6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. PHÂN TÍCH CƠ HỘI THỊ TRƢỜNG
3.2.1. Dự báo nhu cầu thị trƣờng thang máy tại Việt Nam
Theo sự phát triển của thị trƣờng BĐS Việt Nam, thị trƣờng thang máy đƣợc cho phát triển khá mạnh mẽ, liên tục từ năm 2014 đến nay với mức tăng trƣởng dao động từ 10 - 20% mỗi năm.
Doanh số ngành thang máy năm 2017 đƣợc ƣớc tính đến 5,5 nghìn tỷ đồng trong đó thang máy nhập khẩu chiếm khoảng 3.800 tỷ đồng, chƣa kể doanh thu từ dịch vụ hậu mãi với hàng vạn thang máy đang hoạt động.
Một trang Web chuyên về nghiên cứu thị trƣờng RnRMarketResearch.com đã phát hành một báo cáo mang tên "World Elevators to 2017", trong đó dự báo nhu cầu cho thang máy, thang cuốn, các phƣơng tiện di chuyển công cộng, các bộ phận và dịch vụ sẽ tăng khoảng 6% từ nay cho đến năm 2017. Dù không phải là con số ấn tƣợng nhƣng điều này đã cho thấy một sự khả quan cho nền kinh tế thế giới kể từ khi suy thoái 2007-2012. Thị trƣờng Việt Nam đang tăng trƣởng khoảng 5% mỗi năm, mặc dù dự báo rằng sẽ có sự suy giảm. Các thị trƣờng khác, chẳng hạn nhƣ Ấn Độ, châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông, cũng đƣợc dự kiến sẽ cho thấy sự tăng trƣởng đây đang là tín hiệu tốt cho nền kinh tế thế giới.
Dự báo nhu cầu tiêu thụ tháng máy ở Việt Nam sẽ tăng lên rất nhanh trong những năm tới do nền kinh tế Việt Nam đang tăng trƣởng, nhiều dự án đầu tƣ lớn về cơ sở hạ tầng, khu đô thị mới, chung cƣ cao cấp, trung tâm thƣơng mại đƣợc xây dựng ngày càng nhiều. Khảo sát cũng cho thấy, đa số
các thang máy Việt Nam đang sử dụng có độ cao thuộc vào loại thấp so với thế giới. Phổ biến là từ 5 - 20 tầng, rất ít công trình trên 30 tầng. Tuy nhiên, tình hình sẽ thay đổi khi xu hƣớng xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam đang tăng lên. Đây thực sự là một thị trƣờng tiềm năng cho các nhà sản xuất thang máy, thang cuốn.
3.2.2. Môi trƣờng vĩ mô
a. Phân tích môi trường vĩ mô của ngành thang máy Việt Nam
* Môi trƣờng kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tăng trƣởng kinh tế là yếu tố quyết định chính tạo ra nhiều cơ hội làm kinh doanh.
Quỹ tiền tệ thế giới IMF (tháng 1/2015) dự báo: tăng trƣởng kinh tế toàn cầu năm 2014 đạt 3,3% (tƣơng đƣơng với mức tăng trƣởng của năm 2013) và dự báo ở mức 3,5% trong năm 2015. Theo WB (tháng 01/2015), tăng trƣởng kinh tế thế giới chỉ đạt 2,6% trong năm 2014 và 3,0% trong năm 2015 (giảm so với mức 3,2% đƣợc đƣa ra hồi tháng 10). Hoạt động kinh tế toàn cầu đang suy yếu và trở nên không đồng đều, nguy cơ suy thoái đang tăng lên.
Tình hình kinh tế thế giới trên đã đặt Việt Nam vào một tình trạng phức tạp là một nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam sẽ chịu ảnh hƣởng của sự giảm tốc kinh tế thế giới. Có thể thấy nền kinh tế Việt Nam hết năm 2013 vẫn chƣa thoát ra khỏi bất ổn kể từ giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Tăng trƣởng kinh tế giảm sút. Tuy tốc độ tăng GDP năm 2013 khá hơn mức tƣơng ứng năm 2012, nhƣng đây vẫn là 2 năm có tốc độ tăng trƣởng thấp nhất của Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây. Ổn định vĩ mô tuy đã đƣợc thiết lập nhƣng cũng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Doanh nghiệp gặp khó khăn kéo cả về nguồn vốn và thị trƣờng; Đời sống ngƣời dân gặp nhiều khó khăn.
