ trách công tác BHXH của các doanh nghiệp, chưa đến được với từng NLĐ do không đủ biên chế để phân công cán bộ phụ trách tuyên truyền, không đủ kinh phí để thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền.
- Về kiểm tra khởi kiện các đơn vị SDLĐ nợ đọng BHXH kéo dài: Trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra đơn vị nợ BHXH tuy đã được chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra . Việc khởi kiện các đơn vị ra tòa về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ, bước đầu đã tạo ra phản ứng tích cực được xã hội đồng thuận. Tuy nhiên vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài do cơ chế chế tài chưa đủ mạnh, công tác phối hợp giữa các ngành chức năng còn hạn chế. Để quản lý chặt chẽ đơn vị tham gia BHXH, theo quy định của ngành BHXH hiện nay, cán bộ chuyên quản đơn vị phải nắm chắc tình hình hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHXH, tuy nhiên điều này chưa được thực hiện tốt trong thực tế, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp đơn phương chấm dứt quan hệ với cơ quan BHXH trong thời gian dài, không báo tăng giảm lao động kịp thời khi có phát sinh, không trích nộp BHXH hàng tháng đúng quy định… nhưng cán bộ quản lý vẫn không nắm được tình hình đơn vị, đôn đốc nhắc nhở đơn vị trích nộp kịp thời, đồng thời đề nghị hỗ trợ phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra xử lý khi phát sinh sai phạm. Nguyên nhân
là do biên chế cán bộ quản lý quá mỏng, chỉ đủ để giải quyết hồ sơ phát sinh, chưa đủ nhân sự để quản lý sát sao tình hình thực tiễn chính sách BHXH của đơn vị sử dụng lao động.
- Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và trình độ đội ngũ cán bộ viên chức ngành BHXH: chưa được triển khai đồng bộ giữa các bộ phân chức năng trong quản lý đơn vị SDLĐ và NLĐ tham gia BHXH. Chưa xây dựng được hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ liên kết với cơ quan BHXH với các đơn vị SDLĐ cũng như các cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để phục vụ cho công tác nắm bắt thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia BHXH.
Ngành BHXH là ngành còn non trẻ, phần lớn cán bộ được đào tạo từ nhiều trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp khác nhau với nhiều chuyên ngành khác nhau, do vậy trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ viên chức ngành BHXH còn hạn chế; mặt khác trong khi các chính sách về tiền lương, BHXH thường xuyên thay đổi thì đội ngũ cán bộ viên chức ngành BHXH lại ít được bồi dưỡng nghiên cứu cập nhật kịp thời để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý thu BHXH mà họ đảm nhận. Công tác quản lý thu BHXH ở nước ta đã chuyển sang thực hiện mô hình quản lý thu BHXH theo chức năng nhưng đội ngũ cán bộ, viên chức BHXH của tỉnh lại chưa được đào tạo một cách sâu sắc và hệ thống về các kỹ năng quản lý thu BHXH theo mô hình này. Bên cạnh đó, trình độ sử dụng, khai thác các phần mềm tin học, trình độ kế toán doanh nghiệp của cán bộ cũng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH TỈNH QUẢNG NAM
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH
Đổi mới hệ thống BHXH phù hợp với quan điểm, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về BHXH trong từng thời kỳ.
Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới bắt đầu từ năm 1986 thực hiện quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đưa ra các nguyên tắc phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội, trong đó đặt vấn đề phát triển hệ thống an ninh xã hội, mà trụ cột là BHXH, như một tất yếu đảm bảo cho các giá trị của chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, trong nhiều kì Đại hội Đảng – nhất là Đại hội Đảng IX và X vừa qua, vấn đề BHXH, an sinh xã hội được xác định như một trọng tâm trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với tốc độ nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001-2006) khẳng định: “Khẩn trương mở rộng hệ thống BHXH và an sinh xã hội. Sớm xây dựng chính sách BHXH đối với người lao động thất nghiệp”. Nghị quyết cũng đã xác định rõ lộ trình thực hiện sự nghiệp BHXH ở Việt Nam trong thời gian tới như sau: “Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân.” Đến Đại hội X của Đảng đã đặt nhiệm vụ “xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT tiến tới BHYT toàn dân”. Đồng thời yêu cầu phải “đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hoá hình thức bảo hiểm phù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp…”. Ngày
29/6/2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 11 Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật BHXH điều chỉnh các mối quan hệ liên quan tới các chủ thể tham gia BHXH, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan quản lý đối với chính sách xã hội quan trọng này. Từ đây, chính sách BHXH đã được điều chỉnh bằng luật, đánh dấu một mốc lớn cho sự phát triển và hoàn thành chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kì đổi mới.
Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động theo định hướng của tỉnh Quảng Nam.
Trong quá trình hội nhập và phát triển, Quảng Nam rất quan tâm đến việc phát triển bền vững, nghĩa là phát triển kinh tế phải đi đôi với đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội. Qua các kỳ Đại hội, chính sách về an sinh xã hội, đời sống nhân dân và người lao động luôn được quan tâm. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIV nhiệm kì 2010-2015 và chiến lược phát triển nghành BHXH đến năm 2020 đã đánh giá “Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chương trình giảm nghèo theo tiêu chí mới góp phần cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân”. Về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà “Giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội bức xúc, nhất là lao động, việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người lao động và thực hiện BHYT toàn dân. Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh được đầu tư các dự án xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, khu đô thị… Sự phát triển của các đơn vị sử dụng lao động là điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn lực lao động trong tỉnh cũng như từ tỉnh khác đến, từ đó góp phần tăng nguồn thu BHXH.
Triển vọng phát triển các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến.
Hiện nay BHXH tỉnh Quảng Nam có khoảng 3.700 đơn vị tham gia. Đối chiếu với số đơn vị tại tỉnh cho thấy số đơn vị tham gia BHXH còn thấp. Việc thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế theo pháp luật là việc làm quan trọng. Theo kế hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đến năm 2016 toàn tỉnh có khoảng hơn 4000 đơn vị sử dụng lao động hoạt động kinh doanh theo Luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có nhiều đơn vị, doanh nghiệp khác đến tỉnh Quảng Nam tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy mô của các đơn vị sử dụng lao động cũng sẽ lớn hơn, các hình thức liên kết kinh tế và các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cũng sẽ phát triển đa dạng hơn.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Nam
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHXH đến với NLĐ
Để thực hiện tốt chính sách BHXH, trước tiên cần có sự chủ động, tự giác của các bên tham gia. Thực tế cho thấy, tình trạng đơn vị trốn đóng, né tránh nghĩa vụ thực hiện BHXH cho người lao động không phải là ít tại các địa phương. Bên cạnh nguyên nhân từ phía chủ sử dụng lao động, còn có nguyên nhân từ phía NLĐ. Một bộ phận không hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ về BHXH theo quy định của pháp luật, từ đó không có kiến thức tự bảo vệ mình trước những hành vi vi phạm quyền lợi chính đáng về BHXH của chủ sử dụng lao động. Từ những lý do trên, công tác tuyên truyền chính sách BHXH trở nên rất quan trọng, đến được với mọi người dân, người lao động và chủ sử dụng lao động. Mọi người cần hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình. Từ đó chủ sử dụng lao động vận dụng người lao động chủ động thực hiện nghiêm các quy định của Luật BHXH, bên cạnh việc thực thi pháp
luật, còn thể hiện việc quan tâm đến quyền lợi người lao động, làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp, yên tâm công tác.
Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các ngành liên quan trong việc thực hiện BHXH cho NLĐ
Như phần thực trạng công tác phối hợp thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã nêu, để quản lý chặt chẽ đối tượng phải nộp BHXH, đang nộp BHXH và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về