Nhân tố vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 34)

9. Kết cấu luận văn

1.2.1. Nhân tố vốn đầu tư

Đầu tư là sự gia tăng thêm vốn/tư bản vào sản xuất hay nền kinh tế nhằm tăng năng lực sản xuất và được huy động dưới dạng vật chất là tiền và hiện vật như máy móc, thiết bị, nhà xưởng… Cũng như lao động, đầu tư là một trong các nhân tố đầu vào cơ bản, không thể thiếu được trong sản xuất nói riêng hay trong hoạt động kinh tế nói chung, thiếu đầu tư sản xuất không phát triển, số lao động có việc làm không tăng, kinh tế cả nước vì thế mà trì trệ. Ngược lại, đầu tư càng lớn thì khả năng sản lượng được tạo ra từ sản xuất tăng lên theo qui luật lợi tức biên, kèm theo đó là số lao động có việc làm gia tăng, thu nhập từ nền kinh tế do đó cũng tăng lên. Đầu tư, do vậy , là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.

Vốn đầu tư được hình thành từ việc tích lũy, tiết kiệm, nói cách khác, để có được vốn đầu tư thì phải hi sinh tiêu dùng cho tương lai. Tiết kiệm được nhiều thì khả năng đầu tư càng lớn. Thế nhưng, tiết kiệm lớn đến đâu tùy thuộc vào chính sách chi tiêu của các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính

phủ hoặc tùy thuộc vào thu nhập của nền kinh tế. Đối với các nước đang phát triển vốn đầu tư luôn trong tình trạng khan hiếm. Chính sách mở cửa và hội nhập đã giúp các nước có cơ hội huy động vốn từ nước ngoài dưới nhiều hình thức ( vốn FDI, vốn viện trợ PDA và vốn vay thương mại), tạo điều kiện cho kinh tế trong nước tăng trưởng cao hơn.

Vốn đầu tư là một yếu tố quan trọng trong vấn đề tạo việc làm, vốn đầu tư càng lớn thì càng nhiều lĩnh vực được đầu tư và quy mô của các doanh nghiệp, các công ty càng mở rộng. Do đó số lượng lao động tăng theo. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã và đang thu hút được nhiều nguồn vốn khác nhau và chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Hơn nữa, ở hầu hết các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ tiết kiệm (tỷ lệ đầu tư) thấp nên việc huy động tiết kiệm để giải quyết công ăn việc làm gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn vốn chủ yếu là đi vay nước ngoài, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài hoặc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy hiệu quả đầu tư rất quan trọng và có mối quan hệ với cầu lao động. Như các chuyên gia kinh tế để đánh giá mức độ hiệu quả đầu tư người ta thường thông qua tỷ lệ tích kiệm (tỷ lệ đầu tư) hoặc thông qua chỉ số ICOR.

Vì vậy để đo lường mức độ ảnh hưởng nhân tố vốn đầu tư đến cầu lao động thì tôi dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ tích kiệm (tỷ lệ đầu tư ) (%) để đánh giá và phân tích mô hình.

Phương pháp tính vốn đầu tư

Tỷ lệ tích kiệm hay là tỷ lệ đầu tư (s) (%)

s = x 100

Ngoài ra còn có hệ số ICOR(k) là chỉ tiêu thể hiện để tăng một đồng GDP cần đầu tư bao nhiêu đồng. Hệ số ICOR càng thấp thì hiệu quả đầu tư càng cao và ngược lại.

ICOR = = = với g =100*( )- 1

ΔK : mức gia tăng vốn sản xuất năm t+1 so với năm t

ΔY : mức gia tăng GDP năm t+1 so với năm t

1.2.2. Nhân tố khoa học công nghệ

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khoa học và công nghệ (KH&CN) thực sự đóng vai trò là động lực và nền tảng đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Thực tiễn cho thấy, nơi đâu đầu tư, khai thác đúng mức việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống thì nơi đó nền kinh tế phát triển nhanh, đời sống người dân cải thiện nhanh hơn.Vì vậy khoa học công nghệ là yếu tố có vai trò ngày càng to lớn trong tăng trưởng kinh tế. Nếu quá trình tăng tích luỹ vốn, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất được coi là quá trình tái sản xuất theo chiều rộng thì phát triển khoa học công nghệ lại được gọi là quá trình tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.

