CƠ CHẾ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước krông bông, tỉnh đăk lăk (Trang 36)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. CƠ CHẾ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN

1.4.1. Cơ chế kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN

Theo Luật NSNN (sửa đổi) đã đƣợc ban hành vào năm 2002, có hiệu lực từ năm 2004; Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hƣớng đãn thi hành Luật NSNN. Thông Tƣ 59/2003/- BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài Chính; Thông tƣ 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 hƣớang dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; Thông tƣ 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài Chính thay thế Thông tƣ 79/2003/TT-BTC; Thông tƣ 135/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính, thì cơ chế KS chi NSNN qua KBNN đƣợc thực hiện theo các nội dung sau:

a. Về việc phân bổ, giao dự toán NSNN: Dự toán chi thƣờng xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN đƣợc giao chi tiết theo mã ngành, không phân bổ theo các nhóm mục chi và không phân bổ theo từng quý nhƣ trƣớc đây.

b. Về hình thức cấp phát: Luật NSNN (sửa đổi) đã quy định thay thế việc cấp phát theo hình thức hạn mức kinh phí bằng chi trả thanh toán theo hình thức rút dự toán tại KBNN; Thông tƣ 59/2003/-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài Chính bổ sung thêm 2 hình thức cấp phát mới, đó là: Tạm ứng kinh

phí NSNN và Chi ứng trƣớc dự toán NSNN năm sau cho cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN.

c. Quy định chuyển tạm ứng NSNN sang năm sau của các đơn vị sử dụng NSNN.

Thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 108/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính: Các khoản tạm ứng đến 31/12 chƣa đủ thủ tục thanh toán đƣợc phép thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán (đến 31/01 năm sau) và quyết toán vào niên độ năm trƣớc. Nếu các khoản tạm ứng đƣợc cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau thì hạch toán và quyết toán vào năm sau; nếu không cho phép chuyển sang năm sau thì KBNN thực hiện thu hồi tạm ứng bằng cách trừ vào mục chi tƣơng ứng của dự toán ngân sách nắm sau của đơn vị.

e. Quy định về Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN

Hiên nay, KBNN Krông Bông thực hiện theo Thông tƣ số 08/2013/TT- BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thực hiện kế toán nhà nƣớc áp dụng cho hệ thống tin tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (Tabmis), Thông tƣ 759/TT-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ Tài chính đính chính Thông tƣ số 08/2013/TT-BTC.

1.4.2. Cơ chế KS chi thƣờng xuyên đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc thực hiện khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính nhà nƣớc thực hiện khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính

Cơ chế tài chính và kiểm soát chi đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đƣợc thực hiện theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; Thông tƣ liên tich số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ hƣớng dẫn Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và Thông tƣ 71/2007/TTLT-BTC ngày 26/6/2007 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện Nghi định

130/2005/NĐ-CP; Thông tƣ 84/2007/TT-BTC ngày 17/7/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ KS chi thƣờng xuyên đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc thực hiện khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính, cụ thể:

Đối tƣợng áp dụng: Là những cơ quan hành chính các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng và các tổ chức trực tiếp sử dụng ngân sách.

Nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao; không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đƣợc giao; Thực hiện công khai dân chủ và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cán bộ công chức.

Nguồn kinh phí quản lý hành chính để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao tự chủ: do NSNN cấp, các khoản phí lệ phí đƣợc để lại theo chế độ quy định.

Nội dung chi bao gồm: các khoản thanh toán cá nhân; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; các khoản chi khác có tính chất thƣờng xuyên.

Mức khoán chi: Đƣợc xác định căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng kinh phí thƣờng xuyền của NSNN; tình hình thực tế kinh phí của đơn vị.

Lập và phân bổ dự toán: Hàng năm cơ quan thực hiện chế độ tự chủ lập dự toán ngân sách theo đúng quy định. Dự toán cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chi tiết theo hai phần: Phần dự toán chi NSNN giao thực hiejn chế độ tự chủ và phần dự toán chi NSNN giao không thực hiện chế độ tự chủ.

Điều kiện kiểm soát, thanh toán kinh phí quản lý hành chính: Căn cứ dự toán chi NSNN, quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài sản công và nhu cầu chi trả, thanh toán của các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ.

