ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CẦU LAO ĐỘNG TẠI ĐÀ NẴN G

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 82 - 83)

9. Kết cấu luận văn

4.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CẦU LAO ĐỘNG TẠI ĐÀ NẴN G

NẴNG

4.1.1.Mặt tích cực của cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng

- Những mặt thuận lợi về cầu lao động

Cầu lao động: Cầu lao động tăng đều qua các năm. Nền kinh tế tăng trưởng trở lại làm cho nhu cầu lao động tăng mạnh, nên tốc độ tăng lao động cao kéo theo hệ số co giãn việc làm tăng cao. Tăng cầu lao động sẽ gia tăng số việc làm trong nền kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng ngày càng phát triển và tăng trưởng kéo theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật… nên NSLĐ của các ngành kinh tế cũng tăng theo thời gian. Điều này cho thấy đóng góp của nó ngày càng tăng trong nền kinh tế do giá trị gia tăng cao dẫn đến NSLĐ cao. Trong nội bộ NSLĐ của Đà Nẵng thì khu vực công nghiệp có NSLĐ và tốc độ tăng năng suất cao nhất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Cơ cấu cầu lao động: Quá trình chuyển dịch cơ cấu cầu lao động với nhiều dấu hiệu tích phù hợp xu hướng phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

 Đối với cầu lao động theo ngành kinh tế: Tỷ trọng lao động tham gia trong ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ- thương mại ngày càng tăng. Có thể thấy công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là những ngành đóng góp chính cho tăng trưởng việc làm.

 Đối với cầu lao động theo thành phần kinh tế: Tỷ trọng khu vực ngoài quốc doanh chiếm 1 tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu cầu lao động theo thành phần kinh tế. Như vậy, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng vai trò quan trọng đối với tạo việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp

hay thiếu việc làm. Còn đối với khu vực khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tốc độ tăng việc làm ngày càng cao của có ảnh hưởng khá lớn đối với việc thúc đẩy phát triển mức cầu trên thị trường lao động của thành phố.

- Những mặt thuận lợi về các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động

Về vốn đầu tư: Qua phân tích và chứng mình ta nhận thấy rằng tỷ lệ tích kiệm (tỷ lệ đầu tư) tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng cầu lao động. Tức là tỷ lệ tích kiệm tăng lên kéo theo tốc độ tăng trưởng cầu lao động tăng. Tình hình sử dụng hiệu quả vốn đầu tư thực hiện trong 10 năm qua đóng góp cao cho sự tăng trưởng kinh tế, tập trung cho mở rộng sản xuất, đầu tư giải quyết việc làm và xóa bỏ tệ nạn xã hội giải quyết đời sống...đã đem lại bộ mặt mới cho thành phố.

Về khoa học công nghệ: Qua phân tích và chứng mình ta nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng TFP tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng cầu lao động. Tức là khi tốc độ tăng trưởng TFP tăng lên sẽ làm tốc độ tăng trưởng cầu lao động tăng. Hiện nay, kinh tế Đà Nẵng đã đang có xu hướng chuyển dần qua tăng trưởng theo chiều sâu (dựa trên tích lũy vốn con người và tiến bộ công nghệ); hoạt động nghiên cứu khoa học đã từng bước góp phần quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao, góp phần xây dựng thành 1 thành phố công nghệ cao phát triển của khu vực Miền Trung.

Về chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế (4): Ta nhận thấy rằng chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu hướng ngày càng tăng. Điều đó chứng tỏ Đà Nẵng đã quan tâm chú trọng hơn trong chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)