Quy mô cung lao động thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 53)

9. Kết cấu luận văn

3.1.1. Quy mô cung lao động thành phố Đà Nẵng

Quy mô lao động của Thành phố tương đối lớn và tăng khá nhanh. Dân số thành phố tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân dân số giai đoạn 2007-2016 khoảng 3.15%. Tổng số lực lượng lao đông luôn chiếm hơn một nửa dân số của TP ĐN và có xu hướng tăng qua các năm.

Lực lượng lao động thành phố trong dân cư tăng dần qua các năm từ 413960 người năm 2007 lên khoảng 655464 người năm 2016, tăng bình quân 4,19 %/năm (tương đương tăng 283824 ngàn lao động trong 10 năm). Lực lượng lao động này được bổ sung khoảng 50% từ dân số bước vào độ tuổi lao động của thành phố và 50% từ nguồn tăng dân số cơ học hằng năm. Trong đó, lượng lao động có việc làm ngày càng tăng đạt 510340 người năm 2016(+117740 người so với năm 2007) . Điều này cho thấy số lao động ở thành phố đang ngày càng tăng, cung lao động đáp ứng với tốc độ tăng trưởng của thành phố.

Tỷ lệ lao động trong ngành tăng năm 2007 là 392600 người đến năm 2016 đạt 623414 người chiếm 59.44% trong dân số thành phố. Với tỉ lệ lao động trong ngành so với dân số cũng tăng qua các năm. Nếu như năm 2007 là 48.2 % thì sang năm 2016 đã tăng lên 59.44% (+13.31%).

Đà Nẵng là thành phố có tỷ lệ lực lượng lao động trong dân số chiếm khá cao. Đặc biệt cùng với sự gia tăng dân số thì lực lượng lao động cũng tăng qua các năm. Quy mô lao động của Thành phố tương đối lớn và tăng khác nhanh.

Biểu đồ 3.1. Cầu lao động và tỉ lệ so với dân số(đơn vị: người)

(Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2007-2016) Giữa nguồn lao động và dân số có mối quan hệ với nhau. Với tỉ lệ lao động trong ngành so với dân số cũng tăng qua các năm. Nếu như năm 2007 là 47.16 % thì sang năm 2016 đã tăng lên 52.69% (+5.53%). Đà Nẵng là thành phố có tỷ lệ lực lượng lao động trong dân số chiếm khá cao. Đặc biệt cùng với sự gia tăng dân số thì lực lượng lao động cũng tăng qua các năm. Hơn nữa, dân số Đà Nẵng vẫn nằm trong “ dân số vàng” nên thuận lợi nhất với cơ cấu lao động trẻ, nó sẽ cung cấp cho thành phố một lượng lao động đáng kể góp phần phát triển kinh tế của thành phố. Số người lao động trong độ tuổi lao động của thành phố tăng lên với tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số. Sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, trước hết phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn lao động, cả số lượng và chất lượng.

Dân số đà nẵng năm 2015 là 1048859 người Dân số đà nẵng năm 2014 là 1028839 người

Biểu đồ 3.2. Dân số và tốc độ tăng dân số thành phố Đà Nẵng 2007-2016( đơn vị tính: người)

(Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2007-2016) Qua biểu đồ trên, ta nhân thấy, dân số tăng đều qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng dân số còn chưa ổn định, năm 2007 đến 2011 tăng mạnh đạt 7,93% nhưng đến năm 2013 thì dân số giảm đạt 3,15%. Sự biến động này là do đà nẵng áp dụng những chính sách kế hoạch hóa gia đình giúp ổn định dân số, kích thích tăng trưởng Đà Nẵng

Đồng thời, tốc độ tăng lực lượng lao động đạt trung bình 4,19 % trong giai đoạn này. Trong khi đó tốc độ tăng dân số bình quân đạt 3.15 % chủ yếu từ nguồn tăng dân số cơ học. Trong kết cấu tăng cơ học, có một bộ phận dân cư phải di chuyển đi nơi khác theo những nhu cầu về cuộc sống, việc làm, học tập; đồng thời một số lượng lớn người từ nơi khác chuyển đến thường nhiều hơn số lượng dân cư chuyển đi. Có thể thấy rằng một bộ phận lực lượng lao đông của thành phố tăng hằng năm do di cư từ nơi khác đến chiếm một tỷ lệ khác lớn. Với tỷ lệ này đòi hỏi thành phố phải có những chính sách thích hợp để giải quyết việc làm cho người lao động.