Về hạch toán và quyết toán kinh phí: Đơn vị và KBNN hạch toán theo đúng quy định và quyết toán kinh phí theo đúng các mục chi của mục lục NSNN; xác nhận số thực chi theo mục lục NSNN của KBNN nơi giao dịch là

cơ sở để đơn vị lập quyết toán gởi cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp.

1.4.3. Cơ chế kiểm soát chi thƣờng xuyên đối với đơn vị sƣ nghiệp

Việc cấp phát thanh toán cho các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; Thông tƣ 113/2006/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghi định 43/2006/NĐ-CP; Thông tƣ 153/2007/TT-BTC ngày 17/12/2007 của Bộ Tài chính.

Đối tƣợng áp dụng: Các đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định thành lập hoạt động trong lĩnh vực sự nghiệp: Giáo dục – đào tạo; sự nghiệp Y tế; sự nghiệp Văn hóa – Thông tin, Thể dục – thể thao; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

Mục tiêu: đƣợc chủ động trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lƣợng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động.

Điều kiện kiểm soát, thanh toán: Đã có Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính; đã có trong dự toán đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao; đã đƣợc thủ trƣởng hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định chi; đúng chế độ, định mức theo quy định, có đủ hồ sơ chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định liên quan đến khoản chi.

1.5. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN CỦA KBNN

Để đánh giá công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN là một công việc hết sức phức tạp, khó định lƣợng và thiếu tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá, bởi hoạt động KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN là hoạt động đa dạng, phức tạp và mang tính chất đặc thù riêng trong từng nội dung kiểm soát. Do vậy, những tiêu chí đƣa ra để đánh giá công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN chỉ là những tiêu chí chung mang tính chất khái quát và định tính.

Theo quan điểm đó, thì để đánh giá công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN dựa trên hệ thống các tiêu chí cơ bản sau:

- Chất lượng

Với tƣ cách là cơ quan Nhà nƣớc có trách nhiệm thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN, đảm bảo việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, chính vì thế tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá công tác KSC thƣờng xuyên NSNN của KBNN là chất lƣợng kiểm soát chi.

Thông qua việc kiểm soát để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện tƣợng vi phạm định mức, chế độ trong quản lý và sử dụng ngân sách.

- Tiến độ

Công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN không chỉ cần đảm bảo chất lƣợng mà còn phải đáp ứng yêu cầu về thờ

- Thuận lợi

ọn nhẹ

ạo điều kiện thuận lợ ị giao dịch, đồng thờ

1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN XUYÊN NSNN QUA KBNN

1.6.1. Dự toán NSNN

Đây là những căn cứ quan trọng để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN. Vì vậy dự toán NSNN phải đảo bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi tiêu của đơn vị.

1.6.2. Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN

Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng trong việc xây dƣng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Vì vậy nó phải đảm bảo tính chính xác, tính thống nhất, tính đầy đủ.

1.6.3. Ý thức chấp hành của đơn vị thụ hƣởng kinh phí NSNN cấp

Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành luật của các đơn vị sử dụng NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chi tiêu tiết kiệm, chống lãng phí nguồn lực của Nhà nƣớc. Do vậy, cần làm cho họ thấy rõ KSC là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp và các đơn vị cá nhân đều có liên quan đến quản lý quỹ NSNN mà đơn vị sử dụng NSNN là đối tƣợng chịu trách nhiệm chính trƣớc Nhà nƣớc về phần kinh phí đƣợc cấp chứ không phải là công việc riêng của ngành tài chính, KBNN. Các ngành, các cấp cần thấy rõ vai trò của mình trong quá trình quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN.

1.6.4. Chất lƣợng Và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của KBNN soát chi của KBNN

Chất lƣợng và trình độ của con ngƣời là yếu tố then chốt quyết định sự hoàn thành nhiệm vụ của một tổ chức. Vì vậy, chất lƣợng công tác kiểm soát chi NSNN phụ thuộc rất lớn vào trình độ cán bộ của cán bộ KBNN nói chung và đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ KSC nói riêng. Ảnh hƣởng bởi đội ngũ cán

bộ làm công tác KSC thể hiện về số lƣợng, chất lƣợng và mức độ đảm bảo các nguyên tắc cho hoạt động kiểm soát chi. Số lƣợng cán bộ làm công tác KSC nếu quá ít sẽ không đảm bảo kiểm tra đƣợc toàn bộ, nhanh chóng, kịp thời. Ngƣợc lại nếu số lƣợng cán bộ làm công tác KSC quá nhiều thì chi phí cho công tác KSC lớn (gồm cả chi phí tiền lƣơng, thƣởng, phụ cấp và chi phí đào tạo..), thậm chí đôi lúc công tác kiểm soát còn bị chồng chéo. Do đó cần thiết phải có số lƣợng cán bộ KSC phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của mỗi đơn vị KBNN.

