TÌNH HÌNH CẦU LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 58)

9. Kết cấu luận văn

3.2. TÌNH HÌNH CẦU LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.1. Xu hướng cầu lao động

Biểu đồ 3.4. Cầu lao động và tốc độ tăng( đơn vị tính: người)

Nhìn qua hình 5, ta nhận thấy cầu lao động thành phố tăng đều qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng cầu lao động thì có xu hướng không ổn định. Năm 2007 lao động trong ngành đạt 39260 lao động trong khi năm 2016 tăng 62344 lao động tăng gấp 1.59 lần (+230814 lao động). Tuy nhiên tốc độ tăng còn chưa ổn định. Tốc độ tăng trung bình cả giai đoạn 2007-2016 đạt 4.96% .Nguyên nhân do số lượng và qui mô các doanh nghiệp trên địa bàn tăng chậm . Cầu việc làm mới được tạo ra chủ yếu từ chiến lược và chương trình phát triển kinh tế. Số việc làm mới được tạo ra là tăng qua các năm nhưng không đều qua các năm.

Biểu đồ 3.5. Hệ số co giãn

(Nguồn: Số liệu xử lý từ niêm giám thống kê các năm, NXB Thống kê)

Hệ số co giãn việc làm của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2007- 2016 biến đổi tăng giảm không ổn định. Năm 2008, hệ số co giãn việc làm mới chỉ có 0.438 nhưng đến năm 2012 lại tăng mạnh lên 0.737, sau đó giảm trở lại còn 0.428 năm 2013, và tăng nhẹ những năm tiếp theo đạt 0.511 năm 2016.

Biểu đồ 3.6. Hệ số co giãn việc làm của mỗi ngành ở thành phố Đà Nẵng

(Nguồn: Số liệu xử lý từ niêm giám thống kê các năm, NXB Thống kê) Dựa vào hình 7 có thể thấy: Lao động làm việc trong ngành dịch vụ cao nhất sau đó đến là ngành công nghiệp. Riêng lao động ngành nông nghiệp ít nhất. Cụ thể như: Năm 2009 cứ tăng 1% GDP thì việc làm ngành nông nghiệp giảm 0,729%. Việc làm ngành công nghiệp tăng 2.093%. Việc làm ngành dịch vụ tăng 0.2462 %. Tuy nhiên đến năm 2016 cứ tăng 1% GDP thì việc làm trong ngành nông nghiệp giảm 1.1284%. Ngành công nghiệp tăng 0.34% và ngành dịch vụ tăng 0.637%

Hệ số co giãn e âm là tăng trưởng tăng lên số lao động giảm vì cần ít lao động. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy: hệ số co giãn của ngành nông

nghiệp ngày càng giảm thậm chí là âm (mang dấu (-)) điều này nói lên rằng nhu cầu lao động cho ngành nông nghiệp ngày càng giảm.

Tăng trưởng kinh tế chủ yếu tạo ra việc làm cho khu vực công nghiệp, nhiều nhất là dịch vụ. Nhu cầu việc làm của ngành nông nghiệp giảm tuy nhiên số việc làm cho khu vực nông nghiệp vẫn còn nhiều và xu hướng

Biểu đồ 3.7. Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động(đơn vị tính: triệu đồng/người)

(Nguồn: Số liệu niêm giám thống kê các năm, NXB Thống kê) Dựa vào hình 8 ta thấy năng suất lao động của thành phố có xu hướng tăng nhanh và tích cực qua các năm đạt 34,82 triệu đồng/ người năm 2007 nhưng vẫn còn khá thấp. Năng suất lao động trung bình 24.21 triệu đồng/lao đồng giai đoạn 2007-2016. Do nền kinh tế phát triển đã thúc đẩy cầu lao động tăng cùng chiều. GDP tăng đã kéo theo năng suất lao động tăng lên.3

Hiệu quả sử dụng lao động trong các ngành nông lâm thuỷ sản thời gian qua đã tăng lên một cách tương đối. Năng suất lao động của khu vực nông nghiệp hầu như không biến động. Trong khi khu vực công nghiệp gia tăng mạnh mẽ tuy nhiên sự gia tăng lao động trong ngành công nghiệp xây dựng chưa thật sự hiệu quả. Tăng trưởng năng suất lao động của khu vực dịch vụ thấp hơn khu vực công nghiệp, nhưng vẫn cao hơn khu vực nông nghiệp rất nhiều. Là dấu hiệu của sự phát triển thiếu bền vững ở ngành dịch vụ khi đây là ngành mũi nhọn mà phát triển chậm tương đối so với các khu vực kém quan trọng.

