CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KBNN ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước krông bông, tỉnh đăk lăk (Trang 79)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1 CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KBNN ĐẾN NĂM 2020

3.1.1 Mục tiêu tổng quát của KBNN

Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg ngày 21/08/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt mục tiêu tổng quát chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020 là “Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”.

3.1.2 Mục tiêu cụ thể của KBNN đến năm 2020

Trên cơ sởmục tiêu tổng quát chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020, KBNN đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính tập trung triển khai các đề án, dự án, cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động KBNN nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động KBNN và tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính. Cụ thể trên các mặt :

- Công tác Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nƣớc: Đổi mới toàn diện về cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác của Nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính theo hƣớng đơn giản, hiện đại, công khai,

minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, trên nền tảng vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách – kho bạc nhằm quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nƣớc phục vụ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến 2020.

- Công tác kế toán nhà nƣớc: Xây dựng hệ thống kế toán nhà nƣớc thống nhất, áp dụng công nghệ hiện đại, hạch toán theo thông lệ quốc tế, đảm bảo yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công. Đến 2020, KBNN thực hiện Tổng kế toán nhà nƣớc với các chức năng: thu thập, phân loại, hợp nhất, cung cấp và trình bày các thông tin tài chính, kế toán của tất cả các đơn vị thuộc hệ thống kế toán nhà nƣớc; là cơ quan chịu trách nhiệm công bố và cung cấp các số liệu kế toán, tình hình tài chính của Nhà nƣớc; lƣu trữ cơ sở dữ liệu kế toán tập trung, đảm bảo an toàn, bảo mật.

- Về hệ thống thanh toán: Xây dựng hệ thống thanh toán KBNN hiện đại, đảm bảo thanh toán mọi khoản thu, chi của NSNN và các đơn vị giao dịch an toàn, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Giảm dần và tiến tới không giao dịch bằng tiền mặt tại KBNN.

3.2. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC

Hệ thống KBNN với chức năng quản lý quỹ NSNN cần phải cải cách mạnh mẽ về thể chế chính sách, tổ chức bộ máy, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính, ngân sách trong tình hình mới góp phần đấu tranh loại bỏ tiêu cực, nhũng nhiễu, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền, tài sản của nhà nƣớc. Vì vậy, định hƣớng hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua KBNN đƣợc đặt ra nhƣ sau:

xuyên ngân sách nhà nƣớc, đảm bảo mục tiêu cấp đúng mục đích, đối tƣợng, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống nhũng nhiễu, phiền hà; nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của NSNN.

Thứ hai, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo hƣớng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả phù hợp với định hƣớng, lộ trình cải cách hành chính và hiện đại hoá hoạt động KBNN. Hoàn thiện quy trình KSC "một cửa" theo đó thống nhất đầu mối và quy trình kiểm soát chi NSNN; đồng thời, tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi NSNN.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu hợp lý, có đầy đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng tốt yêu cầu phát triển KBNN hiện đại trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, hoàn thiện hƣớng dẫn kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với tình hình mới. Xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý chặt chẽ cho công tác kiểm soát của KBNN, đảm bảo nguyên tắc: Khuôn khổ pháp lý phải đi trƣớc một bƣớc để đảm bảo có đủ thời gian huy động nguồn lực cho việc triển khai thực hiện.

Thứ năm, phát huy vai trò của cơ quan KSC trong việc kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên NSNN. KBNN phải làm cho các cơ quan thấy đƣợc quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách đúng mục đích, có hiệu quả và đúng luật pháp.

Thứ sáu, hiện đại hóa công tác thanh toán của KBNN trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo hƣớng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý các giao dịch; bảo đảm dễ dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN CỦA KBNN KRÔNG BÔNG THƢỜNG XUYÊN NSNN CỦA KBNN KRÔNG BÔNG

3.3.1. Nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ KBNN

Công tác KSC NSNN nói chung và KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN là một nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống KBNN. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu cao của công tác này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức kho bạc phải có trình độ chuyên môn vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng. Để đảm bảo KSC thƣờng xuyên đạt hiệu quả, trƣớc hết phải bố trí nhân sự cho công tác này hợp lý. Về lâu dài, cần phải tăng thêm nhân sự cho công tác kiểm soát chi, ít nhất phải bố trí đủ nhân sự theo biên chế đƣợc giao cho bộ phận kế toán tại KBNN huyện.

Để làm tốt đƣợc điều này cần phải chú trọng những vấn đề sau:

- Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ KBNN làm cơ sở xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, quy định rõ quyền hạn trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi NSNN. Đội ngũ này phải là những ngƣời có năng lực chuyên môn cao, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc. Cán bộ KBNN phải có tƣ cách phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm và tâm huyết với công việc, yêu ngành, yêu nghề, có đức tính liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, phong cách giao tiếp văn minh lịch sự. Để thực hiện đƣợc những yêu cầu trên, KBNN cần phải rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý... Từ đó, có kế hoạch bồi dƣỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng ngƣời. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hóa, biến chất, không đủ năng lực, trình độ ra khỏi bộ máy.