Hoạt động kiểm soát chi NSNN đòi hỏi đội ngũ cán bộ KBNN phải có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có khả năng phân tích, xử lý thông tin đƣợc cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nƣớc, có phẩm chất đạo đức tốt đảm bảo "vừa có tâm, vừa có tài" để có thể đảm đƣơng nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN qua KBNN một cách chặt chẽ, đồng thời không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm đƣợc giao để phát sinh các hiện tƣợng cửa quyền, sách nhiễu trong quá trình kiểm soát chi.

1.6.5. Về cơ sở vậy chất - kỹ thuật

Việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN cũng cần đòi hỏi một số điều kiện nhƣ hiện đại hóa công nghệ KBNN ; hoàn thiện hệ thống kế toán và quyết toán NSNN ; hiện đại hóa công nghệ thanh toán trong nền kinh tế và của KBNN.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã trình bày những lý luận cơ bản về chi thƣờng xuyên NSNN và công tác KSC thƣờng xuyên NSNN của KBNN. Những vấn đề đƣợc trình bày ở chƣơng 1 làm cơ sở cho phân tích và đánh giá thực trạng công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Krông Bông, Đăk Lăk ở chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC KRÔNG BÔNG

2.1. GIỚI THIỆ Ề KBNN KRÔNG BÔNG

2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển

Cùng với sự ra đời của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà (năm 1945), Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính đã đƣợc thành lập theo sắc lệnh số 45/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền của Chính phủ, quản lý quỹ Ngân sách Nhà nƣớc, quản lý một số tài sản quý của Nhà nƣớc bằng hiện vật nhƣ vàng, bạc, kim khí quý, đá quý....Từ năm 1951, nhiệm vụ của Nha Ngân khố đƣợc chuyển giao sang hệ thống Ngân hàng cùng với việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (sau đổi tên là Ngân hàng Nhà nƣớc). Những năm cuối của thập kỷ 90, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nƣớc diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Ðể phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có sự thay đổi, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Tài chính và Ngân hàng. Nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nƣớc đƣợc chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nƣớc cho Bộ Tài chính để hệ thống Tài chính thực hiện chức năng quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nƣớc tài chính quốc gia.

Để đáp ứng tình hình và yêu cầu mới của công tác tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngày 04 tháng 01 năm 1990, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là chính phủ) đã có quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Cùng với sự ra đời của hệ thống KBNN, KBNN Krông Bông cũng đã đƣợc thành lập và đi vào hoạt động. Từ khi thành lập KBNN Krông Bông đã thể hiện tốt vai trò là một công cụ quản lý tài chính quan trọng của chính

quyền địa phƣơng các cấp, góp phần đắc lực phục vụ nhiệm vụ chính trị - kinh tế; văn hoá - xã hội; an ninh - quốc phòng của tỉnh cũng nhƣ công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nƣớc.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Năm 2010 KBNN Krông Bông đã tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 362/2010/QĐ-BTC ngày 11/02/2010 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/3/2010 của Tổng Giám đốc KBNN, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Hiện nay KBNN Krông Bông 11 công chức, 3 tổ nghiệp vu (tổ kế toán, tổ hành chính - tổng hợp và tổ kho quỹ) và Ban giám đốc.

Tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ, tổ chức kế toán Kho bạc nhà nƣớc Krông Bông đƣợc thể hiện qua sơ đồ 2.1

Ghi chú: Ban giám đốc chỉ đạo các tổ nghiệp vụ

Các tổ nghiệp vụ phối hợp nhau trong nghiệp vụ

SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA KBNN KRÔNG BÔNG

BAN GIÁM ĐỐC TỔ HÀNH CHÍNH - TỔNG HỢP TỔ KẾ TOÁN TỔ KHO QUỸ

ỦA KBNN KRÔNG BÔNG

2.2.1. Quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN

a. Nguyên tắc thực hiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Thực hiện quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24 tháng 11 năm 2009 của KBNN về việc ban hành quy chế thực hiện một cửa trong kiểm soát chi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước krông bông, tỉnh đăk lăk (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)