Đặc biệt, khoa học công nghệ là yếu tố tác động trực tiếp đến cầu lao động, là nhân tố tăng năng suất lao động, hoàn thiện, nângcao chất lượng và năng lực cạnh tranh sản phẩm; đó cũng là yếu tố tạo đà tăng trưởng cho mọi quốc

gia. Nếu tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp hiện đại với máy móc, công nghệ cao thì có thể kinh tế sẽ có những bước tiến mới nhưng sẽ làm giảm bớt số người lao động do bị máy móc thay thế và như vậy sẽ tác động đến việc làm của người lao động. Để đánh giá về đóng góp của KH&CN đối với sự phát triển của một quốc gia, các nhà kinh tế thường xem xét dựa trên giá trị của TFP (Total Factor Productivity = Năng suất các yếu tố tổng hợp). Đất nước muốn tăng trưởng theo chiều sâu thì đóng góp của TFP phải

cao và bền vững.

 TFP là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế.

 TFP là phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng GDP (gồm đóng góp của công nghệ, cơ chế chính sách…). Nguồn gốc của tăng trưởng được chia thành hai loại. Tăng trưởng theo chiều rộng tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn và lao động, tăng khai thác tài nguyên. Tăng trưởng theo chiều sâu là tăng trưởng do tăng năng suất lao động mà sự phát huy hiệu quả từ đầu tư vốn con người, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn – nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). TFP có ý nghĩa thúc đẩy tăng trưởng GDP mà không phụ thuộc vào gia tăng vốn đầu tư, số lượng lao động và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy yếu tố này hiện đang được nhiều quốc gia quan tâm khi hướng tới chiến lược phát triển kinh tế một cách bền vững.

Vì vậy để đo lường mức độ ảnh hưởng nhân tố khoa học công nghệ đến cầu lao động thì tôi dựa vào chỉ tiêu tốc độ tăng TFP (%) để đánh giá và phân tích mô hình.

Phương pháp tính TFP

Hàm sản xuất Cobb-Douglas:là sự kết hợp các yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất, inputs) để tạo ra sản lượng tức đầu ra (outputs).

Hàm Cobb-Douglas Y = A Kthì A cũng chính là TFP Hay   L K Y A TFP  Y= sản lượng.

L= số lượng lao động đầu vào.

K= lượng vốn sản xuất.

A = năng suất nhân tố tổng thể (TFP).

α là hệ số đóng góp của vốn.

β là hệ số đóng góp của lao động và được tính bằng chi phí lao động/GDP (theo giá hiện hành).

Nếu:- α + β = 1: Thì hàm sản xuất có lợi tức không đổi theo quy mô, nghĩa là dù lao động và vốn có tăng thêm 20% mỗi thứ, thì sản lượng cũng chỉ

tăng thêm đúng 20%.

- α + β < 1: Thì hàm sản xuất có lợi tức giảm dần theo quy mô. - α + β > 1: Thì hàm sản xuất có lợi tức tăng dần theo quy mô.

Trong trường hợp thị trường (hay nền kinh tế) ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, α và β có thể xem là tỷ lệ đóng góp của vốn và lao động vào sản lượng.

1.2.3. Nhân tố chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu theo đúng hướng cũng đồng nghĩa với việc tăng cầu lao động, tập trung vào những ngành có thể thu hút được nhiều lao động, tạo được nhiều việc làm cho nền kinh tế, đồng thời cũng phù hợp với công cuộc CNH-HĐH. Như vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đúng hướng không chỉ có tác dụng làm tăng cầu lao động về mặt số lượng mà còn làm tăng cầu lao động về mặt chất lượng.

Theo công thức do các chuyên gia ngân hàng thế giới đề xuất. Để đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một thời kỳ nhất định bằng cách sử dụng hệ số chuyển dịch cos φ hoặc góc φ

Vì vậy để đo lường mức độ ảnh hưởng chất lượng chuyển dịch cơ cấu đến cầu lao động thì tôi dựa vào chỉ tiêu góc φ để đánh giá và phân tích mô hình.

