ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước huyện krông bông tỉnh đăk lắk (Trang 71)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

Kiểm soát chi vốn CTMTQG của KBNN giai đoạn 2011-2013 đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định, cụ thể nhƣ sau:

- Về mô hình tổ chức quản lý: Với sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các tổ thuộc KBNN huyện từ năm 2010 theo quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/03/2010 của Tổng giám đốc KBNN thì nhiệm vụ kiểm soát chi vốn CTMTQG đƣợc giao tập trung về tổ Tổng hợp – Hành chính (bộ phận kiểm soát chi NSNN), theo đó nhiệm vụ kiểm soát chi đƣợc giao tập trung hơn, giảm đầu mối trong kiểm soát chi, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức công tác kiểm soát chi, hƣớng tới chuyên môn hóa trong kiểm soát chi, đồng thời tạo điều kiện thuận cho khách hàng tới giao dịch, thời gian giải ngân ngày càng đƣợc rút ngắn.

- Về quy trình kiểm soát chi vốn CTMTQG: Quy trình thủ tục giải ngân vốn CTMQG trong thời gian vừa qua đã đƣợc thay đổi, cải cách theo hƣớng giảm bớt các hồ sơ không cần thiết, minh bạch hơn, đặc biệt là có sự phân cấp mạnh mẽ cho các chủ đầu tƣ, các đơn vị sử dụng ngân sách về trách nhiệm trong hồ sơ thanh toán, giúp cho công tác giải ngân các nguồn vốn đƣợc thuận lợi. Cụ thể:

+ Về giải ngân nguồn vốn CTMTQG có tính chất chi đầu tƣ: Thực hiện theo Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hƣớng

65

dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc và Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/04/2012 của Tổng Giám đốc KBNN về việc Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ trong nƣớc qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc. Với quy định trách nhiệm trong giải ngân nhƣ sau “KBNN kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tƣ và căn cứ vào các điều khoản thanh toán đƣợc quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) để thanh toán theo đề nghị của chủ đầu tƣ. Chủ đầu tƣ tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lƣợng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lƣợng công trình, KBNN không chịu trách nhiệm về các vấn đề này. KBNN căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng”.

+ Về giải ngân nguồn vốn CTMQG có tính chất chi thƣờng xuyên: Theo Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nƣớc qua KBNN. Theo Thông tƣ này thì: Các khoản chi cá nhân hồ sơ để làm căn cứ thanh toán danh sách chi tiền; các khoản chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ 20 triệu đồng trở lên là Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn hàng hóa và văn bản lựa chọn nhà thầu (nếu có); Các trƣờng hợp còn lại hồ sơ thanh toán kèm theo chỉ cần Bảng kê chứng từ thanh toán.

- Quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục mở tài khoản cấp phát: Chủ đầu tƣ, đơn vị dự toán đƣợc mở tài khoản cấp phát thanh toán tại KBNN nơi thuận tiện cho việc giao dịch của chủ đầu tƣ. Thực hiện quy chế một cửa trong công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN.

66

- Về cơ chế tạm ứng: Nhằm quản lý tốt việc tạm ứng và trách nhiệm trong việc thanh toán tạm ứng của chủ đầu tƣ, đơn vị sử dụng ngân sách thì cơ chế tạm ứng theo hƣớng chặt chẽ hơn, cụ thể:

+ Đối với tạm ứng của các hợp đồng trong hoạt động xây dựng thay vì trƣớc đây đƣợc phép tạm ứng đết 80% giá trị hợp đồng thì nay việc tạm ứng đƣợc thực hiện theo quy định của hợp đồng, không đƣợc vƣợt quá 50% giá trị hợp đồng và trong cùng một thời điểm thì tổng số dƣ tạm ứng của các hợp đồng trong năm đó không đƣợc vƣợt quá 30% kế hoạch vốn năm bố trí cho dự án đó, ngoài ra còn phải thực hiện bảo lãnh tạm ứng.

+ Đối với tạm ứng các hợp đồng trong chi thƣờng xuyên: Mức tạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhƣng tối đa không vƣợt quá 30% dự toán bố trí cho khoản mua sắm đó.

- Về thực hiện chức năng tham mƣu trong lĩnh vực quản lý các CTMTQG: Ngoài chức năng kiểm soát chi thì tổ Tổng hợp – Hành chính (bộ phận Kiểm soát chi NSNN) đã làm tốt chức năng tham mƣu trong chỉ đạo, hƣớng dẫn KBNN huyện trong việc giải ngân các nguồn vốn, tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng, các đơn vị liên quan nhằm tháo gõ khó khăn, vƣớng mắc trong việc giải ngân các nguồn vốn CTMTQG, nhƣ: Trong việc triển khai chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tƣớng chính phủ, trong việc thanh toán tạm ứng, trong việc chuyển nguồn đối với vốn CTMTQG,…

- Trong quá trình thực hiện luôn có sự phối hợp tốt với các sở, ngành, địa phƣơng rà soát đối chiếu số vốn đầu tƣ đã giải ngân của các dự án, từ đó có kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tƣ cho phù hợp với tình hình thực hiện của dự án, tránh hiện tƣợng bố trí vốn dàn trải, gây lãng phí nguồn vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc. Đồng thời, thông qua công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG của KBNN đã góp phần nâng cao chất lƣợng của công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự

67

án, dự toán, công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm, quá trình thực hiện, thanh toán, quyết toán vốn công trình, dự án của các cấp, các ngành.

