Đánh giá cầu lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 26)

9. Kết cấu luận văn

1.1.2. Đánh giá cầu lao động

Trên thực tế việc đánh giá chính xác cầu lao động trên thị trường lao động là một việc làm khó khăn phức tạp, đặc biệt ở nền kinh tế thị trường còn có nhiều biến động như ở nước ta hiện nay. Chúng ta chỉ có thể dựa vào những chỉ tiêu sau để đánh giá:

Hệ số co giãn việc làm với tăng trưởng: thể hiện tốc độ của tăng trưởng của lao động so với tốc độ tăng trưởng của GDP (đầu ra), được tính theo công thức.

e =gvl/gy

ei :hệ số co giãn việc làm

gvl : Tốc độ tăng trưởng việc làm gYi : Tốc độ tăng giá trị GDP

Ý nghĩa kinh tế: Nhu cầu lao động được tính toán trên cơ sở hệ số % tăng lao động (hệ số co giãn về việc làm) trên 1% tăng trưởng kinh tế, tức là cứ 1% tăng trưởng kinh tế thì sẽ tạo được bao nhiêu phần trăm việc làm.

Năng suất lao động: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động

Năng suất lao động (NSLĐ) là “Sức sản xuất của lao động cụ thể có ích”. Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có múc đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. Tăng năng suất lao động là sự tăng lên của sức

sản xuất hay năng suất của lao động, nói chung là sự thay đổi trong một cách thức lao động, một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho lượng lao động ít hơn mà lại có được sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn. Đặc biệt, năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động- yếu tố quyết định nâng cao thu thập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong sự cạnh tranh toàn cầu, sự phát triển của khoa học công nghê và nền kinh tế tri thức hiện nay.

NSLĐ: = GDP thực tế / toàn bộ số lao động (hoặc giờ lao động).

NSLĐ để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ, nếu quy mô sản xuất không đổi thì cầu lao động tỷ lệ nghịch với NSLĐ. Nếu NSLĐ cao thì sẽ cần ít lao động hơn để sx ra cùng một khối lượng hàng hóa, dịch vụ, và như thế tức là sẽ cần ít lao động hơn trước tức là cầu lao động giảm, và ngược lại.

Cơ cấu cầu lao động:

Cầu lao động của ngành kinh tế: Cầu LĐ của ngành được xác đinh một cách đơn giản là cộng các đường cầu LĐ của tất cả các hãng sử dụng LĐ đó. Và nếu như các hãng có đường cầu thống nhất thì chúng ta có thể xác định đường cầu LĐ của ngành là tỷ số giữa khối lượng LĐ được yêu cầu tại mỗi mức giá với số lượng của hãng. Cầu LĐ của ngành gồm có: cầu ngành nông nghiệp, cầu ngành công nghiệp, cầu ngành dịch vụ.

Cầu lao động theo thành phần kinh tế: Cầu lao động nhà nước, cầu lao động ngoài nhà nước, cầu lao động có vốn đầu tư nước ngoài.

Phương pháp tính:

Tỷ trọng các lao động trong nền kinh tế:

Trong đó:Yi là lao động các ngành.

Y là tổng lao động trong ngành kinh tế

Tốc độ tăng trưởng lao động:

1 1     t t t Y Y Y gLĐ

1.1.3. Cung lao động và mối quan hệ với cầu lao động

Cung LĐ: là lượng LĐ mà người LĐ có thể sẵn sàng cung cấp trên thị

trường trong những điều kiện nhất định. Cũng như cầu LĐ và lượng cầu. Cung LĐ mô tả toàn bộ hoành vi của người đi làm thuê khi thoả thuân các mức giá đặt ra. Cung sức LĐ là bộ phận sức LĐ được đưa ra trên thị trường nó phụ thuộc vào không chỉ quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực, nó còn phụ thuộc vào số người ( tỷ lệ ) tham gia của lực lượng LĐ. Cung trên thị trường LĐ phụ thuộc vào tổng số LĐ có thể cung cấp.

Cung LĐ là lượng hàng hóa sức LĐ mà người muốn bán trên thị trường ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được.