Phương pháp tính chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Với     ) ( ) ( ) ) ( 1 2 1 2 2 1 2 2 ( t S t S t S t S i i Cos

 Si(t) là tỷ trọng ngành i tại thời điểm t Tỷ trọng các ngành trong kinh tế:

Trong đó: Yi là GDP của các ngành.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lí Vị trí địa lí

Đà Nẵng nằm ở 15o55’20” đến 16o14’10” vĩ tuyến Bắc, 107o18’30” đến 108o20’00” kinh tuyến Đông, là thành phố cảng biển lớn nhất miền Trung. Phía Bắc thành phố giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông.Với những ưu thế về vị trí địa lý kinh kế của Đà Nẵng trong tổng thể kinh tế của cả nước, rất thuận tiện trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, xứng đáng là thành phố hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Đà Nẵng ở vị trí trung độ của đất nước, phía Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và tây giáp với Quảng Nam, phía Đông giáp với biển Đông. Và có vị trí trọng yếu cả về kinh tế-xã hội và quốc phòng-an ninh. Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn nhất của khu vực miền Trung về đường sắt, đường thủy, đường quốc lộ (quốc lộ 1A, 1B), đường hàng không quốc tế. Cảng Tiên Sa là cửa ngõ ra biển quan trọng của Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myama và là điểm đầu, cuối cảu Tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây và các quốc gia ASEAN.

Điều kiện tự nhiên:

Địa hình thành phố vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp. Đồng bằng ven biển là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự và các khu chức năng của thành phố có dân cư đông đúc. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, phần

lớn ở độ cao 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>40o). Việc xây dựng có những thuận lợi về nền móng công trình, song vẫn cần đầu tư lớn trong xử lý mặt bằng - xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó cần tính toán thật hiệu quả trong bố trí phát triển các cơ sở mới.

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C.

Thành phố Đà Nẵng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Thành phố là nơi tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, có nhiều di tích văn hoá của các dân tộc do nhiều thế hệ để lại. Những nét đặc trưng về văn hoá của các dân tộc đã để lại trên địa bàn thành phố nhiều luồng văn hoá đặc sắc có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, tạo cơ hội để thành phố phát triển kinh tế theo hướng đa dạng

- Tài nguyên Đất: Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên là 1.255,53 km². Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 512,21 km²; đất nông nghiệp là 117,22 km²; đất chuyên dùng là 385,69 km²; đất ở 30,79 km² và đất chưa sử dụng 207,62 km². Đất ở Đà nẵng có các loại: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng…

- Tài nguyên Rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm

3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng là 49,6%. Trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m³. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch với các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.

- Tài nguyên Biển: Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km², có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài. Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác 150.000 – 200.000 tấn. Quanh khu vực bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt…

- Tài nguyên Khoáng sản: khoáng sản ở Đà Nẵng gồm các loại: cát trắng, đá hoa cương, đá xây dựng, đá phiến lợp, cát, cuội, sỏi xây dựng, laterir, vật liệu san lấp, đất sét, nước khoáng. Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.

Tiềm năng:

Đà Nẵng bước vào thời kỳ đổi mới trong bối cảnh có nhiều lợi thế. Với những điều đã nêu ra ở trên thì Đà Nẵng thuận tiện cho phát triển cảng biển, lại gần đường hàng hải quốc tế đã tạo thế thuận lợi để thành phố phát triển cảng biển và vận chuyển đường biển. ĐN nằm giữa vùng kế cận năm di sản văn hoá thế giới và di sản thiên nhiên thế giới, có nhiều bãi biển, danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà Nẵng trong khu vực và là cơ hội để Đà Nẵng thu hút khách du lịch nghỉ ngơi tại thành phố.

dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội lớn của Miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của Miền Trung

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), là lợi thế để TP.Đà Nẵng mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thu hút các nhà đầu tư trên thế giới tham gia đầu tư vào địa bàn thành phố, tạo điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh. Trình độ dân trí, trình độ LĐ của Đà Nẵng tương đối cao so với nhiều địa phương trong cả

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)