9. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Bảng 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành của huyện Krông Ana
Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông nghiệp 78,94 74,75 77,28 71,51 68,98 66,02 60,13 56,79 Công nghiệp 6,39 8,69 8,59 15,98 15,92 17,09 19,66 22,47 Dịch vụ 14,67 16,56 14,13 12,52 15,10 16,89 20,21 20,74
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2015)
Qua số liệu ta thấy: Giai đoạn 2008 - 2015 ngành nông nghiệp có sự phát triển ở mức khá, năm 2008 giá trị sản xuất nông nghiệp là 2.261.825 triệu đồng, đến năm 2015 tăng lên 3.653.185 triệu đồng, tăng 61,5% so với năm 2008, tăng trung bình 8,9%/năm.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất Nông nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ
Qua biểu đồ nhận thấy nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong cơ cấu GDP của huyện Krông Ana, mặc dù tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm đều qua các năm, từ 78.94% (năm 2008) xuống 56.79% (năm 2015). So sánh với mức độ giảm tỷ trọng của ngành Nông nghiệp trong cơ cấu GDP của huyện với cả nƣớc thì tốc độ này vẫn còn khá chậm, đây cũng là dấu hiệu cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong giai đoạn 2008-2015 diễn ra tƣơng đối chậm. Điều này thể hiện rõ hơn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu GDP trong Nông nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ của huyện Krông Ana
(Nguồn:Tính toán dựa vào niên giám thống kê năm 2011, 2015)
Ngoài ra ta còn nhận thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các ngành diễn ra không ổn định, các giá trị rất phân tán, phần nào cho thấy cơ cấu kinh tế chƣa đáp ứng kịp thời tăng trƣởng kinh tế.
Bảng 2.3. Tổng giá trị sản xuất, dân số, thu nhập bình quân
ĐVT: Dân số (người), Gía trị SX (Triệu đồng; theo giá hiện hành)
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng GTSX 2.261.8 25 2.210. 473 2.458. 929 3.027. 470 3.125. 287 3.113. 044 3.364. 127 3.653. 185 Dân số 80644 81107 82155 83090 84043 85035 85224 86127 Thu nhập BQ 28,05 27,25 29,93 36,44 37,19 36,61 39,47 42,42
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2015)
GDP bình quân đầu ngƣời của huyện thời gian qua tăng đều, từ 28,03 triệu đồng năm 2008, đến năm 2015 đã tăng lên 42,42 triệu đồng. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ các loại thực phẩm nông sản có giá trị gia tăng cao.
b. Cơ sở hạ tầng
Về hạ tầng giao thông: mạng lƣới giao thông của huyện Krông Ana chủ yếu là đƣờng bộ, chƣa có đƣờng sắt và đƣờng hàng không. Huyện Krông Ana có hệ thống đƣờng tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 10, tỉnh lộ 10A và sông Krông Ana đi qua. Đƣờng liên xã có tổng chiều dài khoảng 497 km, trong đó có khoảng 60% là đƣờng nhựa. Đƣờng liên thôn, buôn: có khoảng 1.173km, chủ yếu là đƣờng đất.
Về hệ thống điện: Nguồn điện sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của huyện Krông Ana chủ yếu từ lƣới điện quốc gia, hệ thống điện đã đƣợc phát triển rộng khắp, và đang đƣợc cải tạo, nâng cấp, mở rộng đến vùng sâu, vùng xa. Sản lƣợng điện tiêu thụ toàn huyện tăng với tốc độ tƣơng đối cao, bình quân khoảng 20%/năm.
Về hạ tầng thuỷ lợi và cấp, thoát nƣớc: Các công trình thủy lợi hiện tƣới chủ động cho lúa 2 vụ khoảng 8342,16 ha, 803,29 ha cà phê, đáp ứng khoảng 96,7% diện tích có nhu cầu. Việc cấp nƣớc sinh hoạt: tỉ lệ hộ đƣợc dùng nƣớc sạch trong sinh hoạt hơn 70%.
Về hạ tầng bƣu chính, viễn thông: Hạ tầng bƣu chính, viễn thông phát triển cả về qui mô và chất lƣợng. Đến nay, toàn huyện có 01 bƣu cục, 08điểm bƣu điện văn hóa xã. Cơ sở hạ tầng mạng lƣới viễn thông đƣợc đầu tƣ rộng khắp từ trung tâm huyện đến các xã, thị trấn. Đến năm 2010, đã có 100% số xã có điện thoại cố định, cáp quang đƣợc kéo đến 80% các xã và 100% khu vực trung tâm các xã trên địa bàn tỉnh đều có sóng điện thoại di động. Ngoài ra, các dịch vụ viễn thông di động 3G, dịch vụ truy cập Internet qua mạng di động 3G, dịch vụ Internet băng thông rộng (ADSL) và dịch vụ truyền hình qua giao thức Interrnet (IPTV) đã đƣợc triển khai, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng của địa phƣơng.
Về hạ tầng khu, cụm công nghiệp: Theo định hƣớng của huyện, các khu và cụm công nghiệp này phải gắn kết chặt chẽ với sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng nông lâm sản; tập trung phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ngành nghề nông nghiệp gắn với tiềm năng, thế mạnh của huyện.
Kết cấu hạ tầng kinh tế đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt theo hƣớng trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên để quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đƣợc hiệu quả thì với cơ sở kinh tế - hạ tầng hiện tại vẫn là một thách thức không nhỏ đối với huyện Krông Ana.
c. Dân số, lao động
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động trong các ngành
Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số dân (ngƣời) 80.644 81.107 82.155 83.090 84.043 85.035 85.224 86.127 Nguồn lao động 40.925 41.283 41.992 42.601 43.702 44.218 45.169 45.647 Nông nghiệp 31.637 31.757 31.658 31.791 31.903 32.279 32.070 32.410 Công nghiệp 4.276 4.388 4.359 4.430 4.501 4.510 4.607 4.610 Dịch vụ 5.012 5.138 5.975 6.380 7.298 7.429 8.492 8.627 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn lao động 50,7 50,9 51,1 51,3 52,0 52,0 53,0 53,0 Nông nghiệp 77,3 76,9 75,4 74,6 73,0 73,0 71,0 71,0 Công nghiệp 10,4 10,6 10,4 10,4 10,3 10,2 10,2 10,1 Dịch vụ 12,2 12,4 14,2 15,0 16,7 16,8 18,8 18,9
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2015)
Tính đến năm 2015 dân số huyện Krông Ana có 86.127 ngƣời, trong đó lao nguồn lao động là 45.647 ngƣời, chiếm 53% dân số. Lao động trong Nông nghiệp có 32.410 ngƣời, chiếm 71% nguồn lao động. Nhƣ vậy ta thấy: Lao động trong khu v ực Nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (71,00%), tuy nhiên, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật khá thấp đây là thách thức và khó khăn cho tiến trình phát triển kinh tế của huyện.
Nguồn lao động của huyện đang trong giai đoạn đáp ứng tốt đối với các nhu cầu về lao động, thậm chí dôi dƣ. Tuy nhiên chất lƣợng, trình độ lao động chƣa cao chƣa đồng đều. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ, nếu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp không hợp lí sẽ không tận dụng đƣợc nguồn lao động hiện tại, thậm chí trong tƣơng lai khi nguồn lao động này đến thời kì già hóa sẽ gặp phải gắng nặng xã hội.