Cung về LĐ phụ thuộc vào qui mô cơ cấu dân số của một nước. Chất lượng của nguồn lao động ( trình độ văn hoá cơ cấu ngành nghề được đào tạo sức khoẻ lề lối làm việc...) phong tục tập quán xã hội của một nước và chính sách phát triển nguồn LĐ của nước đó. Như vậy cung về LĐ có phạm vi

hẹp hơn so với nguồn LĐ và dân số trong độ tuổi động. Chúng ta biết rằng

trong nền kinh tế luôn tồn tại một nhóm người trong độ tuổi LĐ nhưng không có khả năng LĐ vì vậy không tính vào lực lượng LĐ khi phân tích thị trường LĐ. Nguồn LĐ bao gồm lực lượng LĐ (cung về LĐ) và những người đang đi học tốt nghiệp đang chờ việc người không có nhu cầu làm việc...Vì vậy một số chuyên gia còn gọi là cung LĐ tiềm năng.

Một yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ đáp ứng LĐ là chất lượng LĐ. Như vậy sự dồi dào về sức LĐ không đồng nhất về khả năng đáp ứng về nhu cầu về LĐ trên thị trường. Chất lượng của nguồn LĐ được thể hiện qua trình độ văn hoá và cơ cấu trình độ đào tạo của LĐ tham gia hoạt động kinh tế. Cơ cấu ngành nghề đào tạo của lực lượng LĐ cũng là một yếu tố xác định khả năng cung về LĐ cơ cấu này phản ánh các ngành nghề được đào tạo có đáp ứng được nhu cầu và cơ cấu ngành mà nền kinh tế cần hay không.

Cung LĐ là lượng hàng hóa sức LĐ mà người muốn bán trên thị trường ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được.

Trong nền kinh tế thị trường cung về LĐ là khả năng đáp ứng

nhu cầu thị trường LĐ đặt ra về số lượng và chất lương trong điều kiện một

mức tiền công tiền lương nhất định. Theo kinh tế học vĩ mô cung về LĐ chính là lực lượng LĐ bao gồm người LĐ trong độ tuổi LĐ có việc làm và những người đang tìm việc làm nhưng không có việc làm gọi là thất nghiệp.

Việc làm theo quy định của Bộ Luật LĐ là những hoạt động có ích

không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người LĐ. Người làm việc là người có việc làm mang lại tiền công hoặc thu nhập, họ phải có việc làm hoặc doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Như vậy có thể phân biệt thành 2 loại việc làm, một là việc làm thuê hưởng tiền lương hoặc tiền công, và 2 là việc làm tư nhân có thể là cá nhân hoặc gia đình, có thể là chủ doanh nghiệp. Việc làm có thể phân chia theo thời gian như việc làm đầy đủ hoặc không đầy đủ, việc làm tạm thời và việc làm cố định, việc làm không thường xuyên, việc làm theo thời vụ...

Tỷ lệ tham gia lực lượng LĐ là tỷ lệ giữa lực lượng LĐ và toàn bộ những người trong độ tuổi LĐ (dân số một quốc gia trong độ tuổi LĐ).

LF = Lực lượng LĐ = U + E LFpop = Dân số trong độ tuổi LĐ

p = Tỉ lệ tham gia lực lượng LĐ = LF / LFpop E = Số người có việc làm

e = Tỷ lệ có việc làm = E / LF U = Số người thất nghiệp u = Tỷ lệ thất nghiệp = U / LF

Thất nghiệp: là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng

thịnh hành. Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi LĐ, có khả năng LĐ, trong tuần lễ tham khảo ( tức tuần lễ tiến hành điều tra thông tin) không có việc làm, đang có nhu cầu tìm việc làm và có đăng kí tìm việc theo quy định. Bên cạnh đó là khái niệm thiếu việc làm, theo định nghĩa của Tổ chức LĐ Quốc tế, thiếu việc làm là hiện tượng tồn tại khi làm việc không đủ tiêu chuẩn đặc trưng hoặc so với việc làm liên tục, có tính đến kỹ năng nghề nghiệp.