Biểu đồ 3.8. Năng suất lao động của mỗi ngành(đơn vị tính: triệu đồng/người)

(Nguồn: Số liệu niêm giám thống kê các năm, NXB Thống kê) Điều này chứng minh rằng có sự phân bổ lại lực lượng lao động từ khu vực nông nghiệp sang hai khu vực còn lại và từ khu vực dịch vụ sang khu vực công nghiệp. Sự dịch chuyển cơ cấu lao động như vậy đã góp phần làm tăng năng suất lao động chung và qua đó tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

3.2.2. Cơ cấu cầu lao động

Để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo việc làm cho người lao động thì vấn đề về nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế là yếu tố quan trọng hiện nay. Để biết được lượng lao động cần thiết cho mỗi ngành thì cần xem xét đến lao động và cơ cấu lực lượng lao động đang làm việc cho từng ngành hiện nay.

a. Cơ cấu cầu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu

lao động trong 3 ngành kinh tế lớn là giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ.

Biểu đồ 3.9. Cầu lao động phân theo ngành kinh tế(đơnvị tính: người)

(Nguồn: Số liệu từ niêm giám thống kê các năm, NXB Thống kê)

Nhìn vào hình 10 ta nhận thấy cầu lao động của thành phố Đà Nẵng nhiều nhất là lao động ngành Dịch vụ (năm 2016 đạt 405219 người gấp 1.86 lần so với năm 2007) , ít nhất là lao động ngành Nông Nghiêp (năm 2007 đạt 36782 giảm 1.17 lần so với năm 2016 ).

Biểu đồ 3.10. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế (%)

Nhìn hình 11 ta thấy: Do ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đô thị hóa, nhu cầu lao động chuyển dịch thay đổi theo hướng tăng dần lao động việc làm trong các ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng cơ bản, giảm dần lao động trong các ngành nông- lâm thủy sản.

 Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành Nông -Lâm- Thủy sản xu hướng giảm mạnh đạt 8.89% năm 2016

 Tỷ trọng lao động làm việc cho ngành công nghiệp- xậy dựng giữ mức tương đối ổn định qua các năm

 Trong khi đó, tỷ trọng lao động dịch vụ xu hướng tăng (từ 55.20 % năm 2007 tăng 65% năm 2016 (+9.8%).

Ta có thể thấy rằng cơ cấu lao động theo ngành của thành phố có những thay đổi theo chiều hướng tốt đó là xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong 3 ngành kinh tế lớn là giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, ta nhận thấy thành phố Đà Nẵng có xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo đúng hướng giúp chú trọng phát triển ngành dịch vụ- du lịch, ngành công nghiệp nhẹ như chế biến thủy sản…còn nông nghiệp do điều kiện tự nhiên ở đây hay gặp thiên tai, lũ lụt nên việc không chú trọng phát triển mạnh vào lĩnh vực này là hợp lý.

Tốc độ tăng cầu lao động chậm và việc tăng giữa các ngành không ổn định nhưng cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế thay đổi đáng kể sau 10 năm. Xu hướng chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực dịch vụ và công nghiệp thành phố. Tuy nhiên, cơ cấu việc làm vẫn có sự chênh lệch rất lớn giữa ba khu vực, trong đó nông- lâm- ngư nghiệp vẫn cao nhất, tiếp đến là dịch vụ, và thấp nhất là công nghiệp và xây dựng.

Kết luận: Cơ cấu cầu lao động của thành phố trong những năm qua đã được cải thiện nhằm phù hợp với xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hạn chế: khu vực ngành nông lâm ngư nghiệp có

khả năng tạo ra giá trị gia tăng thấp nhưng lại thu hút phần lớn lao động có việc làm. Lao động làm việc trong khu vực này phần lớn là lao động chưa qua đào tạo (chỉ khoảng 10% lao động là được qua đào tạo), tay nghề thấp hay chất lượng cầu lao động chưa cao. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm và chưa thực sự hiệu quả, các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, đẩu tư cho phát triển nông nghiệp còn ở mức thấp.

