Đẩy mạnh chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 89)

9. Kết cấu luận văn

4.2.3. Đẩy mạnh chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cầu lao động đặc biệt là chú trọng đến chất lượng nguồn lao động bới vì tuy có sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, chưa có tay nghề nên chưa đáp ứng được 1 cách hiệu quả trước yêu cầu phát triển của thành phố. Trong tương lai, bên cạnh việc đẩy nhanh quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế để đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, tạo sự phát triển theo chiều sâu thì chúng ta vẫn cần thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ chủ chốt (như bưu chính viễn thông...) phát triển, qua đó nâng cao tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP…Trong thời gian tới để năng cao tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài này lên, thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển thì tỉnh cần tìm ra những giải pháp thích hợp, chuyển đổi cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, cần tích cực tuyên truyền quảng bá cơ hội đầu tư nước ngoài tại thành phố để thu hút được nhiều dự án của nước ngoài hơn. Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung đều có xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông- lâm – ngư nghiệp sang ngành công nghiệp- xây dựng để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Chuyển dịch lao động trong công nghiệp: Lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp là một trong những ưu tiên hàng đầu hướng về cầu

lao động trong công nghiệp. Trong bối cảnh của nền kinh tế đang phát triển và hội nhập thì các khu vực kinh tế truyền thống có vai trò rất quan trọng. Do vậy, trong tương lai cần phải tạo ra một sự cân bằng hơn giữa chiến lược phát

triển các ngành kinh tế mũi nhọn với các ngành truyền thống sử dụng lao động hoặc có nhiều lợi thế xuất khẩu như công nghiệp chế biến hải sản, nông sản, các ngành công nghiệp nhẹ (dệt may, da giày…). Thực hiện chiến lược này có thể các cách sau: Khuyến khích các hình thức tiêu dùng sao cho có

nhu cầu lớn với hàng hóa trong nước và các dịch vụ được tạo ra bởi các công nghệ sản xuất cần nhiều lao động, thì sẽ tăng được nhu cầu tiêu dùng, kết quả sẽ làm tăng cầu lao động. Cần có chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ hàng nội địa đáp ứng nhu cầu của đông đảo các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, do đó sẽ tăng được cầu lao động.

Chuyển Dịch Lao Động Trong Dịch Vụ: Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân đều hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, vì vậy muốn tăng cầu lao động trong dịch vụ giải pháp hiệu quả nhất là khuyến khích

khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, đặc biệt là loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc

tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là phát triển tỷ lệ những người làm công ăn lương và giảm quy mô của thị trường lao động phi chính thức.

 Tiếp tục củng cố môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ: đơn giản hóa các thủ tục, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý nhà nước, các cơ quan công quyền, cải cách thủ tục hành chính để tránh các thủ tục phiền hà, tình trạng tham nhũng...; tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân: Ngoài việc thiếu thông tin, khả năng cạnh tranh thấp và năng lực hạn chế trong thị trường, đặc biệt kinh nghiệm về thương mại toàn cầu là một trong những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ. Kiến thức và những hiểu biết còn vụn vặt về thị trường nước ngoài chính là một trong những cản trở cơ bản trong thương mại.

 Nâng cao uy tín và vị trí của tư nhân trên thị trường: Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong việc tạo việc làm cần phải được thừa nhận và truyền bá trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống giáo dục ở mọi cấp.

4.2.4. Đề ra các chính sách của nhà nước hỗ trợ phát triển cầu lao động.

- Đưa ra dự báo nhu cầu phát triển nguồn lao động phân theo từng giai đoạn của các cơ quan chức năng như Sở Lao động thương binh xã hội hay Trung Tâm Dự Báo Thị Trường Lao Động. Tiếp cận tất cả các công ty

quốc doanh và các công ty lớn để yêu cầu cung cấp số liệu phục vụ dự báo nhu cầu nhân lực và các tiêu chí tuyển dụng theo từng giai đoạn cụ thể để tập hợp thành dự liệu có giá trị tham khảo mà các trưởng đại học có thể dựa vào để hoạch định kế hoạch đào tạo đồng thời học sinh và gia đình có cơ sở đáng tin cậy hơn.

- Nâng cao năng lực quản lý và điều hành sản xuất tầm vĩ mô. Nhà

nước cần nâng cao tổ chức, quản lý và ra các quyết định chính xác, kịp thời phù hợp với thực tế tạo môi trường quản lý chặt chẽ và thông thoáng cho sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh có sức hấp dẫn cao.

