Nhân tố chất lượng chuyển dịch cơ cấu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 76 - 78)

9. Kết cấu luận văn

3.3.3. Nhân tố chất lượng chuyển dịch cơ cấu

Thay đổi cơ cấu hay chuyển dịch cơ cấu cũng như tái cơ cấu kinh tế để đi đến kết quả tạo ra một cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời thúc đẩy tăng trưởng cầu lao động.

Biểu đồ 3.14. Cơ cấu ngành kinh tế(%)

(Nguồn: Số liệu từ niêm giám thống kê các năm, NXB Thống kê)

Nhìn chung cơ cấu ngành của thành phố đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng “công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp” sang “dịch vụ - công nghiệp-nông nghiệp”.

Ngành công nghiệp và nông nghiệp có xu hướng giảm , song ngành dịch vụ thì có xu hướng tăng nhanh đã kéo theo tốc độ tăng trưởng GDP chung của thành phố tăng theo

Tác động chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm thay đổi lao động của các ngành kinh tế và thành phần kinh tế hiện nay như sau:

Trước hết, đó là sự chuyển dịch cơ cấu của ba nhóm ngành lớn theo

này cũng phải chuyển dịch theo hướng giảm bớt tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Tăng cường sử dụng những máy móc hiện đại để giảm bớt lao động. Tuy nhiên, để làm được điều này phải nâng cao trình độ dân trí, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới... của lao động dịch chuyển nói riêng và dân cư nói chung. Sự tiếp thu công nghệ của thế giới, tiếp nhận đầu tư phải đi đôi với việc phát triển và đào tạo một nguồn nhân lực tương xứng để sử dụng được những công nghệ đó, có vậy thì công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới đạt được hiệu quả.

Thứ hai, đó là sự chuyển dịch cơ cấu của các thành phần kinh tế cũng

làm cho thị trường lao động biến động. Thành phần kinh tế tư nhân tăng lên, thu hút nhiều lao động ở nhiều trình độ giải quyết được khá lớn nhu cầu việc làm của nền kinh tế. Mặt khác, thành phần kinh tế nhà nước chuyển biến về chất, làm dư thừa ra một số lượng lao động dôi dư cũng là áp lực cho thị trường lao động. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng đòi hỏi lao động trình độ cao, với chuyên môn kỹ thuật và trình độ quản lý đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Các phân tích trên cho thấy cơ cấu ngành của TP Đà Nẵng đã có sự chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ phù hợp với tiến trình CNH- HĐH. Tuy nhiên, sự thay đổi của góc giữa 2 véc tơ kinh tế của các ngành là rất nhỏ.

Cos φ( 0< φ < 90) là góc giữa hai véc tơ cơ cấu kinh tế. Nếu φ = 0 độ không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, φ = 90 độ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn nhất.

Xét cả giai đoạn 2007-2016, góc φ là nhỏ (φ = 6.599011739) gần tiến

tới =0, do đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng trong giai đoạn 2007-2016 là không đáng kể. Điều đó chứng tỏ chất lượng chuyển dịch chưa cao và cần phải điều chỉnh trong tương lai theo hướng phát triển dịch vụ. Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp vẫn chưa ổn định.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố đà nẵng (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)