- Về ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý, kiểm soát thanh toán vốn cho các dự án: Cùng với sự hiện đại hoá của Hệ thống KBNN, tại Kho bạc Nhà nƣớc Krông Bông, tỉnh Đak Lak đang triển khai ứng dụng chƣơng trình quản lý kiểm soát chi vốn CTMQG trên mạng máy tính ĐTKB-LAN, giúp công tác quản lý, kiểm soát chi đi vào nền nếp, theo dõi một cách khoa học, chặt chẽ, hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong quá trình theo dõi thủ công trƣớc đây.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

a. Hạn chế

- Về kết quả giải ngân qua các năm đạt tỷ lệ chƣa cao, điều này thể hiện: (1) Cơ chế liên quan đến kiểm soát chi còn nhiều vƣớng mắc, khó khăn; (2) Các chủ dự án chƣa thực sự quan tâm đến trách nhiệm đƣợc giao trong việc triển khai các chƣơng trình, dự án, đặc biệt là các khoản chi thƣờng xuyên, các khoản chi hỗ trợ các đối tƣợng chính sách.

- Số từ chối trong thanh toán: Từ số liệu thống kê trên cho thấy việc từ chối trong thanh toán đạt tỷ lệ trung bình khoảng 0,71%, tuy nhiên qua báo cáo kết quả tự kiểm tra và qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại đơn vị thì vẫn còn nhiều sai sót mà quá trình kiểm soát chi chƣa phát hiện đƣợc.

- Số hồ sơ bảo đảm về thời gian kiểm soát chi đạt tỷ lệ chƣa cao, cụ thể số hồ sơ giải quyết sớm và đúng thời gian chỉ đạt 87,62%, do đó công tác kiểm soát chi của KBNN cần tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lƣợng hơn nữa.

- Về kiểm soát dự án nhiều nguồn vốn, nhiều cấp ngân sách: Theo quy định thì đối với dự án đầu tƣ bằng nhiều nguồn vốn, nhiều cấp ngân sách mà do UBND huyện phê duyệt thì do KBNN huyện kiểm soát, nghĩa là đối với

68

dự án có đầu tƣ bằng cả nguồn vốn ngân sách tỉnh và ngân sách huyện mà dự án này do UBND huyện phê duyệt thì sẽ phân cấp, ủy quyền cho KBNN huyện kiểm soát, tuy nhiên trong thực tế chƣa thực hiện ủy quyền đƣợc, dẫn tới có trƣờng hợp cả KBNN tỉnh, KBNN huyện cùng nhận hồ sơ, cùng kiểm soát một dự án, gây trùng lặp, không tập trung và tiềm ẩn rủi ro.

- Về thực hiện quy trình cam kết chi: Theo quy định thì trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị hợp đồng từ mức quy định phải thực hiện cam kết chi, chủ dự án phải gửi hợp đồng kèm theo đề nghị cam kết chi đến KBNN nơi giao dịch, tuy nhiên trong thực tế thƣờng các đơn vị khi giải ngân mới gửi hồ sơ đề nghị cam kết chi tới cơ quan KBNN, dẫn tới thực hiện không đúng theo quy định của Bộ Tài chính.

- Về phối hợp đôn đốc các đơn vị chủ đầu dự án trong thanh toán vốn: Thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng triển khai thực hiện một số dự án trong những tháng đầu năm còn chậm, nhƣng về phía KBNN coi việc này là trách nhiệm của chủ đầu tƣ, chƣa bám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án, chƣa có biện pháp phối hợp đôn đốc các chủ đầu tƣ đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng nhƣ tham mƣu cho các cơ quan chức năng các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tƣ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Do vậy, chủ đầu tƣ khi đến thanh toán khối lƣợng thƣờng rơi vào dịp cuối năm, đã gây nên tình trạng quá tải, căng thẳng cho công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi, ảnh hƣởng đến chất lƣợng và thời gian kiểm soát chi. Bên cạnh đó, vẫn còn hiện tƣợng một số dự án, công trình chƣa tuân thủ đúng, đủ các quy định về quản lý đầu tƣ và xây dựng, nhƣng với vai trò là cơ quan kiểm soát chi vốn đầu tƣ, KBNN đôi khi chƣa kịp thời phản ánh với chủ dự án để hạn chế các hiện tƣợng trên.