3.1.2. Tỷ trọng lao động có việc làm trong lực lượng lao động

Trong những năm qua, thành phố đã tập trung cho đầu tư phát triển, ban hành nhiều chính sách, tạo cơ chế thuận lợi, nhằm thu hút mọi nguồn lao động từ các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ngày một tăng tạo ra nhiều việc làm mới, đời sống của người dân nói chung và người lao động nói riêng được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết cơ bản vấn đề việc làm của địa phương. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã có nhiều chính sách tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động.

Cùng với sự tăng lên của lực lượng lao động, số lao động có việc làm của thành phố Đà Nẵng cũng tăng lên từ 351840 người năm 2007 lên 510340 năm 2016 (+ 158504 người) gấp 1,5 lần. Do triển khai tích cực và có cách làm hiệu quả mà bình quân hằng năm Đà Nẵng đã giải quyết công ăn việc làm cho 158504 người LĐ trong giai đoạn này.

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thất nghiệp

Trong khi đó: Quy mô lao động làm việc qua các năm đều tăng. Vấn đề việc làm được giải quyết theo chiều hướng ngày càng tốt hơn. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố Đà Nẵng thì chiếm tỷ lệ thấp, ổn định qua các năm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4.95 % năm 2007 còn 4,89% năm 2016 và được đánh giá ổn định, hợp lý đối với 1 đô thị đang trên đà phát triển.

Theo kết quả điều tra lao động hằng năm trên địa bàn, tỷ lệ thất nghiệp của Đà Nẵng đang giảm trong bối cảnh phát triển nhanh của thành phố, bằng những giải pháp tích cực các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố đã giải quyết việc làm mới cho hơn 30 nghìn lao động. Quỹ cho vay giải quyết việc làm đã thẩm định cho hơn 6 nghìn dự án vay với tổng kinh phí 149 tỷ đồng (các chủ dự án là nữ chiếm trên 50%); dịch vụ (55%); đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản (22%)…”chợ việc làm” được tổ chức định kì hàng tháng với hơn 90 phiên giao dịch đã giải quyết việc làm cho hơn 40 nghìn lao động với hơn 50% là lao động nữ, trong đó có lao động nữ khuyết tật… Bên cạnh đó, thành phố cũng quan tâm, sắp xếp, củng cố, phát triển mạng lưới nâng cao chất lượng cơ sở dạy nghề trên địa bàn theo hướng xã hội hóa, số cơ sở dạy nghề tăng gấp 5 lần; công tác đào tạo nghề từng bước đổi mới theo hướng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội đã tạo điều kiện cho hơn 192 nghìn học sinh được dạy nghề (ngắn hạn và dài hạn) với tỉ lệ nữ đạt trên 37%, tỷ lệ nam là 63%.

Năm 2016, thành phố đã giải quyết việc làm, có việc làm mới cho 30000 lao động, trong đó số lao động xuất khẩu trong năm tăng 200 người lao động. tổ chức 25 phiên chợ việc làm, thu hút được 1194 lượt đơn vị và 15600 lượt người tham gia phiên chợ. Sở lao động thương binh và xã hội đã thẩm định và cho 1117 dự án vay, với kinh phí 22,28 tỷ đồng góp phần giải quyết việc làm cho 1232 lao động.

sách giải quyết việc làm cho người lao động của thành phố.

Nhận xét chung:

Công tác việc làm giải quyết chặt chẽ với đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Tuy nhiên lực lượng lao động của Đà Nẵng còn chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động có kỹ năng cao và lành nghề và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chưa có việc làm hoặc làm không đúng nghề còn lớn, dẫn đến lãng phí chi phí đào tạo.

Chuyển dịch cơ cấu lao động- việc làm còn chậm và không ổn định, trong khi cơ cấu dân số đang chuyển từ giai đoạn cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số vàng ( tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc) hay còn gọi là “ dư lợi dân số”. Trình trạng việc làm chưa bền vững, nhu cầu việc làm và học nghề vẫn là vấn đề bức xúc. Ngoài ra tình trạng bất bình đẵng giới đang diễn ra.