- Ngoài việc tập trung vào công tác đào tạo chuyên môn, cần có chiến lƣợc và kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, các thao

tác nghiệp vụ, kỹ thuật cụ thể. Ngoài ra cũng cần trang bị cho cán bộ KBNN những hiểu biết về các chuyên ngành khác nhƣ Luật, ngoại ngữ, tin học, xây dựng, kiến trúc v.v.. Cần bồi dƣỡng và nâng cao ý thức và đạo đức nghề nghiệp, văn minh văn hóa nghề cho cán bộ KBNN.

- Có cơ chế thƣởng phạt nghiêm minh, rõ ràng. Khen thƣởng, động viên kịp thời đối với những công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, có nhiều sáng kiến trong công tác. Nghiêm khắc xử lý đối với cán bộ cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ, vi phạm các quy định về quản lý kinh tế - tài chính gây thất thoát vốn NSNN, những cán bộ lợi dụng nhiệm vụ quyền hạn trong công tác KSC ngân sách để vụ lợi, nhũng nhiễu khách hàng.

- Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ kế toán (bao gồm KSC thƣờng xuyên và hạch toán kế toán) định kỳ mỗi năm một lần tạo điều kiện trao dồi nghiệp vụ chuyên môn.

- Chú trọng công tác luân chuyển cán bộ làm công tác KSC phù hợp, tránh tình trạng 1 cán bộ kiểm soát quá lâu một ngành, một đơn vị dễ dẫn tới làm việc theo lối mòn, đồng thời có thể dẫn tới những tiêu cực khác phát sinh.

3.3.2. Hiện đại hoá hoạt động kiểm soát chi NSNN của KBNN Krông Bông dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin Krông Bông dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin

Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống KBNN vừa là yếu tố hỗ trợ, vừa là yếu tố thúc đẩy và tác động mạnh mẽ đến việc hoàn thiện các quy trình tác nghiệp trong công tác KSC NSNN qua KBNN.

Trong giai đoạn đầu phát triển, các chƣơng trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN nói chung và trong KSC thƣờng xuyên NSNN nói riêng ban đầu chỉ tập trung vào công tác hạch toán kế toán hoạt động

nghiệp vụ KBNN. Từ chƣơng trình ban đầu chỉ vận hành trên máy lẻ, sang mạng cục bộ trong một đơn vị KBNN, sau đó là mạng diện rộng trên địa bàn từng tỉnh và hiện nay là mạng diện rộng toàn ngành KBNN. Đến nay các chƣơng trình ứng dụng đã và đang đƣợc ứng dụng cho hầu hết các nghiệp vụ quản lý của KBNN nhƣ chƣơng trình Kế toán NSNN và Hoạt động nghiệp vụ KBNN (KTKB), chƣơng trình thanh toán điện tử (thanh toán liên kho bạc), chƣơng trình hiện đại hóa thu NSNN (TCS), chƣơng trình thanh toán điện tử bù trừ điện tử, … trong đó chƣơng trình KTKB và chƣơng trình thanh toán điện tử hay bù trừ điện tử qua ngân hàng là hai chƣơng trình ứng dụng đặc biệt, không thể thiếu của cán bộ KSC NSNN.

Hệ thống các chƣơng trình ứng dụng đƣợc chuyển từ việc phân tán cơ sở dữ liệu ở từng đơn vị KBNN (do hạ tầng truyền thông trƣớc đây chƣa đảm bảo) sang việc sử dụng cơ sở dữ liệu tập trung tại Trung ƣơng đã và đang làm cơ sở cho việc tập trung thông tin một cách nhanh chóng.

Bộ Tài chính tiến hành xây dựng báo cáo khả thi dự án cải cách quản lý tài chính công (Public Fianancial Managgement Reform Projec - PEMRP). Dự án đƣợc Ngân hàng thế giới thẩm định tài trợ và Thủ tƣớng phê duyệt bằng quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21/04/2003. Dự án gồm 4 cấu phần với mục tiêu tổng quát của dự án là nâng cao hiệu quả và chất lƣợc điều hành vĩ mô của các công cụ tài chính công; tăng cƣờng sự gắn kết giữa yêu cầu quản lý NSNN với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội; củng cố việc lập kế hoạch NSNN; tăng cƣờng hiệu quả quá trình chấp hành, sử dụng và quyết toán NSNN; nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công…Trong đó cấu phần 1 là triển khai một hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis). Đây là cấu phần quan trọng nhất và lớn nhất của cải cách tài chính công. TABMIS là hệ thống thông tin quản lý dựa trên công

