Sự ra đời và phát triển của hệ thống Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 39 - 42)

5. Bố cục của đề tài

2.1.1.Sự ra đời và phát triển của hệ thống Kho bạc Nhà nước

a. Nha ngân khố quốc gia

Ðể có một cơ quan chuyên môn, đặc trách nghiên cứu và giải quyết các vấn đề ngân sách và tiền tệ, ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75-SL thành lập Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính. Ðây là mốc lịch sử quan trọng đầu tiên đối với sự ra đời của Kho bạc Nhà nước Việt Nam. Theo Sắc lệnh Số 75-SL, nhiêm vụ chủ yếu của Nha ngân khố là:

- Tập trung quản lý các khoản thu về thuế, tiền thu công phiếu kháng chiến; đảm phụ quốc phòng (tiền ủng hộ quân đội);

- Quản lý và giám sát các khoản cấp phát theo dự toán được duyệt; chịu trách nhiệm về việc xác nhận và thanh toán kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách; làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính;

- Tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam (tiền tài chính) trong toàn quốc; - Ðấu tranh trên mặt trận tiền tệ, thu hẹp và loại bỏ dần phạm vi lưu hành của tiền Ngân hàng Ðông dương và các loại tiền khác của địch;

- Tích cực đấu tranh để thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi và kế toán đại cương nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính ngay trong điều kiện đất nước đang có chiến tranh.

b. Kho bạc nhà nước với việc quản lý ngân sách Nhà nước

- Giữa năm 1951, Chính phủ quyết định giải thể Nhà Ngân khố, chuyển chức năng quản lý quỹ NSNN sang Ngân hàng quốc gia và thành lập Kho bạc Nhà nước với nhiệm vụ thu, chi quỹ NSNN, bảo đảm các yêu cầu chi của bộ

máy nhà nước, phục vụ công cuộc kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đầu tra hành thống nhất đất nước.

- Từ năm 1964, KBNN có nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, tập trung các khoản thu, cấp phát các khoản chi, tổ chức theo dõi và thống kê về tình hình thu chi NSNN.

c. Sự hoàn thiện, phát triển chức năng, nhiệm vụ của KBNN từ năm 1990 đến nay

- Ngày 01/4/1990 Chính phủ ban hành Quyết định số 07/HĐBT thành lập KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Theo Quyết định này, nhiệm vụ quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước được chuyển từ Ngân hàng Nhà nước sang Bộ Tài chính.

- Năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/CP quy định về chức năng,nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của KBNN. Theo đó, KBNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy NSNN (bao gồm cả quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước); quỹ dự trữ tài chính nhà nước; tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ; huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển.

- Từ ngày 01/01/2000, KBNN được Chính phủ giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN.

- Ngày 13/10/2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 235/TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Theo đó, KBNN là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.

- Ngày 26/8/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 108/2009/QĐ- TTg quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính.

- Qua hơn 20 năm hoạt động, Kho bạc Nhà nước Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, cùng với toàn ngành tài chính đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạch định chính sách, quản lý phân phối nguồn lực của đất nước, góp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao. Có thể khẳng định rằng hệ thống Kho bạc nhà nước đã đồng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia phòng qua những kết quả cụ thể trong việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng; Huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển; Kế toán, thông tin Kho bạc nhà nước đã đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về tình hình thu chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.

Những kết quả đã đạt được qua quá trình hình thành và phát triển Kho bạc Nhà nước đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong công cuộc đổi mới tài chính tiền tệ. Kho bạc nhà nước đã phát triển đúng định hướng, từng bước xác lập vai trò, vị thế của mình trong hệ thống quản lý tài chính ngân sách nhà nước. Sự hình thành, ra đời và phát triển của hệ thống KBNN đã trải qua các thời kỳ: "Xây dựng, củng cố, ổn định và phát triển" trong những năm đầu: "Tiếp tục duy trì sự ổn định để phát triển" trong những năm tiếp theo: "Hoàn thiện chức năng, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, mở mang sự nghiệp" ở những năm đầu của thế kỷ 21; đến nay sau hơn 20 năm, hệ thống KBNN đang ở thời kỳ "Duy trì ổn định, hoàn thiện chức năng,

hiện đại hóa công nghệ, phát triển nguồn nhân lực". Lịch sử ngành KBNN cho thấy, dù ở thời kỳ hay giai đoạn nào đi nữa để đòi hỏi một nhân viên của hệ thống phải nỗ lực phấn đấu, nêu cao tinh thần đoàn kết vốn có để cùng nhau xây dựng hệ thống KBNN với mục tiêu lâu dài là "Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động để phát triển toàn diện và bền vững trên cơ sở hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ Kho bạc Nhà nước phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý tài chính công và cải cách hành chính quốc gia, xây dựng nền công nghệ kho bạc nhà nước hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao".

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 39 - 42)