3.2. TÌNH HÌNH CẦU LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.1. Xu hướng cầu lao động

Biểu đồ 3.4. Cầu lao động và tốc độ tăng( đơn vị tính: người)

Nhìn qua hình 5, ta nhận thấy cầu lao động thành phố tăng đều qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng cầu lao động thì có xu hướng không ổn định. Năm 2007 lao động trong ngành đạt 39260 lao động trong khi năm 2016 tăng 62344 lao động tăng gấp 1.59 lần (+230814 lao động). Tuy nhiên tốc độ tăng còn chưa ổn định. Tốc độ tăng trung bình cả giai đoạn 2007-2016 đạt 4.96% .Nguyên nhân do số lượng và qui mô các doanh nghiệp trên địa bàn tăng chậm . Cầu việc làm mới được tạo ra chủ yếu từ chiến lược và chương trình phát triển kinh tế. Số việc làm mới được tạo ra là tăng qua các năm nhưng không đều qua các năm.

Biểu đồ 3.5. Hệ số co giãn

(Nguồn: Số liệu xử lý từ niêm giám thống kê các năm, NXB Thống kê)

Hệ số co giãn việc làm của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2007- 2016 biến đổi tăng giảm không ổn định. Năm 2008, hệ số co giãn việc làm mới chỉ có 0.438 nhưng đến năm 2012 lại tăng mạnh lên 0.737, sau đó giảm trở lại còn 0.428 năm 2013, và tăng nhẹ những năm tiếp theo đạt 0.511 năm 2016.

Biểu đồ 3.6. Hệ số co giãn việc làm của mỗi ngành ở thành phố Đà Nẵng

(Nguồn: Số liệu xử lý từ niêm giám thống kê các năm, NXB Thống kê) Dựa vào hình 7 có thể thấy: Lao động làm việc trong ngành dịch vụ cao nhất sau đó đến là ngành công nghiệp. Riêng lao động ngành nông nghiệp ít nhất. Cụ thể như: Năm 2009 cứ tăng 1% GDP thì việc làm ngành nông nghiệp giảm 0,729%. Việc làm ngành công nghiệp tăng 2.093%. Việc làm ngành dịch vụ tăng 0.2462 %. Tuy nhiên đến năm 2016 cứ tăng 1% GDP thì việc làm trong ngành nông nghiệp giảm 1.1284%. Ngành công nghiệp tăng 0.34% và ngành dịch vụ tăng 0.637%

Hệ số co giãn e âm là tăng trưởng tăng lên số lao động giảm vì cần ít lao động. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy: hệ số co giãn của ngành nông

nghiệp ngày càng giảm thậm chí là âm (mang dấu (-)) điều này nói lên rằng nhu cầu lao động cho ngành nông nghiệp ngày càng giảm.

Tăng trưởng kinh tế chủ yếu tạo ra việc làm cho khu vực công nghiệp, nhiều nhất là dịch vụ. Nhu cầu việc làm của ngành nông nghiệp giảm tuy nhiên số việc làm cho khu vực nông nghiệp vẫn còn nhiều và xu hướng

Biểu đồ 3.7. Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động(đơn vị tính: triệu đồng/người)

(Nguồn: Số liệu niêm giám thống kê các năm, NXB Thống kê) Dựa vào hình 8 ta thấy năng suất lao động của thành phố có xu hướng tăng nhanh và tích cực qua các năm đạt 34,82 triệu đồng/ người năm 2007 nhưng vẫn còn khá thấp. Năng suất lao động trung bình 24.21 triệu đồng/lao đồng giai đoạn 2007-2016. Do nền kinh tế phát triển đã thúc đẩy cầu lao động tăng cùng chiều. GDP tăng đã kéo theo năng suất lao động tăng lên.3

Hiệu quả sử dụng lao động trong các ngành nông lâm thuỷ sản thời gian qua đã tăng lên một cách tương đối. Năng suất lao động của khu vực nông nghiệp hầu như không biến động. Trong khi khu vực công nghiệp gia tăng mạnh mẽ tuy nhiên sự gia tăng lao động trong ngành công nghiệp xây dựng chưa thật sự hiệu quả. Tăng trưởng năng suất lao động của khu vực dịch vụ thấp hơn khu vực công nghiệp, nhưng vẫn cao hơn khu vực nông nghiệp rất nhiều. Là dấu hiệu của sự phát triển thiếu bền vững ở ngành dịch vụ khi đây là ngành mũi nhọn mà phát triển chậm tương đối so với các khu vực kém quan trọng.

