Đặc điểm lao động của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 46 - 49)

9. Kết cấu luận văn

2.1.3. Đặc điểm lao động của thành phố Đà Nẵng

Chất lượng của người lao động được tăng lên thể hiện ở trình độ học vấn người lao động đã có nhiều bước tiến tích cực.

Qua bảng 4 ta thấy tỷ lệ người lao động có trình độ dưới cấp 1 giảm dần từ 5,06% năm 2009 xuống còn 4,6% năm 2014. Ước tính năm 2015 giảm xuống còn 4,5%. Tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông tăng từ 41,18% năm 2009 lên 51,40% năm 2014 và ước năm 2015 tăng lên 53,73% chiếm khoảng 46,5% nguồn lao động. Tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung học trở lên đạt trung bình khoảng 75% nguồn lao động của thành phố trong giai đoạn 2009-2015. Dựa vào số liệu trên có thể thấy tỷ lệ thay đổi từ trình độ đã tốt nghiệp trung học đến hết trung học phổ thông tăng khá chậm, điều này có thể rằng trong thời gian qua thành phố chí quan tâm đến việc phổ cập giáo dục tiểu học chứ chưa chú trọng đến việc đẩy những người lao động đã tốt nghiệp cấp I lên các cấp học cao hơn.Phần lớn những người chưa học hết phổ thông đều tập trung ở khu vực nông thôn và miền núi, đời sống kinh tế khá vất vả. Do đó, để rút ngắn tình trạng này thì thành phố cần có những chính sách hỗ trợ giúp cho số lao động này ngày càng được nâng cao hơn về trình độ học vấn, có như vậy thì nguồn lao động của thành phố mới có khả năng tiếp tục

những tiến độ khoa học kỹ thuật, giúp thành phố ngày càng phát triển hơn.

-Trình độ đào tạo của người lao động

Trong những năm qua chất lượng nguồn lao động được tăng, kéo theo đó là trình độ đào tạo của nguồn lao động cũng có bước chuyển tích cực về chất lượng nhưng cơ cấu chưa hợp lý.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động theo trình độ

Nhận xét: Nhìn vào góc độ đầu vào cho thấy: Lực lượng lao động theo trình độ tăng đều qua các năm 2016 đạt 552696 người (+ 160096 người) gấp 1,4 lần năm 2007. Sự tăng lên này chủ yếu xu hướng đổ xô học đại học, cao đẳng hiện nay; số lượng lực lượng lao động có trình độ đại học tăng nhanh và đạt 61411 người vào năm 2016. Trong khi đó công nhân kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp lại giảm mạnh. Đặc biệt là công nhân kỹ thuật từ hơn 86372 người vào năm 2007 thì giảm hơn 3.13 lần và đạt mức gần 27635 người vào năm 2016. Cơ cấu lực lượng lao động cũng có sự thay đổi, năm 2007 tỷ lệ lao động có trình độ công nhân kỹ thuật là 22 % thì đến năm 2016 đã giảm mạnh chỉ còn có 5 %. Trong khi đó năm 2016, lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 22 % lực lượng lao động thành phố, trung cấp chỉ chiếm 7 %

nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là lưc lượng lao động khác 66 %. Số lượng lao động được đào tạo ở bậc Cao đẳng, Đại học cao so với các ngành trung học và công nhân kỹ thuật. Chứng tỏ trình độ lao động của thành phố có bước chuyển rõ rệt, trình độ đã được nâng cao đáng kể. . Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, chỉ ra một hiện tượng "thầy" nhiều hơn "thợ", nhiều ngành kinh tế quan trọng còn thiếu công nhân kỹ thuật, thiếu lao động có tay nghề cao, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo giữa các ngành chưa cân đối, tình trạng sử dụng chưa đúng ngành nghề đào tạo còn nhiều.

Hiện nay, toàn thành phố có 24 trường đại học và cao đẳng, 19 trường trung học chuyên nghiệp và 59 trung tâm dạy nghề. Đại học Đà Nẵng là đại học đa ngành và đa cấp có quy mô lớn, đóng vai trò chủ đạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cức khoa học ở khu vực miền Trung Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

Năm 2016, đội ngũ trí thức với khoảng 19916 người có trình độ đại học trở lên, 2203 người có trình độ thạc sĩ trở lên, 247 người có trình độ tiến sĩ, 12 người có trình độ tiến sĩ khoa học và 46 người là giáo sư và phó giáo sư. Số trí thức có trình độ trên đại học chủ yếu làm việc ở các cơ quan trung ương (64,5%). Khối lượng các đơn vị thuộc thành phố có tỉ lệ cán bộ có trình độ trên đại học thấp hơn (chiếm 35,5%). Cán bộ khoa học và công nghệ có học vị cao tập trung trong hai lĩnh vực: khoa học xã hội - nhân văn, kinh tế (chiếm gần 50%) và khoa học kỹ thuật (chiếm khoảng 24%), còn lại phân bố ở 3 lĩnh vực y dược, nông lâm thủy sản và khoa học tự nhiên.

Nhận xét chung: Qua đó thấy được lao động thành phố được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyện môn kỹ thuật và tay nghề.Chất lượng nguồn nhân lực thành phố Đà Nẵng ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, nhiều ngành kinh tế quan trọng còn thiếu công nhân kỹ thuật, thiếu lao động có tay nghề cao, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật được đào

tạo giữa các ngành chưa cân đối, tình trạng sử dụng chưa đúng ngành nghề đào tạo còn nhiều.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)