Tỷ lệ thất nghiệp: là tình trạng người LĐ muốn có việc làm mà không tìm được việc làm.Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người LĐ không có việc làm trên tổng số lực lượng LĐ xã hội

Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x

Số người không có việc làm Tổng số LĐ xã hội

 Tử số: Không tính những người không cố gắng tìm việc.

 Mẫu số: Tổng số LĐ xã hội = Số người có việc làm + số người không có việc làm nhưng tích cực tìm việc

Những nhân tố ảnh hưởng cung LĐ

Yếu tố kinh tế xã hội và văn hóa: các yếu tố kinh tế xã hội và văn hóa ảnh hưởng đến cung LĐ thông qua các tác động của chúng đến mức độ tham gia lực lượng LĐ của các nhóm dân số đặc trưng. Các yếu tố kinh tế có thể là tốc độ tăng trưởng GDP, mức thu nhập, các cơ hội việc làm và vị trí địa lý…Các yếu tố xã hội có thể bao gồm cơ hội tiếp nhận giáo dục, mức độ học qua các lớp, phân biệt đối xử bình đẳng bình quyền…về văn hóa có thể bao gồm các phong tục tập quán

Di chuyển LĐ: di chuyển LĐ là một trong những tiêu chí quan trọng cho phép xem xét trình độ phát triển của thị trường LĐ. Sự vận động của thị trường LĐ luôn gắn với sự di chuyển LĐ. Di dân tác động trực tiếp đến quy mô dân số. Sự xuất cư của một bộ phận dân số từ một vùng nào đó làm cho

quy mô dân số của nó giảm đi, và ngược lại, số người nhập cư nhiều sẽ làm cho quy mô dân số tăng lên. Mặt khác số lượng di dân thuần túy có thể có không lớn, song nếu số xuất và nhập cư lớn, chắc chắn đến sinh sống mang theo những đặc điểm khác những người đã di dời đi nơi khác sinh sống.

Cơ cấu tuổi và giới tính của dân số cũng chịu ảnh hưởng nhiều của di dân. Tỷ lệ giới tính giữa các độ tuổi khác nhau trong dân số có nhiều trường hợp có những chênh lệch đáng kể do cường độ và tính chất chọn lọc của di dân

 Các dòng di chuyển LĐ trên thị trường có tính qui luật và chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quan trọng nhất bao gồm:

+ Yếu tố về phân bổ đất đai, sự chênh lệch về phân bổ đất đai giữa các vùng đã yêu cầu việc phân bố dân cư từ các khu vực đất chật người đông sang các khu vực ít người hơn.

+ Yếu tố về điều kiện sống và làm việc: yếu tố này ngày càng tác động nhiều đến qui mô về cường độ của các dòng di cư, sự chênh lệch về mức sống điều kiện về khả năng kiếm việc làm cũng như mức thù lao LĐ là một trong những lực hút rất quan trọng của các dòng di cư.

+ Yếu tố về chính sách xã hội, cơ chế, thể chế. Tuy không phải là yếu tố tác động chính, nhưng yếu tố này cũng góp phần thúc đẩy việc di chuyển LĐ, khu vực có cơ chế thông thoáng hơn

Trình độ học vấn: Trình độ học vấn càng cao thì cơ hội cạnh tranh càng cao do đó dễ tìm kiếm được việc làm hơn. Giáo dục: Số lượng LĐ mới phản ánh một mặt sự đóng góp của LĐ vào phát triển kinh tế. Mặt khác cần được xem xét đến chất lượng LĐ, đó là yếu tố làm cho LĐ có năng suất cao hơn. Chất lượng LĐ có thể nâng cao nhờ giáo dục đào tạo; nhờ sức khỏe của người LĐ; nhờ việc bố trí điều kiện LĐ tốt hơn.

Giáo dục và đào tạo có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn LĐ- cơ sở của phát triển kinh tế- xã hội. Đó là một quá trình hoạt động

có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các năng lực, phẩm chất, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo từ thấp đến cao để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ vào đời LĐ một cách có năng suất và hiệu quả.