- Luật doanh nghiệp ban hành có tác dụng to lớn đến việc khuyến khích đầu tư tư nhân, nhưng bên cạnh đó vẫn cần sự giúp đỡ của nhà nước

nhằm tháo gỡ những rào cản về đất đai, thủ tục hành chính khi đăng kí kinh doanh, trong xuất khẩu nhập khẩu và có định hướng rõ ràng để khai thác và huy động mạnh hơn nguồn vốn trong khu vực tư nhân.

- Xây dụng chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Khuyến khích doanh nghiệp thuê các chuyên

gia giỏi về kỹ thuật, quản lý, đồng thời xây dụng cơ chế giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tăng cường hợp tác quốc tế là chiến lược để tận dụng nguồn tài chính,

cơ sở vật chất công nghệ cao, chuyên gia giỏi cho công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đào tạo đại học. Khai thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi

của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB),…để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và phát triển NLĐ.

- Phát triển chính sách nâng cao nguồn nhân lực của Đà Nẵng:

Thứ nhất, Đà Nẵng cần có những cơ chế, chính sách sử dụng lao động

có chất lượng để thu hút nhân tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám. Đây có lẽ là vấn đề mấu chốt làm tăng cung lao động có chất lượng không chỉ từ đào tạo trong nước, mà còn góp phần thu hút lao động có trình độ cao được đào tạo ở nước ngoài trở về nước làm việc.

 Đối với lao động cấp cao thay vì thực hiện chính sách thu hút nhân tài từ các tỉnh khác đến thành phố, chính quyền địa phương đã đưa ra chính sách đào tạo nhân tài tại ngay thành phố với những ưu đãi riêng và cam kết sau khi hoàn tất khóa học về làm việc tại thành phố ít nhất 5 năm. Điều này sẽ giữ họ lại lâu hơn. Đồng thời nên chú ý việc điều động những nhân sự này cần quan tâm đến điều kiện làm việc phù hợp với họ, tránh tình trạng phân bổ về nơi đang dư thừa nhân sự và không phù hợp với năng lực.

 Đối với lao động lành nghề tiến hành thực hiện mô hình liên kết 4 bên giữa tổ chức dạy nghề, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, người lao động. Các đơn vị dạy nghề cần chủ động phối hợp với doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư hoặc đã và đang đầu tư tại các Khu Công Nghiệp Đà Nẵng và các tỉnh lân cận để biết nhu cầu của doanh nghiệp là gì, sau đó phối hợp với chính các doanh nghiệp đưa ra chương trình dạy nghề sát với thực tế nhu cầu tuyển dụng nhất và do chính người của doanh nghiệp sẽ giảng dạy. Chương trình này đáp ứng được điều kiện kỹ năng lao động là sau khi tốt nghiệp các học

viên có thể làm việc ngay tại các nhà máy này tại các tỉnh. Các tổ chức đào tạo có thể thu học phí cao hơn một chút do phải trả chi phí cao cho những người giảng dạy xuất thân từ chính nhà máy hay công ty đó. Sự phối hợp này sẽ có hiệu quả và mang tính thực tiễn hơn là các trung tâm cứ đào tạo theo giáo trình của trung tâm soạn ra mà chưa bám sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Sự phối hợp này sẽ có lợi cho 4 bên: học viên sau khi tốt nghiệp có tay nghề, có việc làm, Trung tâm đào tạo: doanh thu tăng thêm, tiếng tăm đạo tào, đào tạo gắn với thực tiễn, Doanh nghiệp: có ngay lượng lao động lành

nghề mà không phải đi đào tạo lại, tăng thêm thu nhập của những người được mời làm giảng dạy tại các trung tâm, chính quyền địa phương: giảm lượng

thất nghiệp, thu hút thêm các doanh nghiệp khác đầu tư tại địa phương do đảm bảo được lượng lao động lành nghề.

- Thứ hai, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng

tương ứng với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Tiếp tục thực hiện và nâng cao chính sách trọng dụng nhân tài để thu hút đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là các nhà khoa học, chuyên gia là người nước ngoài, Việt kiều.

- Thứ ba, xây dựng kế hoạch liên kết với các địa phương khác để tạo ra

nguồn lao động ổn định cho các doanh nghiệp, các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.