công cụ để tập hợp, xử lý và cung cấp thông tin về quá trình phân bổ, chấp hành, kế toán, quyết toán NSNN và các hoạt động nghiệp vụ của KBNN. Tabmis dựa trên phần mềm có sẵn đƣợc phát triển theo phƣơng pháp luận lập kế hoạch nguồn lực. Kiến trúc Tabmis dựa trên cơ sở kế hoạch quản lý tài chính và ngân sách đã đƣợc phê chuẩn và tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế. Tabmis là hệ thống quản lý tập trung, tất cả các đơn vị tham gia vào hệ thống có quyền truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu chung tại trung ƣơng thông qua giao diện Web. Để đảm bảo phù hợp giữa các hệ thống, hệ thống KBNN đã nâng cấp các ứng dụng hiện có (TCS, thanh toán điện tử, thanh toán bù trừ..) để giao diện đƣợc Tabmis đáp ứng yêu cầu quản lý NSNN từ khâu lập dự toán đến sử dụng dự toán NSNN.

Hiện tại, hệ thống KBNN đã triển khai và đƣa vào sử dụng ở tất cả các KBNN trong hệ thống. Cùng với quá trình đó, KBNN Krông Bông đã triển khai và đƣa vào sử dụng hệ thống Tabmis thay thế cho chƣơng trình KTKB của KBNN từ ngày 20 tháng 04 năm 2012. Hệ thống Tabmis có khả năng cung cấp chức năng theo dõi, hạch toán các khoản cam kết chi của các đơn vị. Đây là một chức năng chuẩn của hệ thống, giúp kiểm soát, theo dõi và hạch toán cam kết chi NSNN. Việc thực hiện kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN trong điều kiện vận hành hệ thống Tabmis là thực sự cần thiết, đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi khách quan từ quá trình cải cách Tài chính công nói chung cũng nhƣ lĩnh vực quản lý Tài chính- Ngân sách nói riêng.

Kiểm soát cam kết chi NSNN là một bƣớc tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện cơ chế, quy trình quản lý KSC NSNN. Theo đó, việc kiểm soát, giám sát các khoản chi tiêu NSNN đã từng bƣớc thực hiện đƣợc mục tiêu kiểm tra trƣớc tồn dự toán. Kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN đã góp phần đảm bảo các khoản chi đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu qủa; góp

phần ngăn chặn đƣợc tình trạng nợ đọng của lĩnh vực công. Thực hiện quản lý và kiểm soát cam kết chi là một trong những cơ sở để chuyển kế toán trên cơ sở tiền mặt sang kế toán dồn tích.

Bên cạnh những tiện ích của Tabmis, hiện nay mặc dù đã triển khai diện rộng nhƣng Tabmis đã có những hạn chế nhất định, phần nào ảnh hƣởng đến công tác kiểm tác KSC thƣờng xuyên NSNN. Những hạn chế cụ thể nhƣ: Tốc độ truy cập vào hệ thống, tốc độ xử lý dữ liệu khi nhập vào hệ thống chậm. Thời gian kết xuất báo cáo chậm, các báo cáo phục vụ cho công tác KSC đều phải thực hiện qua đêm.

Chính vì thế hiện đại hóa công tác thanh toán của KBNN trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo hƣớng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý các giao dịch; bảo đảm dễ dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác. Đảm bảo hạ tầng truyền thông của hệ thống thông suốt để vận hành hệ thống Tabmis cũng nhƣ hệ thống mạng trong nội bộ ngành.

3.3.3. Hoàn thiện quy trình giao dịch một cửa trong công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN theo hƣớng hiệu quả trong hoạt động soát chi thƣờng xuyên NSNN theo hƣớng hiệu quả trong hoạt động KBNN

Hoàn thiện quy trình giao dịch “một cửa” theo hƣớng tách bạch cán bộ tiếp nhận và cán bộ xử lý hồ sơ KSC; đồng thời thống nhất 2 quy trình kiểm soát chi, đó là quy trình KSC thƣờng xuyên NSNN do bộ phận kế toán kiểm soát và quy trình KSC chƣơng trình mục tiêu, vốn sự nghiệp kinh tế do bộ phận Thanh toán vốn đầu tƣ kểm soát. Quy trình kiểm soát chi “một cửa” NSNN qua KBNN Krông Bông đƣợc xây dựng lai bao gồm 11 bƣớc, thể hiện qua sơ đồ sau:

10

Ghi chú:

Hƣớng đi của hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi Hƣớng đi của chứng từ thanh toán

Các bƣớc của quy trình kiểm soát chi “một cửa” the đề xuất:

Bước 1:Cán bộ kế toán bộ phận tiếp nhận- giao dịch một cửa phụ trách đơn vị nhận và kiểm tra sơ lƣợc hồ sơ chứng từ đơn vị giao dịch theo bảng kê đơn vị lập.

Bước 2: Cán bộ kế toán bộ phận tiếp nhận- giao dịch một cửa phân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước krông bông, tỉnh đăk lăk (Trang 79)