Kết quả của giáo dục đào tạo làm tăng lực lượng LĐ có trình độ tạo khả năng thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ, công nghệ thay đổi càng nhanh càng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vai trò của giáo dục còn được đánh giá qua tác động của nó đối với việc tăng năng suất LĐ của mỗi cá nhân nhờ có nâng cao trình độ và tích lũy kiến thức.

Cơ cấu dân số

Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng LĐ. Qui mô và cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô và cơ cấu của nguồn LĐ. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số là: phong tục, tập quán của từng nước, trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế và chính sách của từng vùng đối với vấn đề khuyến khích hay hạn chế sinh đẻ.

Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.

Tỷ suất sinh thô (CBR) là chỉ tiêu biểu thị số sinh trung bình trên 1000 dân trong năm. Tỷ suất sinh thô thường được sử dụng để tính tỷ suất tăng tự nhiên của dân số.

Tỷ suất chết thô (CDR) cho biết trung bình cứ mỗi năm 1000 dân, sẽ có bao nhiêu người chết trong năm.

Tỷ suất tăng dân số tự nhiên: CRNI = CBR – CDR Tỷ suất tăng dân số cơ học: NMR= IR - OR

Biến động dân số: Sự biến động dân số là kết quả của các xu hướng nhân khẩu học và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô, cơ cấu và phân bổ dân số theo không gian của dân số trong độ tuổi LĐ.

Biến động dân số tự nhiên do tác động của sinh đẻ và tử vong. Tỷ lệ sinh và tử phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và mức độ thành công của chính sách kiểm soát dân số.

Biến động dân số cơ học là do tác động của di dân. Di dân là hiện tượng di chuyển của người dân theo lãnh thổ với những chuẩn mực về thời gian và không gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cơ trú.

Sự phân bổ dân cư là yếu tố quan trọng tác động đến lực lượng LĐ. Những nơi đất rộng, điều kiện canh tác tốt nhưng mật độ dân cư thưa thớt sẽ gây nên tình trạng thiếu LĐ cục bộ. Ngược lại, có những nơi đất hẹp, dân cư tập trung đông LĐ dư thừa. Trong cả hai trường hợp trên để phát triển kinh tế- xã hội phải điều chỉnh, phân bổ, thu hút thêm LĐ tạo thêm việc làm mới cho LĐ dôi ra.

- Cơ cấu theo độ tuổi - Cơ cấu theo giới tính - Cơ cấu theo ngành

+ Xuất khẩu LĐ: Xuất khẩu LĐ là giải pháp giải quyết việc làm quan trọng đối với một nước có tiềm lực LĐ dồi dào như nước ta. Xuất khẩu LĐ sẽ làm giảm lượng cung LĐ trong nước vì vậy nên chu trọng chính sách xuất khẩu LĐ.

Mối quan hệ giữa cung và cầu lao động trong thị trường lao động

Sự vận động của cung và cầu lao động sẽ chi phối số lượng người tham gia vào thị trường lao động và mức tiền công. Nếu mức cung lao động phù hợp với mức cầu, với điều kiện mức cầu có khả năng thu hút tất cả những người có khả năng lao động và mong muốn làm việc thì thị trường lâm vào trạng thái ổn định. Nếu mức cung lao động lớn hơn mức cầu lao động, thì lao động sẽ dư thừa, và ngược lại. Ngoài ra, cung cầu lao động còn bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như giá cả sức lao động.

Biểu thị mối quan hệ bằng đồ thị sau:

1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CẦU LAO ĐỘNG

1.2.1. Nhân tố vốn đầu tư

Đầu tư là sự gia tăng thêm vốn/tư bản vào sản xuất hay nền kinh tế nhằm tăng năng lực sản xuất và được huy động dưới dạng vật chất là tiền và hiện vật như máy móc, thiết bị, nhà xưởng… Cũng như lao động, đầu tư là một trong các nhân tố đầu vào cơ bản, không thể thiếu được trong sản xuất nói riêng hay trong hoạt động kinh tế nói chung, thiếu đầu tư sản xuất không

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)