PHỤ LỤC

Bảng 1: Cân đối lao động xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2007-2016

Chỉ tiêu Lực lượng lao động Lao động có việc làm Tỉ lệ thất nghiệp % ĐVT ng ng 2007 413960 351840 5.16 2008 431510 367360 5 2009 462779 368210 4.95 2010 487081 379490 5.02 2011 512357 408700 5 2012 547542 425000 4.95 2013 572724 441550 5 2014 598242 483720 4 2015 626836 489680 5 2016 655464 510340 4.89

(Nguồn: Niên giám thống kế thành phố Đà Nẵng năm 2008-2012)

Bảng 2: Tỷ lệ lực lượng LĐ trong dân số trên địa bàn thành phố giai đoạn 2007-2016

Chỉ

tiêu Dân số %Tăng Chỉ tiêu Cầu lao động Tỷ lệ so với dân số

2007 814551 - 2007 392600 48.20 2008 879113 2,38 2008 410150 46.65 2009 909902 1,11 2009 433280 47.62 2010 943394 1,95 2010 462630 49.04 2011 958346 7,93 2011 486740 50.79 2012 972944 3,50 2012 519290 53.37 2013 992849 3,68 2013 545255 54.92 2014 1007425 1,58 2014 571427 56.72 2015 1028838 3,23 2015 595998 57.93 2016 1048859 3,15 2016 623414 59.44

(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2007-2016 và Báo cáo của Sở LĐ thương binh và xã hội Đà Nẵng năm 2016)

Bảng 3: LĐ, việc làm và thất nghiệp của thành phố giai đoạn 2007-2016 Chỉ tiêu LLLĐ LĐ có việc làm LĐ trong ngành Tỉ lệ thất nghiệp % ĐVT ng ng ng 2007 413960 351840 392600 5.16 2008 431510 367360 410150 5 2009 462779 368210 433280 4.95 2010 487081 379490 462630 5.02 2011 512357 408700 486740 5 2012 547542 425000 519290 4.95 2013 572724 441550 545255 5 2014 598242 483720 571427 4 2015 626836 489680 595998 5 2016 655464 510340 623413.976 4.89

(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2007-2016, và báo cáo của sở LĐ và thương binh xã hội Đà Nẵng năm 2016)

Bảng 4: Trình độ học vấn của người LĐ Thành phố

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Chưa đi học và chưa học

hết tiểu học. 5,06 6,00 6,28 3,81 1,68 4,6 4,5

Tốt nghiệp Tiểu học 17,36 18,46 22,24 20,2 23,67 16,63 16,48

Tốt nghiệp THCS 32,40 32,91 29,45 19,56 33,35 25,61 24,43

Tốt nghiệp THPT 41,18 42,63 41,06 56,43 47,90 51,40 53,73

Bảng 5: Hệ số cos φ đo mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chỉ tiêu cos φ Φ Chỉ tiêu cos φ φ

2008 0.995 5.665 2013 0.999 2.309

2009 0.998 3.821 2014 0.999 2.931

2010 1.000 1.651 2015 0.999 2.170

2011 1.000 1.076 2016 1.000 0.667

2012 1.000 0.184

Bảng 6: Bảng tương gian giữa cầu lao động và tốc độ tăng trưởng biểu hiện qua hệ số co giãn việc làm Chỉ tiêu gGDP gL e 2008 10.2 4.470 0.438 2009 10.8 5.639 0.522 2010 11.6 6.774 0.586 2011 11.7 5.212 0.446 2012 9.1 6.687 0.737 2013 11.7 5.000 0.428 2014 9.4 4.800 0.510 2015 9.8 4.300 0.439 2016 9.0 4.600 0.511

Bảng 7: Bảng tương quan giữa tốc độ tăng cầu lao động và góc α Chỉ tiêu gL φ 2008 4.470 5.665 2009 5.639 3.821 2010 6.774 1.651 2011 5.212 1.076 2012 6.687 0.184 2013 5.000 2.309 2014 4.800 2.931 2015 4.300 2.170 2016 4.600 0.667

( Nguồn số liệu xử lí từ niên giám thống kê các năm)

Bảng 8: Bảng tương quan giữa tốc độ tăng cầu lao động và tỷ lệ tích kiêm

Chỉ tiêu gL Tỉ lệ tiết kiệm s 2008 4.470 43.82 2009 5.639 52.25 2010 6.774 58.62 2011 5.212 30.24 2012 6.687 32.33 2013 5.000 35.14 2014 4.800 50.97 2015 4.300 43.88 2016 4.600 51.11

