Hoàn thiện quy trình giao dịch một cửa trong công tác kiểm soát ch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước krông bông, tỉnh đăk lăk (Trang 86 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Hoàn thiện quy trình giao dịch một cửa trong công tác kiểm soát ch

soát chi thƣờng xuyên NSNN theo hƣớng hiệu quả trong hoạt động KBNN

Hoàn thiện quy trình giao dịch “một cửa” theo hƣớng tách bạch cán bộ tiếp nhận và cán bộ xử lý hồ sơ KSC; đồng thời thống nhất 2 quy trình kiểm soát chi, đó là quy trình KSC thƣờng xuyên NSNN do bộ phận kế toán kiểm soát và quy trình KSC chƣơng trình mục tiêu, vốn sự nghiệp kinh tế do bộ phận Thanh toán vốn đầu tƣ kểm soát. Quy trình kiểm soát chi “một cửa” NSNN qua KBNN Krông Bông đƣợc xây dựng lai bao gồm 11 bƣớc, thể hiện qua sơ đồ sau:

10

Ghi chú:

Hƣớng đi của hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi Hƣớng đi của chứng từ thanh toán

Các bƣớc của quy trình kiểm soát chi “một cửa” the đề xuất:

Bước 1:Cán bộ kế toán bộ phận tiếp nhận- giao dịch một cửa phụ trách đơn vị nhận và kiểm tra sơ lƣợc hồ sơ chứng từ đơn vị giao dịch theo bảng kê đơn vị lập.

Bước 2: Cán bộ kế toán bộ phận tiếp nhận- giao dịch một cửa phân loại các hồ sơ theo tính chất và nội dung theo các khoản chi chuyển cho bộ phận kiểm soát chi.

Bước 3: Cán bộ bộ phận kiểm soát chi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ trình kế toán trƣởng ký.

Thủy Quỹ Trung Tâm Thanh

Toán 4 5 11 Khánh Hàng Kế toán trƣởng Ngân sách Bộ phận KS chi Bộ phận Tiếp nhận – Giao dịch “một cửa” Giám Đốc 1 3 6 7 8 8 9 2

Bước 4: Kế toán trƣởng ký và trình giám đốc (hoặc ngƣời ủy quyền) ký.

Bước 5 : Giám đốc duyệt chi

Bước 6: Cán bộ bộ phận KSC chuyển chứng từ thanh toán cho kế toán trƣởng duyệt trên chƣơng trình TABMIS.

Bước 7. Kế toán trƣởng ký chứng từ trên Tabmis

Bước 8: Cán bộ bộ phận KSC chuyển chứng từ chuyển khoản cho trung tâm thanh toán hoặc chứng từ nhận tiền mặt cho tổ kho quỹ.

Bước 9: Cán bộ bộ phận KSC trả tài liệu, chứng từ, hồ sơ cho cán bộ kế toán bộ phận tiếp nhận- giao dịch một cửa.

Bước 10: Cán bộ kho quỹ chi tiền cho khách hàng

Bước 11: Cán bộ kế toán bộ phận tiếp nhận- giao dịch một cửa trả hồ sơ kiểm soát chi cho khách hàng.

Thực hiện quy trình KSC một cửa này có ƣu điểm là khách hàng đến chỉ liên hệ với một cán bộ bộ phận tiếp nhận- giao dịch “một cửa”, tách bạch đƣợc cán bộ tiếp nhận- giao dịch và cán bộ bộ phận KSC xử lý công việc đáp ứng quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, việc tiếp nhận, theo dõi xử lý hồ sơ, chứng từ KSC NSNN tại KBNN Krông Bông đang thực hiện thủ công nên cán bộ KSC bỏ qua một số quy trình nghiệp vụ và việc giám sát của lãnh đạo rất khó khăn.

Do đó, cần xây dựng một chƣơng trình quản lý giao nhận hồ sơ “một cửa” trên máy tính. Phần mềm này phải đảm bảo theo dõi đƣợc các thông tin về khách hàng, số bộ chứng từ, ngày giải quyết, lƣu vết đƣợc các bƣớc xử lý hồ sơ qua các bộ phận để có thể xác định đƣợc trách nhiệm của từng bộ phận,

để quản lý việc theo dõi quá trình giao nhận hồ sơ, chứng từ KSC, các hồ sơ, chứng từ bổ sung, sai sót, thời gian kiểm soát thanh toán đúng hạn hay quá hạn. Hàng ngày Kế toán trƣởng sẽ vào chƣơng trình in báo cáo kết quả KSC để theo dõi, kiểm tra các hồ sơ KSC chƣa đƣợc giải quyết, xử lý, những hồ sơ đã quá hạn xử lý, đồng thời nhắc nhở cán bộ KSC thực hiện việc kiểm soát, thanh toán đúng quy định.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước krông bông, tỉnh đăk lăk (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)