6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.2. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nƣớc
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, qui trình nghiệp vụ đầy đủ, đồng bộ tạo môi trƣờng hành lang pháp lý để KBNN thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình, nhƣ: Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi phí quản lý dự án theo Thông tƣ số 05/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính,…để thống nhất trong triển khai thực hiện.
- Cải tiết chƣơng trình ĐTKB-LAN nhằm hỗ trợ tốt cho công tác kiểm soát chi trong thời gian tới.
- Xây dựng và áp dụng phƣơng thức kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra: Quản lý, kiểm soát ngân sách theo kết quả đầu ra là một phƣơng thức quản lý chi tiêu công dựa trên sự vận dụng và phát triển khái niệm “quản lý theo kết quả” từ khu vực tƣ sang khu vực công. Hay nói cách khác kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra là việc Nhà nƣớc bỏ ra một khoản tiền nhất định để mua của một Bộ, ngành hoặc một đơn vị nào đó cung ứng cho xã hội về các dịch vụ công nhƣ các dịch vụ về cấp giấy phép, y tế, giáo dục, cung cấp nƣớc sạch,… theo số lƣợng, chất lƣợng, thời gian và địa điểm cung cấp,… đã đƣợc ấn định trƣớc.
- Xây dựng và thí điểm mô hình “Tập trung kiểm soát các khoản chi NSNN theo mức độ rủi ro cao”: Với nguồn lực có hạn nên KBNN cần phải
82
chuyển từ cơ chế kiểm soát chi toàn bộ các khoản chi NSNN sang kiểm soát theo mức độ rủi ro (rủi ro ở đây là mức độ thất thoát, lãng phí NSNN). Việc kiểm soát nhƣ trên sẽ tạo điều kiện kiểm soát, thanh toán nhanh các khoản chi NSNN, tránh phiền hà cho đơn vị sử dụng ngân sách. Đồng thời, tránh sự kiểm soát trùng lắp của ngƣời chuẩn chi và cán bộ kiểm soát chi của KBNN.
- Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn về công tác kiểm soát chi NSNN trong hệ thống KBNN, trong đó có công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG, để các đơn vị trong hệ thống KBNN triển khai đồng bộ, có hiệu quả và phục vụ tốt công tác kiểm soát chi.