Nguy cơ thiếu việc làm hoặc phải chia việc làm hiện hữu khi khu vực sản xuất của nền kinh tế buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất. Chính sách điều hành hợp lý nhƣng hiệu quả chƣa cao. Tiến trình cải cách kinh tế chậm gây cản trở phát triển và nguy cơ tụt hậu với kinh tế thế giới các nƣớc trong khu vực.
Sự suy giảm kinh tế làm cho ngƣời dân giảm chi tiêu, nhất là chi tiêu cho dịch vụ thuộc vào hàng thứ cấp, làm cho cầu của ngành thang máy giảm đi rõ rệt.
Trong xu thế suy thoái chung của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam, ngành thang máy Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn hiện diện trƣớc mắt.
Hàng loạt hãng thang máy tên tuổi bị sút giảm lƣợng khách đáng kể. Chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ từ xu hƣớng đó, không ai khác là những thang máy nhập khẩu nhƣ Mitsubishi.
- Lãi suất và xu hướng của lãi suất
Các biện pháp kích thích kinh tế trong năm 2013 đã tạo nên sức ép lạm pháp và phá giá tiền tệ làm gia tăng lạm pháp cao ở các năm 2014,2015. Tình hình lãi suất thời gian qua diễn ra phức tạp. Theo số liệu khảo sát tháng 12- 2014, trong 2 quý đầu năm 2015, lãi suất huy động bình quân giảm 0,11%, xuống 5,93%/năm so với mức 6,04%/năm và giữ nguyên so với cuộc khảo sát tháng 1-2015.
Nếu đánh giá chung thì lãi suất ở Việt Nam vẫn còn cao so với mặt bằng chung các nƣớc trong khu vực, vẫn ít nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là khối tƣ nhân. Chính phủ và ngân hàng nhà nƣớc cần phối hợp các biện pháp mau chóng điều chỉnh giảm lãi suất. Lãi suất tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nƣớc , làm ảnh hƣởng đến phục hồi kinh tế. Cho nên doanh nghiệp không dám đầu tƣ mua sắm thiết bị, máy móc. Các hợp đồng kinh doanh của công ty thang máy Mitsubishi khó thỏa thuận,
khó triển khai hơn vì giá cả không ổn định, lãi suất ngân hàng cao. - Tỷ giá hối đoái
Vấn đề tỷ giá hối đoái đƣợc các doanh nghiệp nhập khẩu quan tâm đặc biệt nhƣ Mitsubishi vì nó liên quan chặt chẽ đến xuất nhập khẩu, hoặc phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hiện nay tuy tình hình đã ổn định nhƣng cần vẫn có những dự báo để tránh những tai hại do biến động tỷ giá. Chính sách điều hành tỷ giá của chính phủ hiện nay linh hoạt hơn, đặc biệt thông tin chính phủ có nguồn dự trữ ngoại tệ khoảng bảy tuần nhập khẩu khiến doanh nghiệp yên tâm hơn. Nói chung đây là vấn đề phức tạp, tác động bởi nhiều yếu tố không kiểm soát đƣợc nên rất khó dự báo.
Ngoài ra gây ra tâm lý nắm giữ ngoại tệ, tác động khó khăn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhƣ công ty Thăng Long,..Công ty hiện đang khốn khổ gặp nhiều khó khăn khi giá hàng nhập tăng, doanh nghiệp phân vân giữa tăng giá sẽ bị khách hàng từ bỏ, hoặc chịu lỗ. Không chỉ thế, hiện nhiều doanh nghiệp trong đó có công ty Thăng Long đã ký hợp đồng từ nay đến cuối năm với các đối tác, nay tỷ giá tăng , họ khó có thể bù vào khoản chênh lệch và càng không thể đàm phán lại các đơn hàng. Nếu vẫn sản xuất theo đơn giá cũ, lợi nhuận càng giảm mạnh, nhiều lúc công ty đã nghĩ đến việc hủy hợp đồng.
- Tỷ lệ lạm pháp
Lạm phát là một yếu tố nổi bật khi nói đến tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay. Nếu các năm trƣớc khi mục tiêu phát triển nhanh đƣợc ƣu tiên, lạm pháp của Việt Nam rất cao và khó dự báo, gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Khi đầu tƣ vào các dự án dài hạn nếu có lạm pháp cao thì hàm chứa rất nhiều rủi ro. Năm 2008 là năm điển hình của lạm pháp hai con số lên tới 22,96%. Lạm pháp trong những năm gần đây rất phức tạp và có tác động lớn đến việc làm trì tuệ sự phát triển của kinh tế nƣớc
ta. Tuy nhiên trong năm 2014, các chính sách của chính phủ về kiềm chế lạm pháp đã phát huy tác dụng, chỉ số CPI tháng 7 năm 2015 đã tăng 0,13% so với tháng trƣớc, tăng 0,68% so với tháng 12 năm trƣớc – đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
Tỷ lệ lạm phát cao thì hàm chứa rất nhiều rủi ro khi công ty Thăng Long luôn có các dự án đầu tƣ dài hạn.
