THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng tại công ty TNHH MTV cao su ea h’leo (Trang 40)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này đƣợc tiến hành thông qua hai bƣớc:

Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp nghiên cứu

định tính sử dụng kỹ thuật phỏng vấn, thảo luận nhóm (phụ lục 1.1). Bên cạnh đó, việc lấy ý kiến của chuyên gia cũng đƣợc thực hiện. Nghiên cứu sơ bộ dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu, là nền tảng để thực nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp nghiên

cứu định lƣợng. Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo, đối tƣợng nghiên cứu là nhân viên văn phòng. Phƣơng pháp thu

thập thông tin đƣợc tiến hành thông qua phát phiếu điều tra trực tiếp từ nhân viên văn phòng hiện đang làm việc tại công ty. Dữ liệu trong nghiên cứu đƣợc dùng đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đã đặt ra.

Hình 2.2 . Quy trình nghiên cứu của đề tài

2.2.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị

Theo nghiên cứu Suminder Kaur, Rahul Sharma, Richa Talwar, Anita Verma, Saudan Singh (2005), cho thấy sự hài lòng của công việc và nhận thức môi truờng làm việc giữa các bác sĩ tại một bệnh viện đại học ở Delhi ảnh huởng đến sự hài lòng của bệnh nhân, chất luợng chăm sóc bệnh nhân, ngoài ra còn ảnh huởng đến công việc, chất luợng cuộc sống, thành tựu và mục tiêu phát triển cá nhân. Dẫn đến việc vắng mặt tăng lên, xung đột làm

Cơ sở lý luận Nghiên cứu chính thức (bảng câu hỏi chính thức)

Phân tích nhân tố

Phân tích hồi quy

Hiệu chỉnh thang đo Nghiên cứu sơ bộ - Thảo luận - Phỏng vấn Thang đo chính thức Thang đo sơ bộ

Kiểm tra Cronbach’s alpha

 Kiểm tra phƣơng sai trích loại các biến có trọng số EFA nhỏ

 Kiểm tra các yếu tố trích đƣợc Kiểm định thang đo

 Kiểm tra sự phù hợp của mô hình

 Dò tìm sự vi phạm các giả định của hồi quy  Kiểm định các giả thuyết

Điều chỉnh mô hình

giảm chất luợng và số luợng công việc. Việc làm hài lòng cũng rất quan trọng cho việc tuyển dụng tuơng lai của các bác sĩ mới và giữ chân các bác sĩ hiện tại.

Theo nghiên cứu của Luddy (2005), cơ hội thăng tiến và tiền lƣơng là hai nhân tố mà ngƣời lao động ở đây cảm thấy bất mãn. Ngoài ra, chủng loại nghề nghiệp, chủng tộc, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên công tác, độ tuổi, thu nhập và vị trí công việc cũng có ảnh hƣởng đáng kể đến sự thỏa mãn công việc.

Boeve (2007) đã tiến hành cuộc nghiên cứu sự thỏa mãn công việc của các giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác sỹ ở các trƣờng y tại Mỹ. Kết quả phân tích tƣơng quan của năm nhân tố trong JDI đối với sự thỏa mãn công việc nói chung đã cho thấy nhân tố công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp và cơ hội phát triển là có tƣơng quan mạnh nhất với sự thỏa mãn công việc.

Thông qua cơ sở lý luận, mô hình nghiên cứu tập trung phân tích, đo lƣờng sự tác động của 7 yếu tố tác động đến sự thỏa mãn với công việc bao gồm: (1) Thu nhập, (2) Cơ hội đào tạo và thăng tiến, (3) Cấp trên, (4) Đồng nghiệp, (5) Đặc điểm công việc, (6) Điều kiện làm việc, (7) Phúc lợi.

Thu nhập

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Cấp trên

Đồng nghiệp

Đặc điểm công việc

Điều kiện làm việc

Phúc lợi

Sự thỏa mãn H4

Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu đề nghị

2.2.3. Các giả thiết của mô hình

Bảng 2.1. Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đề nghị

Giả thiết Nội dung

H1 Nhân tố Thu nhập có quan hệ đồng biến với sự thỏa mãn công việc của nhân viên

H2 Nhân tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến có quan hệ đồng biến với sự thỏa mãn công việc của nhân viên

H3 Nhân tố Cấp trên có quan hệ đồng biến với sự thỏa mãn công việc của nhân viên

H4 Nhân tố Đồng nghiệp có quan hệ đồng biến với sự thỏa mãn công việc của nhân viên

H5 Nhân tố Đặc điểm công việc có quan hệ đồng biến với sự thỏa mãn công việc của nhân viên

H6 Nhân tố Điều kiện làm việc có quan hệ đồng biến với sự thỏa mãn công việc của nhân viên

H7 Nhân tố Phúc lợi có quan hệ đồng biến với sự thỏa mãn công việc của nhân viên

2.2.4. Xây dựng thang đo sơ bộ

a. Thu nhập

Đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến quan sát.

