Xây dựng cơ chế kiểm soát mua sắm tài sản công theo phƣơng thức mua

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước krông bông, tỉnh đăk lăk (Trang 91 - 92)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.6. Xây dựng cơ chế kiểm soát mua sắm tài sản công theo phƣơng thức mua

phƣơng thức mua tập trung nhằm hạn chế sự thất thoát ngân sách nhà nƣớc

Với thực trang mua sắm tài sản dùng cho hoạt động của các ĐVQHNS nhƣ hiện nay tạo ra nhiều kẻ hở, làm thất thoát NSNN và sử dụng không có hiệu quả tài sản, làm giảm chất lƣợng hoạt động dịch vụ công. Vì vậy cần có một cơ chế quản lý, kiểm soát mua sắm công tập trung.

Cơ chế mua sắm công tập trung sẽ phù hợp với Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về yêu cầu mua sắm công tập trung đối với hàng hóa có giá trị lớn, số lƣợng mua sắm lớn, có yêu cầu trang bị đồng bộ, hiện đại. Việc triển khai cơ chế nay trong bối cảnh hiện nay chƣa thực hiện đƣợc bởi nhiều nguyên nhân nhƣ: việc lập, phân bổ dự toán NSNN chƣa tính đến việc mua sắm tập trung nên dẫn đến tình trang đơn vị giao mua sắm thì không đƣợc phân bổ, giao dự toán; đơn vị đƣợc phân bổ giao dự toán thì chỉ có thể thực hiện nhỏ lẻ trong phần kinh phí đƣợc giao. Mặt khác, Nhà nƣớc chƣa hình thành cơ quan mua sắm công chuyên nghiệp tại các Bộ, ngành, địa phƣơng; đồng thời chƣa xác định rõ danh mục hàng cần phải mua tập trung cũng nhƣ phân định rõ phạm vi quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan Tài chính và KBNN (đơn vị kiểm soát chi) và cơ quan mua sắm chuyên nghiệp (đơn vị thực hiện mua sắm), ĐVQHNS, nhà cung cấp trong việc quản lý, kiểm soát mua sắm công từ nguồn ngân sách.

Để thực hiện đƣợc cơ chế kiểm soát mua sắm công tập trung, các giải pháp cần thực hiện là:

chính sách về kiểm soát mua sắm công tập trung qua KBNN.

Hai là, hình thành cơ quan mua sắm công chuyên nghiệp tại các Bộ (đối với NSTW) và Trung tâm mua sắm công của tỉnh, huyện (đối với ngân sách địa phƣơng) để thống nhất việc quản lý mua sắm công.

Ba là, xác định cụ thể danh mục hàng hóa phải thực hiện mua sắm tập trung để thuận tiện cho việc kiểm soát chặc chẽ về chất lƣợng, giá cả, thời gian giao nhận hàng hóa.

Bốn là, phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan Tài chính, KBNN, cơ quan thực hiện mua sắm tài sản tập trung, đơn vị sử dụng tài sản, nhà cung cấp hàng hóa trong quá trình quản lý, kiểm soát mua sắm công từ khi lập, phân bổ, giao dự toán đên việc thực hiện mua sắm tài sản từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.

Năm là, tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính trong công tác KSC mua sắm công, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ và nội dung kiểm soát.

Sáu là, quản lý các nhà cung cấp hàng hóa cho khu vực công, đảm bảo các nhà cung cấp khi đã đƣợc phép cung cấp hàng hóa cho khuc cực công thì họ phải cam kết hạ giá bán hàng hóa, đảm bảo chất lƣơng so với các khu vực khác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước krông bông, tỉnh đăk lăk (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)