Nhƣ vây, ngoài tỷ giá hối đoái, cả 3 nhân tố khác của môi trƣờng kinh tế đều gây ra những bất lợi cho các doanh nghiệp trong ngành thang máy, nhất là những công ty thang máy thuộc phân khúc thị trƣờng cao cấp nhƣ Thăng Long
* Môi trƣờng chính trị pháp luật
Thực hiện đƣờng lối chủ trƣơng và pháp luật của nhà nƣớc ban hành. Các doanh nghiệp có quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính, sự ban hành và sửa đổi các luật nhƣ: Luật doanh nghiệp, Luật phá sản, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật lao động. Đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo đà phát triển, đảm bảo tốt việc quản lý của nhà nƣớc rất chặt chẽ và lành mạnh.
Luật đầu thầu có hiệu lực. Các gói thầu có giá trị trên 1 tỷ đồng đều phải đƣợc đấu thầu rộng rãi. Các hồ sơ mời thầu này đều đƣợc soạn thảo theo mẫu cho trƣớc. Vì vậy, các công ty thang máy phải mất thời gian nghiên cứu luật đấu thầu.
Sau khi chính phủ bãi bỏ việc yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy phép về an toàn lao động đối với việc cung cấp, lắp đặt thang máy thì rất nhiều công ty trƣớc đây kinh doanh các mặt hàng khác hoặc các công ty thƣơng mại đã tham gia kinh doanh mặt hàng thang máy. Vì vậy bất kỳ công ty nào cũng có thể tham gia kinh doanh mặt hàng này, do đó mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng vì thế mà tăng lên.
Hơn nữa, các văn bản, thủ tục hƣớng dẫn nghiệm thu, chạy thử, bàn giao của Bộ Xây dựng ban hành đối với các thiết bị trong các công trình xây dựng liên tục bị thay đổi. Do đó, các khâu nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán đã mất nhiều công sức, thời gian.
Từ khi Luật Đất đai có hiệu lực, thị trƣờng BĐS bị "đóng băng ". Tình trạng đóng băng nặng nề đang rơi vào những nhà đầu tƣ kinh doanh BĐS đã vay vốn ngân hàng đấu giá đất, đang đầu tƣ xây dự án. Điều này làm cho nhiều dự án khởi công rầm rộ rồi bỏ đó hoặc triển khai nhƣng giá bán nhà thấp đi khiến dự toán đầu tƣ thiết bị thang máy trong toà nhà cũng bị giảm theo. Vì vậy, tiến độ ký các hợp đồng cung cấp thiết bị nh- thang máy cho các dự án này cũng bị chững lại hoặc chuyển hƣớng sang sử dụng các loại thang chất lƣợng thấp, rẻ tiền hơn, ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của phòng.
Chính phủ cũng đã ban hành “Chương trình hành động về triển khai thực hiện nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/04/2010 của Chính phủ” (Ban hành kèm theo Quyết định số 472/QĐ-BXD ngày 22 tháng 04 năm 2010 của Bộ trưởng bộ Xây dựng). Một số mục tiêu của chƣơng trình là các bộ đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đảm bảo tốc độ tăng trƣởng cao trong năm 2013, nâng cao năng lực quản lý xây dựng, chiến lƣợc phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đầu tƣ xây dựng nhà ở sinh viên giai đoạn 2011-2015, xây dựng chƣơng trình nâng cấp đô thị và phân khai nguồn vốn theo Quyết định số 758/QĐ – TTg ngày 08/06/2009 của Thủ tƣớng chính phủ, chủ trƣơng thực hiện “Ngƣời Việt Nam ƣu tiêu dùng hàng Việt Nam”. Qua đó, vừa thực hiện các chƣơng trình phúc lợi cho nhân dân, vừa tạo thêm nhiều việc làm, đồng thời tạo cơ hội, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các công ty thang máy nói riêng và nghành xây dựng nói chung.