69

- Về ứng dụng tin học trong kiểm soát chi: Việc áp dụng chƣơng trình ĐTKB-LAN đã phát huy đƣợc hiệu quả, tuy nhiên chƣơng trình này vẫn còn một số hạn chế nhƣ: Để nhập số liệu của một dự án, một khoản chi phải thao tác qua nhiều giao diện, trong khi có nội dung trùng lặp mà vẫn phải nhập thủ công lại, dẫn đến mất nhiều thời gian, bên cạnh đó hiệu quả khai thác thông tin không cao, cụ thể việc khai thác số liệu của các dự án từ chƣơng trình đƣợc rất ít so với lƣợng thông tin nhập vào, dẫn đến ngoài việc nhập số liệu trên chƣơng trình thì cán bộ kiểm soát chi vẫn phải theo dõi bằng phƣơng pháp thủ công.

- Năng lực công chức làm công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG: Với khối lƣợng công việc ngày càng tăng, trong khi trình độ công chức chƣa đồng đều, một số công chức thiếu tính chuyên nghiệp, dẫn đến xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giải ngân có lúc bị lúng túng.

b. Nguyên nhân hạn chế

- Về cơ chế chính sách và các văn bản hƣớng dẫn: Có thể nói lĩnh vực kiểm soát chi vốn CTMTQG hiện nay bị chi phối, đƣợc quy định ở quá nhiều văn bản, trong khi các văn bản này có sự chồng chéo, đặc biệt là sự không ổn định của cơ chế chính sách (thay đổi liên tục trong những năm gần đây), do đó việc cập nhật và nắm bắt các nội dung liên quan đến công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG của công chức đƣợc giao nhiệm vụ kiểm soát chi gặp nhiều khó khăn, dẫn đến rủi ro và sai sót trong hoạt động nghiệp vụ.

- Bên cạnh một số chủ dự án có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, có trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ đƣợc giao thì vẫn còn không ít chủ dự án chƣa quan tâm đến việc đào tạo, sử dụng cán bộ, dẫn đến trình độ và sự hiểu biết cán bộ về các quy định liên quan nhƣ công tác lựa chọn nhà thầu, triển khai dự án, thủ tục tạm ứng, thanh toán vẫn còn hạn chế, dẫn đến có sai sót, ảnh hƣởng đến công tác giải ngân.

70

- Số lƣợng công chức của bộ phận Kiểm soát chi NSNN còn thiếu hụt so với quy định (về cả lãnh tổ và cán bộ chuyên môn), trong khi khối lƣợng công việc ngày càng tăng, bên cạnh đó thì một số công chức năng lực trình độ còn hạn chế, chƣa kịp thời nắm bắt đƣợc những cơ chế chính sách mới liên quan đến công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG, nên trong quá trình tác nghiệp vẫn còn sai sót, đặc biệt là lúng túng trong việc xử lý các tình huống phát sinh.

- Sự phối kết hợp giữa hai tổ (Tổ Tổng hợp – Hành chính gọi là bộ phận Kiểm soát chi NSNN và Tổ Kế toán Nhà nƣớc) có lúc còn chƣa tốt, chƣa phản ánh kịp thời các vƣớng mắc phát sinh trong quá trình giải ngân.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm trong quản lý và kiểm soát chi vốn CTMTQG còn hạn chế, chƣa hỗ trợ tốt cho công chức trong việc theo dõi, báo cáo, phân tích số liệu.

71

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Với những nội dung trình bày tại chƣơng II, Luận văn đã đánh giá đƣợc thực trạng và những kết quả đạt đƣợc trong công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG tại qua Kho bạc Nhà nƣớc Krông Bông, tỉnh Đak Lak, từ đó rút ra đánh giá những mặt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát chi vốn CTMTQG trên địa bàn. Làm rõ đƣợc những nội dung cần khắc phục, cần phải đổi mới, nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn

CTMTQG qua Kho bạc Nhà nƣớc Krông Bông, tỉnh Đak Lak trong thời gian tới.

72

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN CTMTQG QUA KBNN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH

ĐAK LAK

3.1. ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU VỀ KIỂM SOÁT CHI VỐN CTMTQG QUA KBNN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐAK LAK QUA KBNN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐAK LAK

3.1.1. Định hƣớng, mục tiêu chung của Hệ thống KBNN

Ngày 21/08/2007, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020 theo Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg với mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng Kho bạc Nhà nƣớc hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: Quản lý quỹ ngân sách Nhà nƣớc và các quỹ tài chính Nhà nƣớc; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tăng cƣờng năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc trên cơ sở thực hiện tổng kế toán nhà nƣớc. Đến năm 2020, các hoạt động Kho bạc Nhà nƣớc đƣợc thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử.”

* Những nội dung cơ bản Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020 - Về công tác quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhà nƣớc:

+ Gắn kết quản lý quỹ với quy trình quản lý ngân sách Nhà nƣớc từ khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách thông qua cải cách công tác kế toán ngân sách Nhà nƣớc; Hiện đại hoá quản lý thu NSNN qua KBNN theo hƣớng đơn giản về thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp tiền cho các đối tƣợng nộp thuế.

73

+ Đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi qua KBNN trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS); thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN; tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, theo hƣớng đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử.

- Về công tác quản lý ngân quỹ và nợ Chính phủ:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước huyện krông bông tỉnh đăk lắk (Trang 71)