Bảng 9: Mức đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP Đà nẵng từ 2007-2016 Chỉ tiêu gGDP αgK βgL gTFP 2007 10.202 6.081 2.995 1.210 2008 10.794 6.129 3.778 0.958 2009 11.555 5.205 4.539 1.725 2010 27.633 4.111 3.492 6.0001 2011 20.686 11.127 4.481 4.997 2012 14.228 6.433 3.350 4.245 2013 9.418 2.376 3.216 3.629 2014 9.800 2.560 2.881 4.146 2015 9.000 0.297 3.082 5.452

( Nguồn số liệu xử lí từ niên giám thống kê các năm)

Bảng 10: Bảng tương quan giữa tốc độ tăng cầu lao động và tốc độ tăng TFP

Chỉ tiêu gL gTFP Chỉ tiêu gL gTFP 2008 4.470 1.210 2013 5.000 4.245 2009 5.639 0.958 2014 4.800 3.629 2010 6.774 1.725 2015 4.300 4.146 2011 5.212 6.0001 2016 4.600 5.452 2012 6.687 4.997

Bảng 11: Cơ cấu cầu lao động phân theo ngành kinh tế Chỉ tiêu Tổng LĐ NN % LĐ NLN CN-XD % LĐ CN-XD LĐ DV % LĐ DV 2007 392,600 43,068 10.97 128,733 33.51 217,972 55.52 2008 410,150 39,538 9.64 130,929 33.35 233,827 57.01 2009 433,280 41,378 9.55 139,650 34.05 244,370 56.4 2010 462,630 40,850 8.83 147,860 33.88 265,041 57.29 2011 486,740 41,422 8.51 156,170 33.76 280,995 57.73 2012 519,290 42,582 8.2 160,150 32.9 305,862 58.9 2013 545,255 39,695 7.28 165,179 32.17 330,152 60.55 2014 571,427 44,171 7.73 221,542 38.77 305,713 53.5 2015 595,998 44,759 7.51 168,787 28.32 382,452 64.17 2016 623,414 55,422 8.89 212,584 34.1 355,408 57.01

( Nguồn số liệu xử lí từ niên giám thống kê các năm)

Bảng 12: ICOR theo giá so sánh 94

2007 7.06 2012 3.46

2008 7.54 2013 4.69

2009 7.03 2014 3.73

2010 6.33 2015 5.2

2011 2.98 2016 4.86

Bảng 13: GDP, Lao động trong các ngành và vốn sản xuất giai đoạn 2007-2016 Chỉ tiêu GDP K L 2007 7,544,078 22,720,000 392,600 2008 8,313,699 26,907,000 410,150 2009 9,211,067 31,904,000 433,280 2010 10,275,446 36,936,000 462,630 2011 13,114,895 41,537,056 486,740 2012 15,827,825 55,542,520 519,290 2013 18,079,841 66,369,531 545,255 2014 19,782,565 71,148,137 571,427 2015 21,721,256 76,668,359 595,998 2016 23,676,169 77,358,387 623,414

( Nguồn số liệu xử lí từ niên giám thống kê các năm)

Bảng 14: Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động.

gL góc α s gTFP 2008 4.470 3.2 43.82 1.210 2009 5.639 2.02 52.25 0.958 2010 6.774 1.65 58.62 1.725 2011 5.212 1.08 70.001 6.0001 2012 6.687 0.18 60.001 4.997 2013 5.000 2.31 35.14 4.245 2014 4.800 2.93 50.97 3.629 2015 4.300 2.17 10.002 4.146 2016 4.600 0.67 13.1 5.452

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1]. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung và Trần Hữu Hân (2003), Một số vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khọc và kỹ thuật, Hà Nội

[2]. Bộ lao động – thương binh và xã hội (2009), Báo cáo thực trạng cung cầu lao động và những giải pháp, Hà Nội.

[3]. Trần Xuân Cầu (2012), Giáo trình nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[4]. Phạm Đức Chính (2006), “Thị trường lao động: vấn đề lý thuyết và thực

tiễn hình thành, phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu kinh

tế(308), tr.35-49.

[5]. Cung cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng”, http://www.vneconomy.vn [6]. Trần Ngọc Diễn (2008),” Một số giải pháp phát triển thị trường lao động

ở Hà Nội”, Tạp chí lao động và xã hội, (336),tr.13-14,17.

[7]. Trần Thị Ái Đức (2010),”Thị trường lao động Trung Đông và cơ hội hợp

tác lao động cho Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung

Đông, (5), tr10-19.

[8]. Lê Thanh Hà (2008), “Các biện pháp phát triển thị trường lao đông ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí lao động và công đoàn (410),tr.7-8.

[9]. Nguyễn An Hòa (2009), “Thị trường lao động Việt Nam những năm đầu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)