Yêu cầu kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước krông bông, tỉnh đăk lăk (Trang 31 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.4 Yêu cầu kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN

Công tác KSC thƣờng xuyên NSNN đối với các cơ quan quản lý tài chính nói chung mà trực tiếp là Cơ quan Tài chính và KBNN nói riêng phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:

- Chính sách và cơ chế KSC thƣờng xuyên phải làm cho các hoạt động của tài chính nhà nƣớc đạt hiệu quả cao, có tác động kích thích các hoạt động kinh tế xã hội, không để cho quỹ NSNN bị cắt khúc, phân tán gây căng thẳng giả tạo trong quá trình điều hành NSNN. Vì vậy, chính sách và cơ chế KSC thƣờng xuyên phải quy định rõ điều kiện và trình tự cấp phát, thanh toán theo hƣớng: khi cấp phát kinh phí cơ quan Tài chính dự toán NSNN và xem xét, bố tri mức chi cho từng đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo cân đối giữa khả năng ngân sách và các nhiệm vụ chi. Về phƣơng thức thanh toán phải đảm bảo các khoản chi đều đƣợc chi trả trực tiếp cho các đơn vị, đối tƣợng là thực sự là các chủ nợ của quốc gia trên cơ sở dự toán đƣợc duyệt. Trong quá trình sử dụng NSNN phải đƣợc Thủ trƣởng đơn vị chuẩn chi, phù hợp với chính sách, chế độ, tiêu chuần định mức chi tiêu do Nhà nƣớc quy định.

- Công tác quản lý chi NSNN là một quy trình phức tạp, bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn ( lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán cho các đơn vị thụ hƣởng NSNN, kế toán và quyết toán NSNN) đồng thời liên quan đến các Bộ, ngành, cơ quan địa phƣơng. Vì vậy KSC thƣờng xuyên NSNN cần phải đƣợc tiến hành một cách thận trọng, thực hiện dần từng bƣớc. Sau mỗi bƣớc cần tiến hành đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để cải tiến quy trình, thủ tục cho phù hợp với tình hình thực tế. Mặt khác, cần tôn trọng thực tế khách quan, không nên cứng nhắc, máy móc mà đòi hỏi cần có sự linh hoạt, mềm dẻo để không gây phiền hà, ách tắc cho các đơn vị sử dụng NSNN.

- Tổ chức bộ máy KSC phải gọn nhẹ theo hƣớng cải cách hành chính, thu gọn các đầu mối, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính; đồng thời cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách, quản lý tài chính Nhà nƣớc, đặc biệt là Thủ trƣởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trong quá trình lập dự toán, cấp phát, báo cáo và quyết toán chi NSNN để tránh sự trùng lặp, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Qua đó tạo điều kiện để thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình KSC thƣờng xuyên NSNN.

- KSC thƣờng xuyên NSNN cần đƣợc thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành đến khâu quyết toán NSNN. Đồng thời phải có sự phối hợp thống nhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác nhƣ chính sách thuế, phí và lệ phí, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị thực hiện cơ chế khoán chi, đơn vị sự nghiệp có thu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước krông bông, tỉnh đăk lăk (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)