Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 40 - 44)

9. Kết cấu luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lí

Đà Nẵng nằm ở 15o55’20” đến 16o14’10” vĩ tuyến Bắc, 107o18’30” đến 108o20’00” kinh tuyến Đông, là thành phố cảng biển lớn nhất miền Trung. Phía Bắc thành phố giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông.Với những ưu thế về vị trí địa lý kinh kế của Đà Nẵng trong tổng thể kinh tế của cả nước, rất thuận tiện trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, xứng đáng là thành phố hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Đà Nẵng ở vị trí trung độ của đất nước, phía Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và tây giáp với Quảng Nam, phía Đông giáp với biển Đông. Và có vị trí trọng yếu cả về kinh tế-xã hội và quốc phòng-an ninh. Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn nhất của khu vực miền Trung về đường sắt, đường thủy, đường quốc lộ (quốc lộ 1A, 1B), đường hàng không quốc tế. Cảng Tiên Sa là cửa ngõ ra biển quan trọng của Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myama và là điểm đầu, cuối cảu Tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây và các quốc gia ASEAN.

Điều kiện tự nhiên:

Địa hình thành phố vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp. Đồng bằng ven biển là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự và các khu chức năng của thành phố có dân cư đông đúc. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, phần

lớn ở độ cao 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>40o). Việc xây dựng có những thuận lợi về nền móng công trình, song vẫn cần đầu tư lớn trong xử lý mặt bằng - xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó cần tính toán thật hiệu quả trong bố trí phát triển các cơ sở mới.

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C.

Thành phố Đà Nẵng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Thành phố là nơi tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, có nhiều di tích văn hoá của các dân tộc do nhiều thế hệ để lại. Những nét đặc trưng về văn hoá của các dân tộc đã để lại trên địa bàn thành phố nhiều luồng văn hoá đặc sắc có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, tạo cơ hội để thành phố phát triển kinh tế theo hướng đa dạng

- Tài nguyên Đất: Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên là 1.255,53 km². Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 512,21 km²; đất nông nghiệp là 117,22 km²; đất chuyên dùng là 385,69 km²; đất ở 30,79 km² và đất chưa sử dụng 207,62 km². Đất ở Đà nẵng có các loại: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng…

- Tài nguyên Rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm

3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng là 49,6%. Trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m³. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch với các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.

- Tài nguyên Biển: Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km², có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài. Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác 150.000 – 200.000 tấn. Quanh khu vực bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt…

- Tài nguyên Khoáng sản: khoáng sản ở Đà Nẵng gồm các loại: cát trắng, đá hoa cương, đá xây dựng, đá phiến lợp, cát, cuội, sỏi xây dựng, laterir, vật liệu san lấp, đất sét, nước khoáng. Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.

Tiềm năng:

Đà Nẵng bước vào thời kỳ đổi mới trong bối cảnh có nhiều lợi thế. Với những điều đã nêu ra ở trên thì Đà Nẵng thuận tiện cho phát triển cảng biển, lại gần đường hàng hải quốc tế đã tạo thế thuận lợi để thành phố phát triển cảng biển và vận chuyển đường biển. ĐN nằm giữa vùng kế cận năm di sản văn hoá thế giới và di sản thiên nhiên thế giới, có nhiều bãi biển, danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà Nẵng trong khu vực và là cơ hội để Đà Nẵng thu hút khách du lịch nghỉ ngơi tại thành phố.

dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội lớn của Miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của Miền Trung

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), là lợi thế để TP.Đà Nẵng mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thu hút các nhà đầu tư trên thế giới tham gia đầu tư vào địa bàn thành phố, tạo điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh. Trình độ dân trí, trình độ LĐ của Đà Nẵng tương đối cao so với nhiều địa phương trong cả nước đã tạo cơ hội để Đà Nẵng phát triển thành một thành phố công nghệ cao. Là nơi hội tụ các nhà khoa học, nơi tập trung các cơ quan nghiên cứu và các cơ sở đào tạo của Miền Trung. Giáo dục - đào tạo cả nước nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng, có thêm điều kiện để phát triển đồng thời cũng đứng trước những yêu cầu và thách thức mới.

Trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước, Đà Nẵng tích cực phát huy tính năng động, sáng tạo, xây dựng thành phố phát triển trên nhiều mặt, trở thành một cảng biển lớn, là đô thị trung tâm quốc gia, là một trong những trong điểm kinh tế phát triển của đất nước, góp phần quan trọng thúc đẩy các tỉnh khác trong khu vực phát triển. Việc khai thác những lợi thế có sẵn có, thành phố cũng đã chủ động tạo thêm những thời cơ mới bằng sức mạnh nội lực cộng với sự hỗ trợ của Trung ương. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng như: cảnh biển, sân bay, đường sắt, đường bô, hệ thống điện, nước, cơ sở đào tạo, y tế được xây dựng mới, nâng cấp và tiếp tục hiện đại hóa…đã và đang phục vụ phát triển kinh tế xã hội; góp phần đảm bảo quốc phòng-an ninh; nâng cao đời sống nhân dân và tạo ra diện mạo của một đô thị phát triển theo

hướng hiện đại. Thành phố luôn duy trì được nhịp độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành sản xuất và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh; thu ngân sách tăng, là một trong những địa phương có nguồn thu ngân sách lớn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)