Cầu lao động ngành nông nghiệp

Số lao động trong ngành nông nghiệp giảm xuống liên tục. Trong khi đó năng suất lao động trong ngành nông nghiệp tăng lên. Nguyên nhân có thể là do diện tích gieo trồng, đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm giảm liên tục trong nhiều năm, năng suất lao động trong ngành nông nghiệp tăng lên nhờ vào việc sử dụng nhiều loại hóa chất, phân bón, kỹ thuật canh tác hiện đại, sản xuất về quy mô lớn hơn nên đã giải phóng một lượng lớn lao động ra khỏi ngành. Ngoài ra, còn do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nên lượng lao động nông thôn đã dịch chuyển ra thành thị làm cho lao động trong ngành nông nghiệp giảm đáng kể. Nông nghiệp cần chuyển dịch theo hướng cung cấp nông sản thực phẩm rau quả cho thành thị.

Cầu lao động ngành công nghiệp – xây dựng chế biến

Số lao động ngành công nghiệp – xây dựng chế biến chiếm tỷ trọng nhiều hơn. Bên canh đó làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào các khu công nghiệp nâng nhu cầu lao động tăng lên. Lao động trong công nghiệp và xây dựng giữ mức độ tăng chậm và ổn định, do xu hướng đổi mới công nghệ trong công nghiệp dẫn đến sử dụng ít lao động hơn những công nghệ cũ nhưng đòi hỏi trình độ của lao động phải được nâng cao.

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông- lâm- thủy sản sang ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ là sự chuyển dịch lao động từ ngành có năng suất lao động thấp sang ngành có năng suất lao động cao hơn. Đây là

sự chuyển dịch hợp lý, góp phần làm giảm sức ép về việc làm trong nông nghiệp, giảm thời gian lao động.

Đặc biệt ngành công nghiệp điện tử - tin học: Với mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành thành phố đầu tàu trong lĩnh vực phát triển công nghệ phần mềm và tạo mạng lưới liên kết với các địa phương trong vùng sản xuất máy tính, thiết bị văn phòng, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông, ...và các dịch vụ nhằm đáp ứng 70 - 85% nhu cầu của toàn vùng, thì nhu cầu nhân lực qua dạy nghề trong ngành này rất được quan tâm đến, nhất là trình độ cao đẳng nghề. Mỗi năm ngành này có nhu cầu gần 1.000 nhân lực có trình độ cao, bình quân tăng hàng năm 10%. Điểm đáng chú ý là ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghiệp phần mền đã có sự tăng trưởng đáng kể trong mấy năm gần đây.

Cầu lao động ngành thương mại dịch vụ

Số lao động ngành thương mại dịch vụ tăng mạnh từ năm 2007 trung bình tốc tăng 6.75 % nâng cao tỷ trọng nhu cầu lao động làm việc trong ngành từ 64.7 năm 2015 đến năm 2016 thì có xu hướng giảm. Đây là vấn đề mà chính quyền Đà Nẵng nên quan tâm.

Mô hình tăng trưởng của Đà Nẵng thời gian tới là hướng đến phát triển dịch vụ, đầu tư cho du lịch để sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Dự báo đây là ngành có nhu cầu nhân lực qua dạy nghề lớn nhất trong tổng nhu cầu nhân lực ở thành phố. Đào tạo nghề trong lĩnh vực này cần phải chuyên nghiệp, chú trọng ngoại ngữ.

