Mặt hạn chế của cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 83 - 86)

9. Kết cấu luận văn

4.1.2. Mặt hạn chế của cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng

- Những tồn tại và yếu kém về cầu lao động

Cầu lao động: cầu lao động còn bộc phát, không mang tính dài hạn tuy tăng nhanh qua các năm nhưng tốc độ tăng còn chậm không ổn định, xu

hướng đang giảm dần. Nếu xét trong môi trường áp dụng khoa học công nghệ thì cầu lao động có xu hướng giảm có thể là một xu hướng tốt song chất lượng cầu lao động chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Cầu lao động còn có cơ cấu lạc hậu, thể hiện cơ cấu kinh tế chưa tiến bộ.

Hệ số co giãn tăng cao nhưng tăng trưởng kinh tế tạo ra việc làm cho khu vực nông nghiệp qua các năm giảm dần nhưng vẫn còn nhiều và biến động, mà chủ yếu tạo ra việc làm cho khu vực công nghiệp, nhiều nhất là dịch vụ. NSLĐ ngành nông nghiệp tăng rất chậm và thấp. Riêng thì khu vực công nghiệp có NSLĐ và tốc độ tăng năng suất cao nhất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Tuy nhiên, tốc độ tăng năng suất của dịch vụ chưa cao, thấp hơn khu vực công nghiệp. Vì vậy NSLĐ của công nghiệp và dịch vụ tăng dần đó chính là một biểu hiện không tốt của một ngành kinh tế.

Cơ cấu cầu lao động quá trình chuyển dịch còn diễn ra 1 cách chậm chạp chưa phù hợp.

Đối với cầu lao động theo ngành kinh tế: Việc tăng giữa các ngành

không ổn định chưa tương xứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Cầu lao động ngành công nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao. Trong khi đó lao động ngành công nghiệp và dịch vụ còn chậm, chưa đồng bộ. Qua nghiên cứu ta thấy xu hướng nhu cầu lao động của ngành dịch vụ là rất lớn nhưng ta chưa thể tận dụng được tiềm năng của thành phố. Trong khi ngành dịch vụ là ngành mũi nhọn của thành phố nhưng tốc độ tăng cầu lao động của dịch vụ chưa cao, thấp hơn khu vực công nghiệp. Sự phát triển khu vực dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng và định hướng phát triển theo quy hoạch của thành phố. Nếu so sánh với một số thành phố hiện đại ở Châu Á, Đà Nẵng vẫn còn vắng bóng những công trình tầm cỡ khu vực và thế giới, là điểm đến của các tuor du lịch.

Đối với cầu lao động theo thành phần kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế chưa có nhiều chuyển biến. Khu vực Nhà nước gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết lao động dồi dư. Trong khi đó, khu vực ngoài Nhà nước có nhu cầu lao động rất lớn nhưng không thu hút được lao động giỏi vì trình độ quản lý và thu nhập thấp, khu vực đầu tư nước ngoài là nơi có cầu lao động chất lượng cao thì còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế

- Những tồn tại và yếu kém của các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động

Về vốn đầu tư : Quá trình đầu tư và sử dụng các yếu tố sản xuất 1 cách tràn lan, hiệu quả đầu tư tuy có tăng nhưng chưa cao nên hạn chế tỷ lệ lao động có việc làm. Khu vực kinh tế Nhà nước vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo nhưng đang tỏ ra là một yếu tố chưa hiệu quả do sự chi tiêu quá mức và thiếu tính đồng bộ của chính phủ cho đầu tư công. Ngoài ra khối khu vực kinh tế ngoài quốc doanh lại có xu hướng thu hẹp dần, cho đến 2 năm gần đây nhất thì khối dân doanh mới phát triển trở lại. Khu vực đầu tư nước ngoài không có sự thay đổi đáng kể nào vào đóng góp GDP thành phố. Việc thu hút vồn đầu tư nước ngoài một dự án quy mô cao xong triển khai thực hiện còn chậm. Điều này nói lên chính sách thu hút đầu tư của Đà nẵng dường như vẫn dẫm chân tại chỗ. Vẫn không tạo được điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư trong nước và cả các nhà đầu tư nước ngoài. Đà Nẵng không có những ưu thế như Bình Dương hay Đồng Nai hưởng sự tác động lan tỏa của sự phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh mà thành phố phải tự thân vận động, hơn nữa sự phát triển của Đà nẵng lại ảnh hưởng đến sự phát triển của các tỉnh khu vực Miền Trung.

Về khoa học công nghệ: Tuy ta chứng minh được tốc độ tăng TFP tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng cầu lao động. Nhưng Đà Nẵng mới chỉ phát triển dựa vào yếu tố vốn mà chưa khai thác yếu tố lao động và yếu tố chiều

sâu TFP (dựa trên tích lũy vốn con người và tiến bộ công nghệ). Nói 1 cách khác, ứng dụng khoa học công nghệ, trình độ quản lý, NSLĐ và hiệu quả sử dụng vốn thấp. Điều này cho thấy tăng trưởng của thành phố chủ yếu dựa vào tài nguyên, thể hiện sự tăng trưởng không bền vững. Tăng trưởng kinh tế không thuận lợi đối với một quốc gia thiếu vốn nhưng dồi dào lao động. Vì vậy, khoa học công nghệ chưa được phát huy trở thành phát huy trở thành nền tảng cho tăng trưởng.

Về chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế :Qua phân tích và chứng mình ta nhận thấy rằng chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỷ lệ thuận với cầu lao động. Tức là khi chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng lên sẽ làm tốc độ tăng trưởng cầu lao động tăng. Chất lượng chuyển dịch cơ cấu ngành còn hạn chế đây cũng chính, góc φ là nhỏ rõ ràng mức độ chuyển dịch cơ cầu theo ngành chưa có thay đổi theo hướng phù hợp với quy luật chung. Vì vậy điều đó làm hạn chế tăng trưởng cầu lao động, giảm tỷ lệ lao động có việc làm hiện nay ở thành phố. là một chỉ báo về chất lượng phát triển kinh tế thành phố chưa cao.

Kết luận: Những nhận xét dưới đây thực chất không phải là sự phê phán mà chỉ mang tính gợi mở. Từ nghiên cứu này các nhà hoạch định chính sách kinh tế có thể tìm cách khắc phục và đề ra giải pháp để kích cầu lao động trong tương lai theo hướng tích cực hơn. Mong rằng được sự lưu tâm của các nhà quản lý và hoạch định chính sách của Đà Nẵng, vì sự phát triển bền vững của thành phố vì múc đích tăng trưởng cầu lao động tạo cải thiện cuộc sống người dân ở đây.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)