Các biến này dựa trên những nghiên cứu trƣớc đó của Netemeyer & ctg, 1997. Nghiên cứu của Friderich Taylor. Cốt lõi trong khuyến khích của lý thuyết này là: Con ngƣời đƣợc khuyến khích chủ yếu bằng tiền. Họ hƣớng vào việc sử dụng đồng tiền để thu hút và khuyến khích ngƣời lao động làm việc. Ngoài ra cũng phân tích lý thuyết tiền lƣơng của W.Petty và quan điểm trả lƣơng của A.Smith và Ricardo. Ông cho rằng tiền lƣong không thể thấp hơn chi phí tối thiểu cho cuộc sống của công nhân. Nếu quá thấp họ sẽ không làm việc và bỏ ra nƣớc ngoài. Tiền lƣơng cao sẽ kích thích tiến bộ kinh tế bởi vì nó làm tăng năng suất lao động. Và quan điểm trả lƣơng của Ricardo. Giá cả tự nhiên của lao động bằng với giá trị tƣ liệu sinh hoạt cần thiết cho cuộc sống của ngƣời công nhân và gia đình anh ta. Nó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, trình độ phát triển, thuyền thống và hình thức tiêu dùng của mỗi dân tộc. Thu nhập đƣợc đo lƣờng bằng 4 biến:

- Có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ tổ chức/công ty; - Tiền lƣơng tƣơng xứng với kết quả làm việc;

- Tiền lƣơng, thu nhập đƣợc trả công bằng; - Đƣợc trả lƣơng cao.

b. Cơ hội đào tạo và thăng tiến: đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến quan sát.

Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến quan sát. Các biến này dựa trên nghiên cứu lý thuyết của Frederick Herzberg đƣa ra:

- Có nhiều cơ hội thăng tiến;

- Chính sách thăng tiến của công ty công bằng;

- Đƣợc đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp.

c. Cấp trên: đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến quan sát.

Các biến này dựa trên những nghiên cứu của Netemeyer & ctg, 1997. Các biến này đƣợc cập nhật và phát triển dựa trên thang đo trƣớc đó bởi (Hartline & Ferrell, 1996).

- Cấp trên hỏi ý kiến khi có vấn đề liên quan đến công việc của anh/chị;

- Anh/Chị nhận đƣợc sự hỗ trợ của cấp trên; - Cấp trên có tác phong lịch sự, hòa nhã;

- Nhân viên đƣợc đối xử công bằng, không phân biệt.

d. Đồng nghiệp: đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến quan sát.

Các biến này dựa trên những nghiên cứu trƣớc đó của ( Hart & ctg, 2000).

- Đồng nghiệp thoải mái và dễ chịu; - Các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt;

- Những ngƣời mà anh/chị làm việc rất thân thiện;

- Những ngƣời mà anh/chị làm việc thƣờng giúp đỡ lẫn nhau.

e. Đặc điểm công việc: đƣợc đo lƣờng bởi 5 biến quan sát.

Các biến này dựa trên những nghiên cứu trƣớc đó của R. Hackman và G. Oldman (1974).

- Tôi đƣợc sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau trong công việc; - Tôi luôn hiểu rõ về công việc tôi đang làm;

- Công việc của tôi có tầm quan trọng nhất định đối với hoạt động của công ty;

- Tôi đƣợc quyền quyết định một số vấn đề công việc nằm trong năng lực của mình;

- Tôi nhận đƣợc phản hồi và góp ý của cấp trên về hiệu quả công việc của mình.

g. Điều kiện làm việc: đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến quan sát.

Các biến này dựa trên những nghiên cứu của Skalli và đồng nghiệp, 2007; Durst, 1997; Bellingham, 2004; Isacsson, 2008.