Một số nhu cầu nội bộ ngành dịch vụ như sau nhu cầu lao động qua dạy nghề ngành khách sạn, nhà hàng khoảng 7.000, trong đó trình độ cao đẳng nghề 500; trung cấp nghề 2.300 người; sơ cấp nghề 4.200. Ngành thương mại cần khoảng 1.800 lao động, trong đó trình độ cao đẳng nghề 100; trung cấp nghề 440; sơ cấp nghề 2.260. Ngành dịch vụ bưu chính viễn thông cần khoảng 4.200 lao động, trong đó cao đẳng nghề 2.000 lao động, trung cấp nghề 1.000, sơ cấp nghề 1.200…

b. Cơ cấu cầu lao động chia theo thành phần kinh tế

- Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế

Để bắt kịp với nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế nước ta nói chung và kinh tế ở Đà Nẵng nói riêng đã có nhiều thay đổi đáng kể. Với nhiều nỗ lực trong thời gian qua thành phố Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và xây dựng được hướng đi phù hợp với từng thành phần kinh tế với những biện pháp khác nhau thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hoàn thiện và có hiệu quả hơn.

Sau khi các luật về đăng ký kinh doanh được ban hành và sửa đổi như: Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Ðầu tư trực tiếp của nước ngoài, Luật Hợp tác xã và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống, hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế đã có nhiều thay đổi. Cùng với quá trình phát triển đó, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế cũng không nhừng tăng về quy mô.

Cầu lao động phân theo thành phần kinh tế tăng đều qua các năm. Xu hướng tăng tỷ trọng lao động trong khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và giảm tỷ trọng lao động ở khu vực nhà nước.

Biểu đồ 3.11. Cầu lao động phân theo thành phần kinh tế

(đơn vị tính: người) (Nguồn: Số liệu từ niêm giám thống kê các năm, NXB Thống kê)

Lao động trong doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong lao động. Đối với lao động trong khu vực ngoài quốc doanh thì có chiều hướng tăng lên rất nhanh. Riêng đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì mặc dù cả tỷ trọng và quy mô đều gia tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng ít.

Biểu đồ 3.12. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế(%)

(Nguồn: Số liệu xử lý từ niêm giám thống kê các năm, NXB Thống kê)

Do tác động của chính sách thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân và cải cách doanh nghiệp nhà nước nên LĐ thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng dần lên và chiếm ưu thế nhất. Khu vực này đóng góp lớn vào GDP và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động làm giảm thất nghiệp trong xã hội đồng thời làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho những người thất nghiệp trước đây. Khu vực kinh tế nhà nước tuy có giảm nhưng vẫn luôn chiếm tỷ lệ tương đối cao, điều đó chứng tỏ vai trò của nhà nước vẫn giữ một vị trí quan trọng.

Cầu lao động ở khu vực nhà nước

so với năm 2007 (- 12994 người) và chiếm tỷ trọng thấp đạt 6.43 % năm 2016 trong cơ cấu lao động theo thành phần.

Các doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù có nhiều khoản đầu tư và các chính sách hỗ trợ, cũng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do đó cơ hội tạo thêm việc làm là rất hạn hẹp. Các doanh nghiệp cần phải có các biện pháp khắc phục, để không những doanh nghiệp nhà nước phát huy một cách tốt nhất vai trò chủ đạo của mình mà còn tạo ra một môi trường lao động hấp dẫn, thu hút nhân tài.

Cầu lao động ở khu vực ngoài nhà nước

Lao động ở khu vực ngoài nhà nước chiếm ưu thế nhất trong cơ cấu của lao động thành phần kinh tế trên 50% trong giai đoạn 2007-2016 trong khi đó lao động có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu lao động ( từ 6,13% năm 2007 đến 19.23 % năm 2016). Đây là khu vực có khả năng thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lao động mới. Sau khi ban hành luật doanh nghiệp năm 2000 cùng với tác động của chính sách thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân và cải cách doanh nghiệp nhà nước, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng liên tục kéo theo là sự tăng lền về cầu lao động.

Cầu doanh nghiệp tư nhân tuy có quy mô nhỏ nhưng có tác dụng hạn chế thất nghiệp, góp phần hình thành thị trường lao động. Sự phát triển của khu vực tư nhân là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy tăng cầu lao động trong cả thời gian hiện tại lẫn tương lai. Khu vực này sử dụng lại lao động dôi dư của khu vực nhà nước dẫn đến chuyển dịch lao động theo hướng tích cực. Hiện nay khu vực kinh tế tư nhân là nơi có nhiều khả năng tạo ra việc làm do những tiêu chí về quy mô và chi phí thấp để tạo ra một chỗ làm việc có tính năng động và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)