Biểu đồ 3.8. Năng suất lao động của mỗi ngành(đơn vị tính: triệu đồng/người)

(Nguồn: Số liệu niêm giám thống kê các năm, NXB Thống kê) Điều này chứng minh rằng có sự phân bổ lại lực lượng lao động từ khu vực nông nghiệp sang hai khu vực còn lại và từ khu vực dịch vụ sang khu vực công nghiệp. Sự dịch chuyển cơ cấu lao động như vậy đã góp phần làm tăng năng suất lao động chung và qua đó tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

3.2.2. Cơ cấu cầu lao động

Để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo việc làm cho người lao động thì vấn đề về nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế là yếu tố quan trọng hiện nay. Để biết được lượng lao động cần thiết cho mỗi ngành thì cần xem xét đến lao động và cơ cấu lực lượng lao động đang làm việc cho từng ngành hiện nay.

a. Cơ cấu cầu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu

lao động trong 3 ngành kinh tế lớn là giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ.

Biểu đồ 3.9. Cầu lao động phân theo ngành kinh tế(đơnvị tính: người)

(Nguồn: Số liệu từ niêm giám thống kê các năm, NXB Thống kê)

Nhìn vào hình 10 ta nhận thấy cầu lao động của thành phố Đà Nẵng nhiều nhất là lao động ngành Dịch vụ (năm 2016 đạt 405219 người gấp 1.86 lần so với năm 2007) , ít nhất là lao động ngành Nông Nghiêp (năm 2007 đạt 36782 giảm 1.17 lần so với năm 2016 ).

Biểu đồ 3.10. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế (%)

Nhìn hình 11 ta thấy: Do ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đô thị hóa, nhu cầu lao động chuyển dịch thay đổi theo hướng tăng dần lao động việc làm trong các ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng cơ bản, giảm dần lao động trong các ngành nông- lâm thủy sản.

 Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành Nông -Lâm- Thủy sản xu hướng giảm mạnh đạt 8.89% năm 2016

 Tỷ trọng lao động làm việc cho ngành công nghiệp- xậy dựng giữ mức tương đối ổn định qua các năm

 Trong khi đó, tỷ trọng lao động dịch vụ xu hướng tăng (từ 55.20 % năm 2007 tăng 65% năm 2016 (+9.8%).

Ta có thể thấy rằng cơ cấu lao động theo ngành của thành phố có những thay đổi theo chiều hướng tốt đó là xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong 3 ngành kinh tế lớn là giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, ta nhận thấy thành phố Đà Nẵng có xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo đúng hướng giúp chú trọng phát triển ngành dịch vụ- du lịch, ngành công nghiệp nhẹ như chế biến thủy sản…còn nông nghiệp do điều kiện tự nhiên ở đây hay gặp thiên tai, lũ lụt nên việc không chú trọng phát triển mạnh vào lĩnh vực này là hợp lý.

Tốc độ tăng cầu lao động chậm và việc tăng giữa các ngành không ổn định nhưng cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế thay đổi đáng kể sau 10 năm. Xu hướng chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực dịch vụ và công nghiệp thành phố. Tuy nhiên, cơ cấu việc làm vẫn có sự chênh lệch rất lớn giữa ba khu vực, trong đó nông- lâm- ngư nghiệp vẫn cao nhất, tiếp đến là dịch vụ, và thấp nhất là công nghiệp và xây dựng.

Kết luận: Cơ cấu cầu lao động của thành phố trong những năm qua đã được cải thiện nhằm phù hợp với xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hạn chế: khu vực ngành nông lâm ngư nghiệp có

khả năng tạo ra giá trị gia tăng thấp nhưng lại thu hút phần lớn lao động có việc làm. Lao động làm việc trong khu vực này phần lớn là lao động chưa qua đào tạo (chỉ khoảng 10% lao động là được qua đào tạo), tay nghề thấp hay chất lượng cầu lao động chưa cao. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm và chưa thực sự hiệu quả, các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, đẩu tư cho phát triển nông nghiệp còn ở mức thấp.

Cầu lao động ngành nông nghiệp

Số lao động trong ngành nông nghiệp giảm xuống liên tục. Trong khi đó năng suất lao động trong ngành nông nghiệp tăng lên. Nguyên nhân có thể

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)