- Thời gian làm việc phù hợp;

- Sự an toàn, thoải mãi ở nơi làm việc;

- Đƣợc trang bị thiết bị cần thiết cho công việc; - Thời gian bỏ ra cho việc đi lại từ nhà đến công ty.

h. Phúc lợi: Được đo lường bởi 6 biến quan sát.

- Công ty luôn tuân thủ đầy đủ các chính sách về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

- Công ty luôn tạo điều kiện cho tôi đƣợc nghỉ phép, nghỉ bệnh khi có nhu cầu;

- Hằng năm công ty đều tổ chức cho nhân viên đi du lịch, nghỉ dƣỡng; - Công ty có bộ phận Công đoàn bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân viên;

- Công việc ổn định, không phải lo lắng về mất việc làm;

- Các phúc lợi khác của công ty là tốt (ví dụ: hỗ trợ bảo lãnh cho nhân viên vay tiền ngân hàng, …).

2.2.5. Nghiên cứu sơ bộ

a. Tham khảo ý kiến chuyên gia, thảo luận nhóm

Dựa trên việc kế thừa kết quả của các nghiên cứu đi trƣớc và phỏng vấn, trao đổi với cấp trên các phòng ban cũng nhƣ đồng nghiệp trong công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo, đặc biệt là phòng Tổ chức – Lao động – Tiền lƣơng.

Phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu sơ bộ nhƣ sau: Gửi Dàn bài thảo luận nhóm (phụ lục 1.1), mô hình nghiên cứu đề nghị và thang đo sơ bộ đã đƣợc xây dựng cho các trƣởng phòng, kiểm soát viên và 10 chuyên viên trong

đó 2 chuyên viên phòng Tài chính kế hoạch, 2 chuyên viên phòng Tổ chức – Lao động – Tiền lƣơng, 2 chuyên viên phòng Hành chính, 2 chuyên viên phòng Quản lý kỹ thuật, 2 chuyên viên phòng Xây dựng cơ bản để xin sự góp ý, bổ sung mô hình nghiên cứu và thang đo nghiên cứu cho phù hợp với tình hình thực tế tại công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo.

Qua kết quả của các bƣớc nghiên cứu sơ bộ đề tài đã xác định đƣợc 7 yếu tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng tại công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo bao gồm: (1) Thu nhập, (2) Cơ hội đào tạo và thăng tiến, (3) Cấp trên, (4) Đồng nghiệp, (5) Đặc điểm công việc, (6) Điều kiện làm việc, (7) Phúc lợi.

Thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiến, thêm biến quan sát “Anh/ chị đƣợc biết những điều kiện để đƣợc thăng tiến” và bỏ biến quan sát “Chính sách thăng tiến của công ty công bằng”. Bởi vì thực tế tại công ty thì chính sách thăng tiến sẽ của một nhân viên sẽ đƣợc cơ cấu từ trƣớc và nhân viên đó phải có những điều kiện bắt buộc ví dụ nhƣ: lý lịch chính trị rõ ràng, có năng lực, bằng cấp, …

Thang đo Cấp trên, thêm biến quan sát “Cấp trên khuyến khích cấp dƣới tham gia vào những quyết định quan trọng” và “Nhân viên đƣợc tôn trọng và tin cậy trong công việc”.

Thang đo Đồng nghiệp, bỏ biến quan sát “Những ngƣời mà anh/chị làm việc rất thân thiện” và thêm biến quan sát “Anh/ chị cảm thấy có nhiều động lực trau dồi chuyên môn khi đƣợc làm việc với các đồng nghiệp của mình”.

Thang đo Đặc điểm công việc, thêm biến quan sát “Công việc rất thú vị” và “Công việc có nhiều thách thức”. Bỏ 3 biến quan sát “Tôi luôn hiểu rõ về công việc tôi đang làm”; “Công việc của tôi có tầm quan trọng nhất định đối với hoạt động của công ty” và “Tôi đƣợc quyền quyết định một số vấn đề công việc nằm trong năng lực của mình”. Bởi vì nhiệm vụ cụ thể của từng vị trí công việc đƣợc quy định rất rõ ràng tại công ty, đồng thời nhân viên cấp

dƣới phải phục tùng yêu cầu của cấp trên giao cho nên quyền quyết định vấn đề trong công việc của nhân viên đều phải thông qua cấp trên.

