9. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Nhu cầu thị trƣờng
Qui mô thị trƣờng, nhu cầu về các mặt hàng, dịch vụ nông nghiệp của thị trƣờng sẽ là thành tố quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Trong kinh tế thị trƣờng, thị trƣờng vừa là căn cứ vừa là đối tƣợng của quá trình sản xuất. Thị trƣờng không chỉ phản ánh và phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền sản xuất, mà bản thân nó lại là nhân tố kích thích, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy các chủ thể kinh doanh không ngừng đổi mới kỹ thuật - công nghệ và tổ chức quản lý để giành ƣu thế cạnh tranh trên thị trƣờng. Thị trƣờng cũng có tác động điều tiết các quan hệ kinh tế, góp phần vào việc phân bố tƣ liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành, các vùng, hình thành những cân đối kinh tế khách quan trong quá trình phát triển
[11, Tr 22]. Điều này quy định sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng phù hợp với xu hƣớng biến động và phát triển của nhu cầu thị trƣờng. Ngoài nhu cầu về lƣơng thực, thì các nhu cầu về thịt, cá, trứng, sữa, rau quả, thức uống … có xu hƣớng tăng lên, sẽ tác động đến cơ cấu cây trồng (tăng sản lƣợng lƣơng thực phục vụ chăn nuôi, tăng trồng cây màu lƣơng thực nhƣ: khoai lang, đậu nành, bắp …, phát triển các vƣờn cây ăn quả, mở rộng các vùng sản xuất rau, đậu …) phát triển đàn gia súc, gia cầm, từ đó làm tăng nhu cầu về các loại hình dịch vụ trong nông nghiệp. Nhu cầu đời sống con ngƣời còn đòi hỏi nhiều sản phẩm ngoài nông nghiệp, tất yếu một bộ phận lao động nông nghiệp sẽ chuyển sang làm nghề khác, khôi phục và phát triển triển các làng nghề truyền thống, phát triển tiểu thủ công nghiệp … Nhƣ vậy, thị trƣờng đã tác động đến cơ cấu nông nghiệp làm chuyển đổi nền nông nghiệp độc canh, thuần nông sang đa canh, mở rộng ngành nghề và dịch vụ [8, tr.34].
Bên cạnh đó, bản thân nền kinh tế thị trƣờng cũng chứa đựng những tiêu cực tác động đến sản xuất, tín hiệu của thị trƣờng chính là giá cả của thị trƣờng, mà giá cả thị trƣờng trong nƣớc và thế giới luôn biến động, không dự báo đƣợc nhu cầu dài hạn để hƣớng dẫn lựa chọn chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp một cách hợp lý, dẫn đến vòng lẩn quẩn “ trồng” rồi lại “chặt” ở một số cây trồng, làm kìm hãm sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Nhƣ vậy bản thân thị trƣờng cũng chứa đựng những mặt tích cực, lẫn tiêu cực và đồng thời tác động đến sản xuất, ảnh hƣởng đến cơ cấu nông nghiệp. Để quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp có hiệu quả, cần phát triển huy tối đa mặt tích cực của thị trƣờng, đồng thời tìm ra những giải pháp hữu hiệu ổn định sản xuất, hạn chế tối đa mặt tiêu cực của nó, làm đƣợc điều đó sản xuất sẽ ổn định và nông nghiệp sẽ không ngừng phát triển.