* Môi trƣờng công nghệ
động đến hầu hết các quốc gia. Một trong những điểm nổi bậc của toàn cầu hóa là sự định hình của nền kinh tế tri thức mà trọng tâm là sự phát triển của khoa học công nghệ và vai trò của nó trong đời sống. Nền kinh tế tri thức đang định hình rõ nét hơn với những dấu hiệu cho thấy sự khác biệt của nó ở thời đại ngày nay so với trƣớc kia trong quá trình sản xuất nhƣ:
- Sự sáng tạo (sản xuất) ra trí thức diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn.
- Việc sử dụng kiến thức khoa học công nghệ vào sản xuất trở thành nhu cầu thƣờng nhật của xã hội.
- Việc xử lý, chuyển giao kiến thức và thông tin diễn ra nhanh chóng, rộng khắp nhờ vào sự phát triển của hệ thống công cụ hiện đại, trong đó công nghệ thông tin có vai trò quyết định.
Sự phát triển trên đã thực sự tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giao thƣơng quốc tế về phƣơng diện thời gian cũng nhƣ chi phí. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện tại, tình trạng công nghệ còn hết sức lạc hậu, chƣa đƣợc đầu tƣ đổi mới nhiều, thiếu trang thiết bị tinh chế mang tính hiện đại do đó chất lƣợng sản phẩm không đồng đều, năng suất thấp dẫn tới giá thành cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Liên minh phần mềm doanh nghiệp (SA) đã công bố về chỉ số cạnh tranh công nghệ thông tin toàn cầu trong năm 2008. Theo đó, Việt Nam đứng ở vị trí 61/66 quốc gia đƣợc khảo sát – giữ nguyên vị trí so với năm 2007, vị trí này còn rất thấp so với các nƣớc trong khu vực. Hiện nay, Việt Nam thƣờng đứng cuối hoặc vị trí nữa cuối bảng xếp hạng các chỉ số công nghệ quan trọng nhƣ: chính phủ điện tử, khả năng sáng tạo công nghệ, phổ biến công nghệ hiện đại, kỹ năng con ngƣời, xã hội hóa thông tin, truy cập dữ liệu... Năng lực khoa học công nghệ quốc gia của chúng ta nhìn chung còn thấp và quy mô nhỏ bé. Theo bảng xếp hạng các chỉ số công nghệ năm 2004 của diễn đàn kinh tế thế giới, thứ bậc của nƣớc ta thua kém rất xa
so với Thái Lan: (1) chỉ số công nghệ Thái Lan đứng thứ 43, trong khi Việt Nam ở vị trí 92, (2) Chỉ số công nghệ Thái Lan đứng thứ 37, Việt Nam 79; (3) Chỉ số chuyển giao công nghệ Thái Lan 4, Việt Nam 66; (4) Chỉ số Thông tin và viễn thông Thái Lan 55, Việt Nam 86. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp của nƣớc ta hiện nay mới chiếm khoảng 20%, trong khi philipin là 29%, Thái Lan 31%, Singapo 73%. Với tình trạng nhƣ vậy khi hội nhập kinh tế, nếu không chuẩn bị đổi mới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc tạo ra sản phẩm cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng.
Một đặc điểm hết sức quan trọng cần thiết đƣợc đề cập tới ở Việt Nam hiện nay là đội ngữ cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân phần lớn không đƣợc đào tạo đầy đủ theo yêu cầu mới. Đặc biệt, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, có ngoại ngữ để tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới.
*Môi trƣờng văn hóa - xã hội
Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng chịu ảnh hƣởng bởi nhân tố này. Vậy để thành công trong kinh doanh các doanh nghiệp phải nghiên cứu tâm lý, tập quán tiêu dùng hay nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng ở các vùng khác nhau. Đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, đặc tính tâm lý tiêu dùng cũng phát triển đến một mức độ khác nhau, nhu cầu sử dụng sản phẩm cũng thay đổi.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các yếu tố văn hóa, xã hội ngày càng ảnh hƣởng sâu sắc tới các doanh nghiệp, sự thay đổi của các yếu tố văn hóa – xã hội là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố khác nên thƣờng diễn ra chậm hơn, các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh bao gồm:
- Quan niệm về đạo đức: thẫm mỹ, lối sống, nghề nghiệp: Lối tiêu dùng của ngƣời Việt Nam vƣợt rất xa nhu cầu và sở thích trƣớc đây, nó đƣợc nâng lên tầm cao mới hết sức đa dạng theo tầm nhìn và thị hiếu của xã hội,