Trong thang đo Điều kiện làm việc, thêm biến quan sát “Công việc không bị áp lực cao” và “Công việc không đòi hỏi thƣờng xuyên phải làm ngoài giờ”. Đồng thời, đƣa biến quan sát “Công việc ổn định, không phải lo lắng về mất việc làm” từ thang đo Phúc lợi qua thang đo Điều kiện làm việc.

Trong thang đo Điều kiện làm việc, bỏ biến quan sát “Thời gian làm việc phù hợp” và “Thời gian bỏ ra cho việc đi lại từ nhà đến công ty”.

Thang đo Phúc lợi, gộp các biến quan sát “Công ty luôn tạo điều kiện cho tôi đƣợc nghỉ phép, nghỉ bệnh khi có nhu cầu”, “Hằng năm công ty đều tổ chức cho nhân viên đi du lịch, nghỉ dƣỡng”, “Công ty có bộ phận Công đoàn bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân viên” thành một biến quan sát “Công ty có chế độ phúc lợi tốt”. Biến quan sát “Công việc ổn định, không phải lo lắng về mất việc làm” đƣợc chuyển sang thang đo Điều kiện làm việc. Tách biến quan sát “Công ty luôn tuân thủ đầy đủ các chính sách về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế” thành 2 biến quan sát “Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội tốt” và “Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm y tế tốt”.

b. Thang đo chính thức

Qua nghiên cứu sơ bộ đề tài đã xác định đƣợc 30 biến quan sát làm cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi.

Thu nhập: Gồm 4 biến quan sát

-Anh/ chị đƣợc trả lƣơng cao;

-Anh/ chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công ty; -Tiền lƣơng tƣơng xứng với kết quả làm việc;

-Tiền lƣơng, thu nhập đƣợc trả công bằng.

Cơ hồi đào tạo và thăng tiến: gồm 4 biến quan sát

-Công ty tạo cho anh chị nhiều cơ hội thăng tiến;

-Anh/ chị đƣợc đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp; -Công ty tạo cho anh/chị nhiều cơ hội phát triển cá nhân.

Cấp trên: gồm 6 biến quan sát

-Cấp trên hỏi ý kiến anh/chị khi có vấn đề liên quan đến công việc của anh/chị;

-Cấp trên khuyến khích cấp dƣới tham gia vào những quyết định quan trọng;

-Nhân viên đƣợc sự hỗ trợ của cấp trên;

-Nhân viên đƣợc tôn trọng và tin cậy trong công việc; -Cấp trên có tác phong lịch sự, hòa nhã;

-Nhân viên đƣợc đối xử công bằng, không phân biệt.

Đồng nghiệp: gồm 4 biến quan sát

-Đồng nghiệp của anh/chị thoải mái và dễ chịu; -Anh/ chị và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt;

-Những ngƣời mà anh/ chị làm việc với thƣờng giúp đỡ lẫn nhau; -Anh/ chị cảm thấy có nhiều động lực trau dồi chuyên môn khi đƣợc làm việc với các đồng nghiệp của mình.

Đặc điểm công việc: gồm 4 biến quan sát

-Anh/ chị đƣợc sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau trong công việc; -Công việc rất thú vị;

-Công việc có nhiều thách thức;

-Anh/ chị nhận đƣợc phản hồi và góp ý của cấp trên về hiệu quả công việc của mình.

Điều kiện làm việc: gồm 4 biến quan sát

-Công việc không bị áp lực cao;

-Trang thiết bị nơi làm việc an toàn, sạch sẽ;

-Công việc ổn định, không phải lo lắng về mất việc làm;

Phúc lợi: gồm 4 biến quan sát

-Công ty có chế độ phúc lợi tốt;

-Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội tốt; -Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm y tế tốt;

-Anh chị hài lòng với chế độ tiền thƣởng của công ty.

Các thông tin cá nhân nhƣ giới tính, độ tuổi, thời gian công tác, trình độ học vấn, vị trí công việc cũng đƣợc thiết kế bảng câu hỏi theo thang đo danh xƣng để đo lƣờng sự khác biệt khi đánh giá mức độ cần thiết của các yếu tố.

c. Thiết kế bảng câu hỏi

Sau khi hoàn tất việc hiệu chỉnh và xây dựng thang đo phù hợp việc khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng tại công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo, tác giả tiến hành thiết kế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng tại công ty TNHH MTV cao su ea h’leo (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)